• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI

2.2 Thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty cổ phần Dệt May Huế

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty cổ phần Dệt May Huế

2.2.2.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhà cung cấp của nhà máy may là nơi cung cấp nguyên liệu cho công ty, nhà cung cấp này có thể là những nguyên liệu công ty tự sản xuất, khách hàng cung cấp qua trung gian hay nhập khẩu.

Nguyên liệu đểtạo nên sản phẩm bao gồm vải và phụliệu. Nguyên liệu thường là nhập khẩu và tựsản xuất.

Nguyên liệu nhập khẩu:

- FOB: Công ty mua nguyên liệu ngoài

- CM: Phụliệu khách hàng cung cấp, và công ty gia công

Việc kiểm tra lỗi nguyên liệu chỉ được diễn ra trong 7 ngày từngày nhận hàng.

Nếu hàng vềquá nhiều không thể kiểm tra kiểm soát kịp thời trong thời gian ngắn thì phải làm báo cáo, phản hồi cho phòng kếhoạch thương lượng và giải quyết với khách hàng.

Nguyên liệu tựsản xuất: Nguyên liệu do công ty tựdệt và nhuộm.

Phòng Điều hành: Tuân thủ các quy trình theo hệ thống của Dệt May Huế trong việc thực hiện các bước công việc từ khâu nhận nhập nguyên phụliệu đến khâu xuất hàng từng bước đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Bộ phận phụ liệu: Kiểm tra chất lượng phụ liệu: Phụ liệu đếm được kiểm theo AQL 0,65 và phụliệu không đếm được kiểm 10%. Phát hiện được các dạng lỗi vềphụliệu thông báo đến khách hàng và cảnh báo trước sản xuất. Riêng chất lượng loại phụliệu kết dính không đảm bảo từ đơn hàng FOB cho đến đơn hàng gia công gây khó khăn cho sản xuất trong việc xử lý, chờ thông tin chấp nhận sản xuất từ khách hàng. Sau khi tiến hành kiểm tra phụ liệu, bộ phận phụ liệu tiến hành báo cáo chất lượng phụliệu.

*Biểu đồ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thửnghiệm nguyên phụliệu.

Hình 2.11: Biểu đồthửnghiệm nguyên phụliệu

Bộphận nguyên liệu: Kiểm tra chất lượng 10% / lot, theo tiêu chuẩn 4 điểm.

Các tiêu chí kiểm tra: Chiều dài, khổ vải, khác màu đầu giữa cuối cây, trọng lượng, các dạng lỗi trên cây vải, ánh màu. Kết quảkiểm tra sẽ được tập hợp vào báo cáo tổng hợp ( báo cáo chất lượng nguyên liệu) của từng mã hàng và gửi cho khách hàng để xác nhận mức độ cho sản xuất cấp bù vải thiếu trong cây, Phòng QLCL thực hiện công việc lập định mức và đi sơ cho từng mã hàng, Nhà máy may có thông tin để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau khi tiến hành kiểm tra nguyên liệu, bộphận nguyên liệu tiến hành lập báo cáo chất lượng nguyên liệu.

Tầm quan trọng của công tác kiểm tra nguyên liệu:

- Đáp ứng tiến độ cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất cho 5 Nhà máy may và các đơn vịgia công bên ngoài.

- Phát hiện các dạng lỗi nguyên liệu kịp thời, chính xác để làm việc với khách hàng nhà cung cấp vềviệc bù vải đảm bảo tiến độsản xuất và giao hàng.

Thực trạng của quá trình kiểm tra NPL được CBQL thống kê trong 6 tháng đầu năm 2018:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tiến độ: Tiến độ kiểm tra nguyên liệu không đáp ứng tiến độ vào chuyền của các nhà máy may và tiến độkiểm tra trong vòng 7 ngày theo quyđịnh.

Số lượng lỗi: Không phát hiện đầy đủcác dạng lỗi trong quá trình kiểm tra nguyên liệu.

Thông tin: Giải quyết thông tin chất lượng chưa kịp thời, triệt để. Chuyển tải thông tin chất lượng từtổkiểm tra nguyên liệu -> kho nguyên liệu -> Nhà máy còn chậm trễ, không đầy đủ.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Nguyên liệu vềmuộn, không đồng bộ đặc biệt đơn hàng Hansae, khi vềphải lên chuyền ngay.

85

65

86

75 76

9 12 18 20

10 0

10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

T1 T2 T3 T4 T5

mes

Lô NL kiểm gấp

+ Chất lượng NL của các nhà cungứng ngày càng xấu:

Số lượng các phiếu xửlý không phù hợp từtháng 1- 5/2018 :

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Phòng ĐH May không chủ động được kế hoạch nguyên liệu về nên việc sắp xếp kếhoạch kiểm tra thay đổi liên tục. Một đơn hàng vềnhiều đợt, số lượng đơn hàng cần kiểm tra tăng lên.

+ Các điều kiện ban đầu để kiểm tra nguyên liệu chậm: Thiếu shade band, packing list thiếu, sai, chậm…

- Nguyên nhân chủquan:

+ Một số nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong xửlý công việc, còn chờ đợi vào tổ trưởng.

+ Thiếu sựchủ động trong việc chuyển giao thông tin cho các đơn vịsản xuất.

+ Tỷlệkiểm tra chất lượng các đơn hàng FOB còn thấp 10-20%.

+ Phương pháp làm việc còn cảnểthiếu cương quyết trong khi làm việc với QC khách hàng

Gỉai pháp cải tiến:

Con người: Bổsung thêm nhân sựkiểm tra ánh màu vải, cổvà nhân sựtổng hợp.

Thiết bị: Để đạt tối đa công suất máy kiểm phân công người chuẩn bị vải kiểm, sắp xếp vải sau khi kiểm xong. Những người kiểm vải đứng máy liên tục và ghi chép các điểm lỗi vào báo cáo chi tiết.

Phương pháp: Thống kê năng suất của từng bộ phận kiểm vải, kiểm cổ, đo chiều dài vải, cắt ánh màu , tổng hợp báo cáo… để xây dựng mục tiêu cho từng tổ, từng nhóm.

b) Kiểm tra–kiểm soát chất lượng công đoạn cắt

Tất cảcác khu vực từCắt-May-Hoàn thành đều thực hiện theo SOP (quy trình thực hiện các bước công việc và các tiêu chuẩn áp dụng).

*Khu vưc cắt:

+ Kỹ thuật cắt: Đối chiếu tài liệu, tác nghiệp để cắt kiểm tra sơ đồ, triển khai quy trình Cắt cho từng mã hàng.

+ QC Cắt kiểm tra chất lượng BTP bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm tra thông tin xảvải, chiều trải vải, chiều cao bàn cắt, đo thông sốBTP với tần suất 100% các bàn cắt đo tất cả các chi tiết ở 3 vị trí trên –giữa - dưới dựa theo phiếu công nghệCắt.

+ Bộ phận chuẩn bị kiểm tra 100% chất lượng BTP, thống kê tỷ lệ loại phôi thông báo phòng KH làm việc với khách hàng.

Rủi ro và khó khăn gặp phải:

- Công đoạn cắt phụ thuộc rất nhiều vào những công đoạn chuẩn bị sản xuất của tổ công nghệ như sơ đồ thiết kế, định mức, báo cáo chất lượng nguyên liệu vải, nên không chủ động trong việc kiểm soát chất lượng.

- Khi số lượng đơn hàng nhiều nhưng công nhân bộ phận cắt tại các nhà máy lại hạn chế, dẫn đến tình trạng dây chuyền sản xuất bị ngừng trệ, giảm năng suất lao động.

c) Kiểm tra–kiểm soát chất lượng công đoạn may Công việc kiểm tra, kiểm soát SP may:

Nhân viên P.QLCL may đảm nhận trách nhiệm kiểm tra thông tin bằng cách tiếp nhận thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn kiểm tra đơn hàng thông qua tài liệu khách hàng, thông tin từ các đơn vịliên quan cung cấp (tổcông nghệ).

Kiểm tra chính xác thông tin từ Purchard Order ( đơn đặt hàng), PDM ( tài liệu kỹ thuật), Trim Card ( Bảng nhận dạng nguyên phụ liệu), sản phẩm mẫu, shipping mark (các nội dung bên ngoài thùng), PCN may, PCN hoàn thành, tiêu chuẩn khách hàng, packing list, email thông báo và những tài liệu liên quan, tất cảtài liệu này phải được đóng dấu của phòng QC. Bộ phận kiểm soát chất lượng SP may làm việc trực tiếp với các nhà máy 1,2,3,4 và khách hàng.

Nhiệm vụcủa bộphận kiểm soát chất lượng SP may:

- Kiểm tra, đo lường, xem xét chất lượng, đặc tính cuảSP tại các công đoạn kiểm tra.

- So sánh kết quả với chuẩn mực ban đầu (những chuẩn mực có thể là mẫu, PCN, thông tin đơn hàng,…) đểcó thểkịp thời ngăn chặn những sai sót trong các khâu bị đểtạo ra SP tốt nhất.

*Khu vực may:

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Kỹthuật chuyền triển khai sản xuất :

Tham gia họp mẫu PP nắm bắt thông tin yêu cầu vềkỹthuật chất lượng đểtriển khai sản xuất từng mã hàng, làm mock up cho tất cả các công đoạn trên chuyền may, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu tiên mới thoát chuyền, kiểm tra hướng dẫn các công đoạn may, xửlý và khắc phục lỗi.

+ QC Inline:

Kiểm tra chất lượng các công đoạn trên chuyền may (Traffic light), 2h/lần kiểm tra 5 sản phẩm phát hiện 1 lỗi dán sticker xanh, 2 lỗi sticker vàng, 3 lỗi sticker đỏ, đo thông số2/lần mỗi lần đo 5 sản phẩm. Việc kiểm tra từng công đoạn của QC Inline đã ngặn chặn đươc sựsai hỏng hàng loạt, phát hiện được những công đoạn xảy ra lỗi cao, tập trung bám sát việc khắc phục lỗi đến khi nào không bị lỗi đã khắc phục mới chuyển qua công đoạn tiếp theo. Theo yêu cầu của Khách hàng 1 QC Inline phụtrách 1chuyền. Hiện tại 3 nhà máy 1 QC Inline phụ trách 2 chuyền nên công việc kiểm tra chất lượng các công đoạn vẫn chưa đạt hiệu quả.

+ QC Endline:

Kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm sau may, đo thông số 2h/lần mỗi lần đo 5 sản phẩm loại ra những sản phẩm không đạt trả lại chuyền, thống kê tỷ lệ lỗi trả lại chuyền hàng ngày.

Tỷlệhàng trảlại chuyền được các nhà máy xây dựng như sau:

*May 1, may 2 :

Tỷlệ% lỗi ≤ 5% ởmức xanh.

Tỷlệ% lỗi > 5 %≤ 7% ởmức vàng.

Tỷlệ% lỗi >7%ở mức đỏ

*May 3:

Tỷlệ% lỗi ≤ 3% ởmức xanh.

Tỷlệ% lỗi > 3%≤ 4% ởmức vàng.

Tỷlệ% lỗi > 4%ở mức đỏ.

Dựa trên tỷlệhàng trảlại chuyền được thông kê hàng ngày để các nhà máy tiến hành họp chất lượng hàng tuần, chọn ra các tổ có tỷ lệ lỗi cao nhất để phân tich nguyên nhân đưa ra giải pháp khắc phục phòng ngừa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Rủi ro và khó khăn gặp phải:

Trong quá trình kiểm tra – kiểm soát chất lượng sản phẩm may vẫn còn nhiều sai sót dẫn đến tình trạng chất lượng SP giảm xuống. Nguyên phụliệu khôngổn định, không đảm bảo chất lượng như yêu cầu gây phàn nàn cho khách hàng. Nguyên nhân do bộphận kiểm tra của Công ty còn yếu và thiếu một sốchủng loại NPL chỉ dựa vào kinh nghiệm không có tính khoa học.

+ Tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm tra thông qua bộ phận KCS của Công ty nếu đạt thì thực hiện tiếp các công đoạn tiếp theo, nếu khắc phục được thì sẽtổchức khắc phục nếu không sẽchuyển lại cho bộphận liên quan.

+ Bộphận KCS của Công ty được phổbiến khá cụthểcác yêu cầu tại các khâu.

Nhưng trong quá trình kiểm tra họ thường kiểm tra các khâu cuối cùng nên chỉhạn chế sản phẩm hỏng tại thời điểm này mà không loại trừngay từ đầu.

Một sốhạn chế:

+ Bộ phận KCS được đưa từ công nhân công việc của họ chỉ dựa vào kinh nghiệm chứ chưa được đào tạo chuyên ngành vềQTCL.

+ Không tìm phương pháp khắc phục có hiệu quả khi SP khuyết tật thì cho vào sửa chữa hoặc cho vào phếphẩm.

+ Hoạt động của KCS còn mang tính hư đâu sửa đó.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải có sự tham gia của công nhân nên hiện nay công tác tựkiểm tra của công nhân còn nhiều hạn chế.

Đó chính là những vấn đềcòn hạn chếtrong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng SP maycông ty. Đểthực hiện các mục tiêu cũng như chính sách chất lượng tại Công ty đềra thì phải hoàn thiện công tác quản lý chất lượng những mặt còn hạn chế.

d) Kiểm tra–kiểm soát chất lượng sản phẩm và đóng thùng + QC sauủi:

Kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm sau ủi, đo thông số mỗi size 3 sản phẩm /màu: Kiểm tra các lỗi ngoại quan sauủi, phân loại các dạng lỗi, nếu thuộc lỗi may trả may sữa, thuộc lỗiủi trả ủi.

Tỷlệ% lỗi ủi các nhà máy xây dựng là:≤3%

+ QC đóng kiện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm tra 100% Packing: Kiểm tra quy cách gấp xếp đóng gói, sự đồng nhất của của các loại phụ liệu (nhãn chính, nhãn UPC, hạt size), tỷ lệ đóng gói, đóng thùng.

Không có lỗi packing.

* Bên cạnh việc xây dựng HTQLCL các đơn vịdần kiện toàn phần kiểm soát an toàn sản phẩm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.

+ Kiểm soát độ ẩm môi trường từ kho Nguyên phụ liệu , khu vực Cắt-May-Hoàn Thành- Kho Thành Phẩm.

+ Kiểm soát độ ẩm sản phẩm: Các đơn hàng có thành phần vải cài sợi Spandex, cotton, đều được kiểm tra, kiểm soát độ ẩm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi đóng thùng.

+ Kiểm soát vật sắc nhọn: Được áp dụng tất cả các bộ phận liên quan đến sản xuất bằng cách lập sổ báo cáo theo dõi việc cấp phát vật sắc nhọn hàng ngày, kiểm soát kimởkhu vực may, sản phẩm qua máy dò kim loại ởkhu vực hoàn thành.

Nhìn chung, tất cả các công đoạn sản xuất đều được kiểm tra kiểm soát chất lương từ đơn vị Phòng Điều Hành, các nhà máy May, tuy nhiên khách hàng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nên việc thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao trình độquản lý làđiều kiện cần thiết mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Khó khăn và rủi ro gặp phải:

-Công ty đã gắn kiểm tra thiết bị kiểm tra độ ẩm của phòng để tránh trường hợp sản phẩm bị ẩm mốc trước khi xuất hàng và thực hiện việc đo độ ẩm trong phòng chứa thành phẩm và bán thành phẩm. Mặc dù đã xây dựng các phòng chứa thành phẩm theo yêu cầu và kiểm tra độ ẩm thường xuyên, nhưng sản phẩm vẫn có độ ẩm cao hơn cho phép do các sào treo thành phẩm quá sát nhau và hàng được treo quá nhiều; thành phẩm treo quá sát tường cũng là nguyên nhânảnh hưởng đến sản phẩm.

- Các nhà máy đã thực hiện việc dò tìm kim loại trên sản phẩm bằng cách đưa các sản phẩm này được vào hệthống máy dò tìm kim loại nhằm đảm bảo không có sản phẩm nhiễm kim loại xuất sang thị trường nước ngoài. Hạn chế của quá trình này là công nhân chưa biết được cách sử dụng thành thạo máy dò kim loại, dẫn đến điều chỉnh không đúng với yêu cầu của từng nhóm sản phẩm. Đồng thời, trong quá trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

kiểm soát không ghi lại kết quảkiểm tra và chưa đưa ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa mà rủi ro có thểxảy ra trong quá trình kiểm soát.