• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh HUẾ

2.1.4. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Huế

Từ năm 2014-2016 doanh thu của NH luôn tăng. Có được kết quả này là do các nguyên nhân: Một là trong thời gian qua nguồn vốn NH không ngừng tăng lên đã tạo điều kiện cho NH đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế; Hai là lượng khách hàng dồi dào (trên 3 ngàn), khá trung thành với Ngân hàng; Ba là NH mở rộng mạng lưới đến tận các huyện, thị xã trong tỉnh; Bốn là NH có đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình hướng dẫn cũng như giải thích những thắc mắc của KH, gần gủi với người dân tại các địa bàn hoạt động. Năm là NH đã có những sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp và đáp ứng hơn nhu cầu của khách hang, đặc biệt là sản phẩm cho vay tiêu dùng trả góp với thời hạn, hạn mức, lãi suất cho vay rât phù hợp với khách hàng.

Vì thế thu hút được người dân vay cũng như gửi tiền, từ đó góp phần làm tăng thu nhập của NH, từ năm 2014 đến năm 2015 tăng 16,86%, từ năm 2015 đến năm 2016 tăng 52,14%.

Tương ứng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng đều qua các năm.

Tăng mạnh nhất vào năm 2016, tăng 12.376 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng là 46,76%. Giải thích cho sự tăng lên này là do: Thứ nhất, NH muốn đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế nên đã tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi của dân cư; Thứ hai, NH đã đầu tư đào tạo cán bộ, nhân viên, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ KH cũng như hoạt động của NH được tốt hơn. Thứ ba, ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào việc hợp tác với các công ty lớn để trả lương qua ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho vay đối với các cán bộ, nhân viên của công ty đó, nhằm giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.Vì thế chi phí của NH đã không ngừng tăng lên qua các năm.

Cũng như thu nhập và chi phí, lợi nhuận ròng luôn tăng trưởng qua các năm.

Năm 2014, lợi nhuận ròng là 781 triệu đồng (đây là một con số lợi nhuận tương đối thấp) đến năm 2015 là 2.734 triệu đồng tăng khoảng 1.953 triệu đồng tương đương 250,06% so với năm 2014. Lợi nhuận tăng vượt bậc do ngân hàng mở thêm chi nhánh.

Một nguyên nhân khác là năm 2014 doanh thu 25.855 triệu nhưng chi phí lại cao 24.784 chiếm 95,86% so với doanh thu (vì năm này Techcombank Huế đang định hướng lại hướng đi của mình, thay đổi trụ sở chính sang 24 Lý Thường Kiệt nên chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu), trong đó năm 2015 doanh thu là 30.213 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhưng chi phí là 26.469 triệu đồng, chiếm 87,61% so với doanh thu. Năm 2015, là một năm tương đối thành công đối với Techcombank Huế, khi doanh thu 45.967 triệu đồng, chi phí là 38.845 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là 5.165 triệu đồng ( tăng gấp 6,6 lần so với năm 2014), đó là một chạy đà tốt cho những định hướng những năm tới, đặc biệt năm 2016, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Techcombank Huế là 9.000 triệu đồng. Ngoài ra hơn 8 năm hoạt động, NH Techcombank Huế đã tạo được uy tín trong lòng khách hàng nên thu hút được người dân gửi và vay tiền, cũng như có thêm nhiều khiều khoản đầu tư khác.

Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chiều hướng gia tăng qua các năm. Để thích ứng với tình hình chung, Ngân hàng Techcombank đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động của ngân hàng phù hợp với định hướng chung của ngành, đặc biệt là kiểm soát rất chặt chẽ đối với cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, góp phần kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã ưu tiên thực hiện và theo những quy định của Techcombank đề ra, nhằm hạn chế rủi ro và đem lại lợi ích tốt nhất cho cả khách hàng và chính doanh nghiệp Techcombank.

b. Tình hình huy động vốn của Techcombank Huế (2014-2016)

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của tất cả các ngân hàng nói chung cũng như Techcombank Huế nói riêng. Quy mô vốn huy động càng lớn thì khả năng hoạt động càng lớn. Chính vì vậy, đối với Techcombank Huế công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh. Bằng uy tín và vị thế của mình, Chi nhánh đã biết tận dụng và khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế với các giải pháp huy động hiệu quả như lãi suất tiền gửi hấp dẫn, cung cấp thêm nhiều tiện ích cho khách hàng khi gửi tiền, khuyến mãi, huy động tiết kiệm dự thưởng…Bằng nhiều biện pháp đã triển khai, công tác huy động vốn của Techcombank Huế qua ba năm 2014, 2015, 2016 đã đạt được những kết quả sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại Techcombank qua 3 năm (2014-2016) Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Tổ chức kinh tế 34.012 66.875 75.327 32.863 96,62 8.452 11,22 Dân cư 166.700 176.802 194.618 10.102 6,06 17.816 9,15 Tiền gửi huy động 200.712 243.677 269.945 42.965 21,41 26.268 9,73

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Techcombank Huế

Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn tại Techcombank qua 3 năm (2014-2016) Qua biểu đồ nhận thấy tổng nguồn vốn huy động qua ba năm có xu hướng tăng rõ rệt, cụ thể năm 2015 tổng nguồn vốn huy động là 243.677 triệu đồng tăng 42.965 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng tang 21,41%. Năm 2016 tổng nguồn vốn huy động là 269.945 triệu đồng tăng 26.268 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 9,73% Điều đó cho thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng tương đối chậm trong năm 2016 so với năm 2015.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

Tổ chức kinh tế Dân cư Tiền gửi huy động

2014 2015 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn huy động từ tiền gửi cá nhân tăng trưởngcụ thể như sau: năm 2015 đạt 176.802 triệu đồng tăng 10.102 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 6,06% . Năm 2016 đạt 194.618 triệu đồng tăng 17.816 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 9,15%.

Đối với tiền gửi huy động của các tổ chức kinh tế cũng có sự tăng trưởng tốt trong năm 2015, cụ thể năm 2015 tiền gửi huy động tổ chức kinh tế đạt 66.875 triệu đồng, tăng 32.863 triệu đồng, tương ứng 96,62% so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng đã giảm xuống khi chỉ tăng lên 8.452 triệu đồng, tương ứng 11,22% so với năm 2015.

Để đạt được sự tăng trưởng này Techcombank Huế đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các sản phẩm về huy động vốn của Techcombank trong từng thời kỳ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn từ các thành phần dân cư là nguồn. Đặc biệt là tạo mối quan hệ đối với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng tỷ lệ huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ huy động vốn giữa tổ chức kinh tế và dân cư của Techcombank (2014-2016)

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, cá nhân chiếm phẩn lớn so với các tổ chức kinh tế, nhưng tỷ lệ này qua các năm có sự biến động như sau: Tiền gửi cá nhân trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ năm 2014 đến năm 2016 giảm từ 83% xuống còn 72%, trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng từ 17% lên 28% trong cơ cấu

4 5 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG