• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Biểu 1: Vốn điều lệ của Techcombank

tỷ đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

MobiPay, SMS, qua đó, tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Việc mở rộng mạng lưới phù hợp với xu thế chung giúp Techcombank kịp thời nắm bắt thời cơ thị trường và tận dụng được ưu thế cạnh tranh trước thời điểm các ngân hàng nước ngoài phát triển toàn diện các nghiệp vụ tại Việt Nam.

Trong năm những năm qua, các chương trình hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật với HSBC, Techcombank cũng đã tiếp nhận các chuyên gia từ HSBC vào hoạt động trực tiếp như cán bộ của Techcombank. Các chuyên gia này đã được bổ nhiệm vào các vị trí điều hành chủ chốt và tiếp nhận chuyên gia tư vấn cho mảng quản trị hệ thống thông tin. Các chương trình hỗ trợ cùng sự đóng góp trực tiếp của các cán bộ người nước ngoài này đã bước đầu khẳng định các giá trị đóp góp của mình vào các hoạt động của ngân hàng và đem lại những kết quả tích cực.

Trong thời buổi thị trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các dịch vụ NH, các NH nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có cơ hội hơn trng việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Đây chính là động lực thúc đẩy các NH Việt Nam, trong đó có NH Techcombank nói chung và Techcombank Huế nói riêng phải tự hoàn thiện, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình dộ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ NH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ năm 2014-2016 doanh thu của NH luôn tăng. Có được kết quả này là do các nguyên nhân: Một là trong thời gian qua nguồn vốn NH không ngừng tăng lên đã tạo điều kiện cho NH đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế; Hai là lượng khách hàng dồi dào (trên 3 ngàn), khá trung thành với Ngân hàng; Ba là NH mở rộng mạng lưới đến tận các huyện, thị xã trong tỉnh; Bốn là NH có đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình hướng dẫn cũng như giải thích những thắc mắc của KH, gần gủi với người dân tại các địa bàn hoạt động. Năm là NH đã có những sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp và đáp ứng hơn nhu cầu của khách hang, đặc biệt là sản phẩm cho vay tiêu dùng trả góp với thời hạn, hạn mức, lãi suất cho vay rât phù hợp với khách hàng.

Vì thế thu hút được người dân vay cũng như gửi tiền, từ đó góp phần làm tăng thu nhập của NH, từ năm 2014 đến năm 2015 tăng 16,86%, từ năm 2015 đến năm 2016 tăng 52,14%.

Tương ứng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng đều qua các năm.

Tăng mạnh nhất vào năm 2016, tăng 12.376 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng là 46,76%. Giải thích cho sự tăng lên này là do: Thứ nhất, NH muốn đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế nên đã tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi của dân cư; Thứ hai, NH đã đầu tư đào tạo cán bộ, nhân viên, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ KH cũng như hoạt động của NH được tốt hơn. Thứ ba, ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào việc hợp tác với các công ty lớn để trả lương qua ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho vay đối với các cán bộ, nhân viên của công ty đó, nhằm giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.Vì thế chi phí của NH đã không ngừng tăng lên qua các năm.

Cũng như thu nhập và chi phí, lợi nhuận ròng luôn tăng trưởng qua các năm.

Năm 2014, lợi nhuận ròng là 781 triệu đồng (đây là một con số lợi nhuận tương đối thấp) đến năm 2015 là 2.734 triệu đồng tăng khoảng 1.953 triệu đồng tương đương 250,06% so với năm 2014. Lợi nhuận tăng vượt bậc do ngân hàng mở thêm chi nhánh.

Một nguyên nhân khác là năm 2014 doanh thu 25.855 triệu nhưng chi phí lại cao 24.784 chiếm 95,86% so với doanh thu (vì năm này Techcombank Huế đang định hướng lại hướng đi của mình, thay đổi trụ sở chính sang 24 Lý Thường Kiệt nên chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu), trong đó năm 2015 doanh thu là 30.213 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhưng chi phí là 26.469 triệu đồng, chiếm 87,61% so với doanh thu. Năm 2015, là một năm tương đối thành công đối với Techcombank Huế, khi doanh thu 45.967 triệu đồng, chi phí là 38.845 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là 5.165 triệu đồng ( tăng gấp 6,6 lần so với năm 2014), đó là một chạy đà tốt cho những định hướng những năm tới, đặc biệt năm 2016, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Techcombank Huế là 9.000 triệu đồng. Ngoài ra hơn 8 năm hoạt động, NH Techcombank Huế đã tạo được uy tín trong lòng khách hàng nên thu hút được người dân gửi và vay tiền, cũng như có thêm nhiều khiều khoản đầu tư khác.

Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chiều hướng gia tăng qua các năm. Để thích ứng với tình hình chung, Ngân hàng Techcombank đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động của ngân hàng phù hợp với định hướng chung của ngành, đặc biệt là kiểm soát rất chặt chẽ đối với cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, góp phần kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã ưu tiên thực hiện và theo những quy định của Techcombank đề ra, nhằm hạn chế rủi ro và đem lại lợi ích tốt nhất cho cả khách hàng và chính doanh nghiệp Techcombank.

b. Tình hình huy động vốn của Techcombank Huế (2014-2016)

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của tất cả các ngân hàng nói chung cũng như Techcombank Huế nói riêng. Quy mô vốn huy động càng lớn thì khả năng hoạt động càng lớn. Chính vì vậy, đối với Techcombank Huế công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh. Bằng uy tín và vị thế của mình, Chi nhánh đã biết tận dụng và khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế với các giải pháp huy động hiệu quả như lãi suất tiền gửi hấp dẫn, cung cấp thêm nhiều tiện ích cho khách hàng khi gửi tiền, khuyến mãi, huy động tiết kiệm dự thưởng…Bằng nhiều biện pháp đã triển khai, công tác huy động vốn của Techcombank Huế qua ba năm 2014, 2015, 2016 đã đạt được những kết quả sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại Techcombank qua 3 năm (2014-2016) Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Tổ chức kinh tế 34.012 66.875 75.327 32.863 96,62 8.452 11,22 Dân cư 166.700 176.802 194.618 10.102 6,06 17.816 9,15 Tiền gửi huy động 200.712 243.677 269.945 42.965 21,41 26.268 9,73

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Techcombank Huế

Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn tại Techcombank qua 3 năm (2014-2016) Qua biểu đồ nhận thấy tổng nguồn vốn huy động qua ba năm có xu hướng tăng rõ rệt, cụ thể năm 2015 tổng nguồn vốn huy động là 243.677 triệu đồng tăng 42.965 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng tang 21,41%. Năm 2016 tổng nguồn vốn huy động là 269.945 triệu đồng tăng 26.268 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 9,73% Điều đó cho thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng tương đối chậm trong năm 2016 so với năm 2015.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

Tổ chức kinh tế Dân cư Tiền gửi huy động

2014 2015 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn huy động từ tiền gửi cá nhân tăng trưởngcụ thể như sau: năm 2015 đạt 176.802 triệu đồng tăng 10.102 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 6,06% . Năm 2016 đạt 194.618 triệu đồng tăng 17.816 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 9,15%.

Đối với tiền gửi huy động của các tổ chức kinh tế cũng có sự tăng trưởng tốt trong năm 2015, cụ thể năm 2015 tiền gửi huy động tổ chức kinh tế đạt 66.875 triệu đồng, tăng 32.863 triệu đồng, tương ứng 96,62% so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng đã giảm xuống khi chỉ tăng lên 8.452 triệu đồng, tương ứng 11,22% so với năm 2015.

Để đạt được sự tăng trưởng này Techcombank Huế đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các sản phẩm về huy động vốn của Techcombank trong từng thời kỳ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn từ các thành phần dân cư là nguồn. Đặc biệt là tạo mối quan hệ đối với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng tỷ lệ huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ huy động vốn giữa tổ chức kinh tế và dân cư của Techcombank (2014-2016)

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, cá nhân chiếm phẩn lớn so với các tổ chức kinh tế, nhưng tỷ lệ này qua các năm có sự biến động như sau: Tiền gửi cá nhân trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ năm 2014 đến năm 2016 giảm từ 83% xuống còn 72%, trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng từ 17% lên 28% trong cơ cấu

4 5 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG

 Hạn mức sử dụng thẻ thanh toán của Techcombank.

Bảng 3: Hạn mức sử dụng thẻ thanh toán

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Thẻ

F@stAccess

Thẻ Techcombank Visa Hạng chuẩn Hạng vàng Tổng hạn mức giao dịch Không quy định Không quy

định

Không quy định

Hạn mức rút tiền tại ATM/ngày 50 70 70

Hạn mức giao dịch qua POS/ngày 50 100 150

Hạn mức thanh

toán qua Internet/ngày

20 40 40

Hạn mức chuyển tiền qua máy ATM/ngày

50 50 100

Thời hạn hiệu lực thẻ 10 năm 10 năm 10 năm

(Nguồn: Techcombank) 2.2.1.2. Thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ tín dụng quốc tế do Techcombank phát hành với hai thương hiệu hàng đầu thế giới là Visa và MasterCard được sử dụng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với hạn mức chi tiêu phụ thuộc vào uy tín khách hàng hoặc tài sản đảm bảo. Ngoài ra có thể rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc các đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt có biểu tượng Visa và MasterCard.

 Tiện ích của thẻ tín dụng Techcombank:

 Nhỏ gọn, tiện lợi, an toàn

 Khách hàng được hưởng các ưu đãi chiết khấu đặc biệt khi mua sắm tại các đối tác của Techcombank.

 Sử dụng để mua sắm với tối đa 45 ngày miễn lãi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các thương hiệu thẻ đang lưu hành

2.2.1.3.Thẻ đồng thương hiệu

 Các thương hiệu thẻ đang lưu hành

- Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum – tận hưởng cuộc sống trong từng khoảnh khắc.

Platinum

(HMTD từ 90 triệu trở lên)

Gold

(HMTD từ 50 triệu trở lên)

Dream Card

(HMTD từ 1 đến 30 triệu) Classic

(HMTD từ 10 tới dưới 15 triệu trở lên)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Áp dụng đối với các khách hàng đang là hội viên Titan của chương trình Bông Sen Vàng (GLP)-Vietnam Airlines, có tổng doanh số chi tiêu trong 3 tháng liên tiếp tối thiểu 120 triệu đồng và không nợ quá hạn. Với các điều kiện kể trên, khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi như : làm thủ tục tại quầy hạng thương gia, tặng thêm 10% dặm GLP khi bay cùng Vietnam Airlines, hành lí quá cân 10kg, ưu tiên lên máy bay và xếp chỗ trong trường hợp máy bay trễ chuyến, tích dặm đổi quà và các ưu đãi tiện ích khác của thẻ Techcombnak Visa Platinum.

- Vincom Loyalty Visa Debit: thẻ khách hàng thân thiết, tích điểm khi mua sắm tại trung tâm thương mại VIncom Mega Mall Royal City tích hợp tính năng thanh toán quốc tế.

Miễn phí mở thẻ và phí thường niên năm đầu tiên. Tích hợp tính năng thanh toán quốc tế ưu đãi tại hơn 10.000 điểm Techcombank Smile với ưu đãi chiết khấu lên đến 50%.

2.2.2. Kết quả kinh doanh thẻ tại Techcombank Huế

thẻ quốc tế Visa trao tặng các giải thưởng: Top 3 ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ Visa Debit lớn nhất thị trường, Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ Visa Credit lớn nhất thị trường và Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ Visa lớn nhất năm 2015. Techcombank đã có những sự nỗ lực vượt trội nhằm tăng trưởng tình hình kinh doanh thẻ. Đồng thời vào năm 2016, Techcombank vươn lê vị trí thứ 2 chỉ sau Vietcombank về doanh số chi tiêu qua thẻ ghi nợ, và dẫn đầu thị trường về thẻ đồng thương hiệu.

Bảng 4: Số lƣợng thẻ phát hành tại Techcombank Huế

2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 (%)

So sánh 2016/2015 (%)

Tổng số thẻ phát hành 1128 2764 3997 245,04% 144,61%

Tổng số thẻ đã hủy 23 207 313 900% 151,21%

Thẻ tín dụng 113 174 225 153,98% 129,31%

Thẻ thanh toán quốc tế 164 205 246 125% 120%

Thẻ thanh toán nội địa 851 2385 3592 280,26% 150,61%

(Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng Techcombank Huế) Có thể nhận thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank Chi nhánh Huế trong 3 năm gần đây nhất. Tính đến cuối năm 2016, Techcombank Huế đã phát hành 3997 thẻ, tăng trưởng 353,34% so với năm 2014.

Theo đó, lượng thẻ hủy cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2015 lượng thẻ hủy đã tăng lên rất nhiều so với năm 2014, tuy nhiên chỉ chiếm 7,5% trên tổng lượng thẻ phát hành của năm 2014. Điều này đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng đã có những bước phát triển vượt trội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu 5: Số lượng thẻ phát hành tại Techcombank Huế

Nhìn chung, lượng thẻ thanh toán nội địa được phát hành hằng năm chiếm một lượng lớn trong tổng số thẻ được phát hành ( trên 75%) tại Techcombank Huế do quy trình phát hành đơn giản và chi phí đăng kí, lưu trữ thấp. Có thể nhận thấy sự tăng trưởng vượt bậc của loại thẻ này trong giai đoạn 2014-2016. Bên cạnh đó, lượng thẻ tín dụng quốc tế cũng có sự tăng trưởng đầy triển vọng. Cụ thể, mặc dù vào năm 2014 và 2015 cũng đóng góp khoảng 7% vào tổng số thẻ phát hành, tuy nhiên, vào giai đoạn này chủ yếu phát hành loại thẻ Dream Card với hạn mức tín dụng thấp và khách hàng chủ yếu là đối tượng công nhân, với nhu cầu thanh toán qua loại thẻ này chưa cao, chủ yếu để rút tiền mặt. Tuy nhiên đến năm 2016, với chiến lược bán hàng mới, lượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp tăng lên rõ rệt, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Cuối cùng, đối với loại thẻ thanh toán quốc tế, do nhu cầu đi du lịch và làm việc nước ngoài tăng lên, nhu cầu phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng tăng trưởng đều đặn.

2.2.2.2 Mạng lưới ATM

Mặc dù hiện tại số lượng phòng giao dịch của Techcombank tại Huế đã được giảm xuống còn 2 điểm, để tăng hiệu quả và chất lượng dịch vụ cao hơn trước. Số lượng ATM vẫn duy trì, để phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hiện tại

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

2014 2015 2016

Thẻ thanh toán nội địa Thẻ thanh toán quốc tế Thẻ tín dụng quốc tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

với 7 điểm ATM, Techcombank vẫn hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt mọi thời điểm của người dân. Kể cả trong các dịp lễ, tết hay thời điểm cao điểm đổ lương của các công ty lớn trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3. TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN

Hoạt động phát hành thẻ tại Techcombank đang tồn tại một số rủi ro trong đó giả mạo trong phát hành thẻ là chủ yếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: Doanh số gian lận và tỷ lệ gian lận thẻ do Techcombank phát hành

(Đơn vị: Doanh số gian lận: USD, Tỷ lệ gian lận/doanh số:%) Chỉ tiêu Q1/2015 Q2/2015 Q3/2015 Q4/2015 Q1/2016 Q2/2016 Q3/2016 Q4/2016 Giả mạo thẻ

trên thế giới 1,328,213,534 1,366,584,162 1,483,961,628 1,566,340,440 1,473,821,758 1,448,727,900 1,419,929,153 1,447,583,723 Giả mạo thẻ

NHVN phát hành

156,584 43,991 40,534 7,452 77,897 50,922 57,947 68,175

Giả mạo thẻ

TCB 29,926 9,967 7,483 10,124 10,989 7,259 8,514 11,248

Tỷ lệ

TCB/NHVN 19,1 22,7 18,5 13,24 14,1 14,2 14,7 16,5

Nguồn:Báo cáo RADAR của Tổ chức thẻ Visa và chương trình Fraud Reporter của tổ chức thẻ Master

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu 6: Doanh số gian lận thẻ do Techcombank phát hành năm 2015-2016