• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung tình hình công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Khách sạn

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

2.6 Đánh giá chung tình hình công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Khách sạn

Trong những năm qua khách sạn Brilliant Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cho nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện chất lượng lao động cho khách sạn. Bên cạnh những thành công đạt được thì khách sạn vẫn còn những hạn chếtrong công tác tổchức và thực hiện, kết quả đạt được chưa cao. Và để tăng cường hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn trong thời gian tới cần xem xét những mặt ưu, nhược điểm để đưa ra những giải pháp thích hợp và kịp thời.

25,83%

74,17%

Nhận xét về chương trình đào tạo

Không hài lòng Hài lòng

Trường Đại học Kinh tế Huế

95

2.6.1. Những kết quả đạt được

Thành công trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sựcốgắng và hợp tác của ban lãnh đạo và tất cả các nhân viên trong khách sạn. Qua phân tích so sánh số liệu của công tác đào tạo và phát triển nhân lực của khách sạn Brilliant từ năm 2017 đến năm 2019, ta nhận được một sốkết quảsau:

Các chương trìnhđào tạo đào tạo của khách sạn đãđáp ứng nhu cầu của nhân viên, đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụcủa nhân viên được cải thiện đáng kể. Nhân viên trong khách sạn được rèn luyện, trau dồi, và tích lũy được những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ. Đến nay, chất lượng đội ngũ lao động được tăng lên đáng kể, hầu hết các nhân viên đều nắm được các nghiệp vụ cơ bản của bộphận mình làm việc. Ngoài ra, còn được nâng cao về trình độngoại ngữ, khả năng giao tiếp, văn hóa, tác phong, ý thức làm việc đều có hiệu quảtốt.

Thông qua các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, khách sạn đã cung cấp cho khách hàng những dịch vụngày càng có chất lượng bằng sựchuyên nghiệp, nhiệt tình và thấu hiểu khách hàng của đội ngũ nhân viên, tạo được niềm tin cho khách hàng.

Khách sạn luôn tạo điều kiện tốt nhất nhất để toàn nhân viên đều có thể tham gia các chương trình đào tạo của khách sạn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất đã được đầu tư kĩ lưỡng,địa điểm tổchức và giáo viên đào tạo cũngkhiến cho nhân viên rất hài lòng .

Về quản lý đào tạo nguồn nhân lực: Đã xây dựng được một hệthống quy trình đào tạo và các văn bản chính sách phục vụ cho đào tạo chi tiết, cụ thể và ngày càng hoàn thiện. Đội ngũ cán bộcông nhân viên phòng Kếhoạch tổchức có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong làm việc.

Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực của năm sau luôn cao hơn năm trước đã tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cải thiện hơn, nhân viên không phải đóng phí khi tham gia chương trình đào tạo của khách sạn. Nhiều chương trình đào tạo được tổchức cho nhân viên và các cấp quản lí. Giúp nhân viên hiểu rõ các nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, tiếp thu kiến thức nhanh chóng.

2.6.2. Những tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn Brilliant Đà Nẵng cũng còn những mặt hạn chế:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phương pháp giảng dạy chưa có nhiều sự đổi mới, còn mang tính rập khuôn và truyền thống dẫn đến hiệu quảcác lớp học chưa cao, chưa thực sự thu hút được sựhứng thú tham gia của nhân viên, chưa kích thích được sự hăng say học tập.

- Về phía cán bộ nhân viên được đào tạo thì chưa nhận thức được hết ý nghĩa của công tác đào tạo và phát triển, nâng cao kiến thức, trình độ cho bản thân. Hằng năm chỉ tiêu thực hiện tham gia đào tạo của cán bộ công nhân viên luôn giảm so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy tính tự giác và tinh thần tự giác của cán bộ công nhân viên còn rất thấp đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho chính bản thân họ, gây lãng phí nhân tài, thời gian và tiền bạc của khách sạn.

- Phương pháp đào tạo chưa đa dạng. Hình thức đào tạo kèm cặp tại chỗ, đào tạo trực tiếp chủ yếu sử dụng nhân viên tại khách sạn là giáo viên hướng dẫn, mặc dù có nghiệp vụ chuyên môn cao nhưng khả năng sư phạm, khả năng truyền đạt đến người học không có nên cản trởkhả năng tiếp thu của người học.

- Chương trình đánh giá sau đào tạo chưa được chặt chẽ, độ chính xác chưa cao, thiếu sựcông bằng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

97

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ