• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về phát triển du lịch của huyện A Lưới

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI,

2.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch của huyện A Lưới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài nguyên du lịch ở huyện A Lưới đang từng bước được khai thác có hiệu quả. Nhiều loại hình du lịch thân thiện với môi trường và có tính bền vững cao như:

du lịch sinh thái, du lịch kết hợp với nghiên cứu, du lịch làng bản các dân tộc ít người, đi bộ ngắm cảnh, du lịch hang động, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa -lịch sử,... được hình thành.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư và đang trong quá trình hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch. Số lượng các cơ sở lưu trú tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân giaiđoạn 2015-2017 là 11,82%/năm. Số lượng các cơ sở kinh doanh ăn uống tăng khá nhanh qua các năm với tốc độ tăng bình quân giaiđoạn 2015-2017 là 14,00%/năm.

Trong những năm qua, UBND huyện A Lưới đã phối hợp với các sở, ban, ngành huy động nhiều nguồn lực, sửdụng nhiều phương thức, triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá hìnhảnh du lịch của huyện.

Từ năm 2012 – 2017, lượt khách và doanh thu đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Kết cấu hạtầng và cơ sởvật chất phục vụdu lịch được đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài huyện, đồng thời đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Tổng lượt khách tham quan du lịch ước đạt khoảng 87.500 lượt (trong đó tổng lượng khách quốc tế khoảng 11.000 lượt và khách nội địađạt khoảng 74.500 lượt), tổng doanh thu ước đạt khoảng 37 tỷ.

Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 100 lao động thường xuyên với mức lương 2,5 –3,5 triệu/người/tháng. Du lịch tại huyện A Lưới mang lại thu nhập ngày một lớn cho địa phương, đóng góp khoảng không nhỏ trong tổng GRDP của huyện A Lưới.

Tình hình an ninh trật tự tại các tuyến, điểm du lịch được giữ vững. Nạn ăn xin, chèo kéo khách, cò mồi,… hầu như không có ởhuyện A Lưới.

Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản; khôi phục lễhội, làng nghềtruyền thống tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Lối sống truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương vẫn được giữ gìn, các

Trường Đại học Kinh tế Huế

sinh hoạt văn hóa truyền thống như các lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được giữ vững và không bị thương mại hóa.

Công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã được quan tâm đúng mức, số lượng các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép bị xử lý có xu hướng giảm; công tác chăm sóc, cứu hộ động thực vật hoang dãđược thực hiện tốt, cơ bản khắc phục được tình trạng giảm sút về số loài và chất lượng các loài động, thực vậtở địa phươnghuyện.

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

- Chưa có quy hoạch chung, thống nhất ở các huyện lân cận và cả cấp khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh còn bị động và thiếu đồng bộ.

- Quá trình phát triển kinh tế nhất là lĩnh vực phát triển thủy điện, sản xuất công nghiệp, kinh tế trang trại…gây ra những xung đột về lợi ích, đồng thời làm cho tài nguyên và mội trường du lịch của vùng dân tộc thiểu sốbịsuy thoái.

- Tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng mức, chưa có chiến lược phát triển du lịch dài hạn. Công tác tuyên truyền quảng bá vềdu lịch của vùng chưa thật sự hiệu quả; các hoạt động bổ trợ cho du lịch như cung cấp thông tin vềcác dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai một cách thường xuyên, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp chú trọng hơn đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Hiệu quảkinh doanh du lịch chưa cao, thị trường du lịch nhỏhẹp, thiếu các tour hấp dẫn khách du lịch. Hoạt động kinh doanh lữ hành còn yếu, chưa gắn kết được với các hoạt động kinh, doanh dịch vụ với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục thể thao, vui chơi, giải trí làm tăng tính hấp dẫn đối với khách du lịch. Đầu tư cho phát triển hạtầng du lịch còn ít và dàn trải do nguồn thu ngân sách còn thấp.

- Tiềm năng, thế mạnh vềdu lịch thì rất lớn, nhưng vẫn chưa khai thác được bao nhiêu.

- Nhu cầu về sản phẩm du lịch thì đa dạng với chất lượng cao nhưng năng lực đáp ứng còn khiêm tốn. Khách sạn, nhà hàngởvùng dân tộc thiểu sốchất lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

không cao, tính chuyên nghiệp trong phục vụ còn hạn chế. Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch về chủng loại các sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại địa phương để làm quà lưu niệm không phong phú, đa dạng, chất lượng kém.

- Trình độ phát triển nguồn nhân lực nhìn chung thấp, đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụdu lịch. Lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, du lịch chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Quy mô và hiệu quảcủa hoạt động du lịch chưa tương xứng với vai trò mũi nhọn và động lực cho phát triển các ngành kinh tếkhác.

- Thiếu nhận thức hoặc thiếu quan tâm về phát triển du lịch bền vững.

- Các hoạt động chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp đang là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn tài nguyên rừng.

- Việc liên kết giữa các điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh khu vực Miền Trung -Tây Nguyên để tổ chức các tour du lịch còn hạn chế.

Trường Đại học Kinh tế Huế