• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp phát triển du lịch về kinh tế

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch của huyện A Lưới

3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch về kinh tế

khai thác các tiềm năng du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch cần chú ý đến công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy những giá trị của tài nguyên thiên nhiên, môi trường cũng như các tài nguyên có giá trị nhân văn, văn hóa vàlịch sử.

3.1.3.8. Nâng cao chất lượng cuc sng cho cộng đồng địa phương

Mục đích sau cùng của phát triển du lịch cũng là phục vụ cho sựphát triển kinh tế - xã hội, cho sự phát triển của con người. Vì thế, phát triển du lịch phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cho cộng đồng dân tộc thiểu sốcủa địa phương thông qua việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, thu hút du khách, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, phát triển các làng nghề truyền thống, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.2. Một sốgiải pháp phát triển du lịch của huyện A Lưới

- Việc phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng phải được tiến hành dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường và Quy hoạch phát triển Du lịch bền vững khu huyện A Lưới nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc xây dựng đến động vật hoang dã và hệ sinh thái tự nhiên. Nên sử dụng các vật liệu sẵn có thân thiện với môi trường, phong cách kiến trúc phải hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa của địa phương.

- Các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào phát triển du lịch ở A Lưới phải ký cam kết bằng hợp đồng vềtrách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan, khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững của nhà đầu tư đối với huyện.

3.2.1.2. Gii pháp về cơ chếchính sách

Thực tế cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế chính sách đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, của các ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch. Để đảm bảo sựphát triển du lịch A Lưới trong giai đoạn mới, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới xin ý kiến tỉnh, chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách như sau:

- Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi về đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là các dự án đầu tư kinh doanh du lịch ở những nơi cơ sở hạ tầng và kinh tếdu lịch chưa phát triển. Một số chính sách có thể áp dụng như miễn giảm thuế, cho chậm nộp thuế, chính sách giá điện nước riêng, tăng thời gian cho vay vốn ngân hàng,… Có thểáp dụng chính sách khuyến khích huy động nguồn vốn tựtích luỹ, cho phép các doanh nghiệp sửdụng doanh thu du lịch tái đầu tư phát triển trong thời gian khoảng 3 đến 5 năm. Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư cho du lịch như hiện nay, đây là giải pháp tích cực và tương đối hiệu quả đểhuy động vốn đầu tư. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu xây dựng và đềxuất Chính phủcho phép áp dụng các cơ chếchính sách giảm thuếnhập khẩu đối với một sốloại tư liệu sản xuất trong lĩnh vực du lịch - khách sạn mà trong nước chưa sản xuất được như các thiết bị vui chơi giải trí, máy bảo quản và chế biến thực phẩm, các thùng bán nước giải khát tự động, các phương tiện vận chuyển chuyên dụng,… Đặc biệt các

Trường Đại học Kinh tế Huế

thiết bị sử dụng công nghệ, năng lượng thân thiện với môi trường, vì đây là được coi là những tư liệu sản xuất trong ngành du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao phục vụnhu cầu ngày càng cao cho du khách.

- Hỗtrợ, ưu đãi vềthuế đất cho các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các dựán du lịch có quy mô lớn vềvốn đầu tư, hoặc các khu vực ưu tiên đầu tư hoặc các dự án có chính sách hỗ trợ cộng đồng tốt. Các chính sách này bao gồm miễn, giảm tiền thuê mướn đất, thành phốhỗtrợ công tác đền bù, giải tỏa, hỗtrợhạtầng,…

- Cần sớm xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật vềdu lịch như quy chế phối hợp trong quản lý các khu, điểm du lịch; quy hoạch hệthống các điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, các khu vui chơi giải trí,… nhằm tạo một cơ sởpháp lý thuận lợi hơn để khuyến khích đầu tư và mở rộng phát triển du lịch trên địa bàn.

3.2.1.3. Qun lý nhà nước vdu lch

Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030. Đề án phát triển du lịch huyện A Lưới đến 2020.

Sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh cải cách hành chính trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý du lịch, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch.

Quản lý chặc chẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch và chỉ cho phép đầu tư khi đã có quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong quá trình quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, lập các dựán khả thi đầu tư phát triển du lịch cần có sựhợp tác chặc chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch với các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan, chính quyền và cộng đồng địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đối với các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch đặc biệt là các cơ sở lưu trú và ăn uống, thành lập đoàn kiểm tra vệsinh an toàn thực phẩm và giá cả trên địa bàn, bắt buộc tất cả các cơ sởkinh doanh du lịch niêm yết và bán theo giá công khai, kiểm tra gian lận thương mại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.1.4. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sn phm du lch

Chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, lấy di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghềtruyền thống làm trọng tâm.

Tạo mối liên kết phát triển giữa các địa phương phụ cận trong xây dựng sản phẩm du lịch để vừa đa dạng hóa sản phẩm, vừa tránh sự trùng lặp giữa các địa phương trong khu vực; tạo nhiều hơn nữa các sản phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các tuyến, điểm du lịch liên vùng, đặc biệt, tăng cường phối hợp với các địa phương có các Di sản được UNESCO công nhận để hình thành tuyến du lịch

"Con đường di sản miền Trung” kết nối với các Di sản khác trong khu vực như: Đại nội Huế, PhốcổHội An, Thánh địa Mỹ Sơn,…

3.2.1.5. Gii pháp vqung bá, tiếp th và xúc tiến du lch

Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch và mở rộng thị trường đóng vai trò rất quan trọng cho sựphát triển du lịch ở A Lưới, công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì và đa dạng vềhình thức. Đối với công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cần tập trung vào một sốnội dung sau:

-Tăng cường hợp tác với các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình để hỗtrợ cho hoạt động xúc tiến, quảng bá hìnhảnh du lịchở A Lưới. Phát hành tờ rơi tập gấp với kiểu dáng, mẫu mãđẹp, trực quan, sinh động, cung cấp những thông tin cần thiết về các điểm tham quan hấp dẫn tại huyện bằng ít nhất hai ngôn ngữ;

cấp phát miễn phí tại các bến xe, nhà hàng, khách sạn, các quán cà phê,... Đầu tư xây dựng các video clip quảng bá, giới thiệu về các địa điểm, các tour du lịch hấp dẫn tại huyện và tại tỉnh Thừa Thiên Huế với những góc quay đẹp, âm thanh sống động, chất lượng cao đánh mạnh vào cảm xúc của người xem, gây sựhứng thú, kích thích sựtrải nghiệm của người xem.

- Cải tiến, nâng cao chất lượng của website du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế (http://www.webdulichhue.vn/ và http://www.visithue.vn). Nghiên cứu, đổi mới giao diện theo hướng trực quan, sinh động, gia tăng khả năng tương tác với người sử dụng; nâng cao chất lượng vềnội dung, thường xuyên cập nhật thông tin mới về các sản phẩm du lịch mới, giá cả, các chương trình khuyến mãi, những phát hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

khoa học mới của A Lưới bằng tiếng Việt và một số ngôn ngữ thông dụng khác:

Anh, Pháp, Trung,… Đặc biệt, cần khai thác triệt để các trang mạng xã hội với số lượng người sửdụng khổng lồtrên toàn cầu như Facebook, Youtube,… để đưa hình ảnh, thông tin du lịch của A Lưới đến với mọi du khách trên thế giới một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

- Tranh thủcác nguồn lực, sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,Ủy ban Di sản thế giới,... để tổchức, tham gia các sự kiện, hội chợ, triển lãm du lịch; định kỳtổchức các buổi hội nghị, hội thảo khoa học nhằm khuếch trương, quảng bá hình ảnh của du lịch A Lưới tới du khách trong và ngoài nước. Tổ chức thêm nhiều chương trình Famtrip, mời các công ty du lịch và các phóng viên báo chí vềkhảo sát, trải nghiệm và xây dựng các tour, tuyến du lịch A Lưới gắn với “Con đường Di sản miền Trung”, “Đường HồChí Minh huyền thoại”.

- Đưa các nội dung hìnhảnh của A Lưới vào các văn phòng xúc tiến du lịch của tỉnh tại các thị trường trọng điểm trong và người nước, bởi văn phòng đại diện có vai trò tạo ra nguồn khách du lịch ổn định, lâu dài; là nơi chuyển tải thông tin cần thiết đến khách hàng một cách nhanh nhất, đồng thời cũng là nơi tư vấn cho du khách vềcác tuor du lịch. Mặt khác, văn phòng đại diện còn là nơitiếp nhận những thông tin từphía khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành để giúp chỉnh sửa những tuor du lịch cho phù hợp, điều chỉnh các hoạt động để phục vụ du khách một cách tốt nhất.

- Tuyên truyền cho cộng đồng dân cư địa phương các giá trị văn hóa, lịch sự, thiên nhiên, những lợi ích của việc phát triển du lịch bằng nhiều hình thức có hiệu quả, phù hợp với trình độvà tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

3.2.1.6. Gii pháp về lao động

Du lịch không chỉ cần một lực lượng lao động lớn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụmà cònđòi hỏi ởhọsựtâm huyết với nghềnghiệp. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công nhân viên, lao động phục vụtrong hoạt động du lịchở A Lưới vừa ít vềsố lượng lại chưa đảm bảo về chất lượng. Do đó, đây là giải pháp vô cùng quan trọng và phải triển khai thực hiện một cách khẩn trương. Đối với công tác phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch cho toàn tỉnh nói chung và cho huyện A Lưới nói riêng.

- Huyện nên phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp nghề có đào tạo ngành du lịch, nhất là Trường Cao đẳng Du lịch Huế đểtổchức đào tạo, đào tạo lại cho các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các điểm du lịch cũng như lực lượng lao động đang làm việc tại các nhà hàng, khách sạn tư nhân. Đểtừng bước nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch nhằm đồng bộ hóa các tiêu chuẩn phục vụdu khách, từ đó tạo một hìnhảnh chuyên nghiệp, thân thiện trong cung cách phục vụ.

- Xây dựng chính sách thu hút các chuyên gia, cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực du lịch bền vững đến công tác tại A Lưới, chú trọng đến việc cải thiện mức lương, thưởng, bố trí nơi ăn nghỉ đạt tiêu chuẩn và các chế độ đãi ngộ khác. Chú trọng việc đào tạo, tuyển dụng lao động địa phương tham gia vào chuỗi hoạt động du lịch, điều này không chỉ đem lại công ăn việc làm và thu nhậpổn định cho họmà còn giúp họtừbỏnhững nghềlàmảnh hưởng tiêu cực đếnmôi trường sinh thái như săn bắt động vật, khai thác gỗ trái phép, đốt rừng làm rẫy.

- Đối với đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch phải được đào tạo thành thạo về ngoại ngữ, các kiến thức vềdu lịch sinh thái, các quy định bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và kỹ năng xử lý các tình huống khác nhau liên quan tới khách tham quan. Cần lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc trong quá trìnhđào tạo.

3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái