• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp phát triển du lịch về văn hoá - xã hội

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch của huyện A Lưới

3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch về văn hoá - xã hội

3.2.3.1. Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng người dân tc thiu s tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch

Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Trình độ dân trí nói chung và nhận thức về du lịch, nhất là du lịch bền vững nói riêng của cộng đồng dân cư ở đây còn rất thấp. Trước khi lôi kéo sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

các hoạt động du lịch bền vững thì việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng ởhuyện A Lướilà hết sức quan trọng. Một số giải pháp cần tập trung triển khai bao gồm:

-Lồng ghép việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát triển du lịch vào các chương trình, dự án như chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đệm, vùng lõi, chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án phát triển du lịch bền vững vì người nghèo, các dự án của các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn,... Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cư dân địa phương.

- Khuyến khích, hỗ trợ vật chất đối với công tác nâng cao nhận thức về du lịch, nhất là du lịch bền vững; nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên du lịch. Hỗ trợ phương tiện, bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và mạng lưới cán bộ phục vụ cho chương trình giáo dục và nâng cao dân trí cho cộng đồng; đồng thời có chính sách đãi ngộ những cá nhân, tập thể tham gia chương trình này.

- Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch - dịch vụ trên địa bàn đầu tư cho các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về phát triển du lịch bền vững, tập huấn các kiến thức về nghiệp vụ du lịch và dịch vụ phục vụ du khách; đồng thời đào tạo và sử dụng lao động của địa phương vào các hoạt động du lịch.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch; vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn sinh sống của họ. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh lưu niệm và các dịch vụ khác cần thiết phải hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương cung cấp các hàng hoá, dịch vụ như cung cấp lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du khách.

3.2.3.2. Tôn tạo, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá

Khi khai thác các hoạt động du lịch, xây dựng các công trình phục vụdu lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

những hoạt động gây thiệt hại, suy giảm sự đa dạng sinh học của các khu rừng hay làm mất đi vẻ hoang sơ, của các công trình văn hóa –lịch sử địa phương.

Bên cạnh giải pháp ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào các dân tộc ít người A Lướithì việc bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá của các dân tộc cũng hết sức cần thiết. Cần phải đầu tư kinh phí để nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các đồng bào dân tộc ít người ở đây. Xây dựng các chính sách khuyến khích các làng bản, dòng họ, những già làng, trưởng bản có những đóng góp tích cực vào công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Mặt khác, cần tuyên truyền, giáo dục đồng bào các dân tộc loại bỏ các hủ tục lạc hậu; các quan niệm đất, rừng, muông thú là của riêng do tổ tiên họ để lại.

Duy trì tổchức các Lễhội theo định kỳ, trong đó Lễ hội đặc sắc của từng dân tộc thiểu sốcần được tổchức theo hướng chuyên nghiệp với sự tham gia tư vấn, đạo diễn của những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, đểnâng cao chất lượng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ