• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các điều kiện văn hóa - xã hội và kinh tế

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI,

2.1. Khái quát về huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2. Các điều kiện văn hóa - xã hội và kinh tế

Với dân số năm 2017 là 48.417 người, bên cạnh người kinh, A Lưới là nơi cư trú của đồng bào các nhóm dân tộc ít người như Pako, Tà Ôi, Cơtu, Pa Hi (người Pako, Cơtu chiếm hơn 70% dân số) với những nét văn hóa đặc sắc như các lễ hội truyền thống, những tập quán sinh hoạt và sản xuất, kiến trúc nhà ở, trang phục và những sản phẩm truyền thống, đặc biệt là nghề dệt vải Zèng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016.

Theo số liệu thống kê huyện A Lưới, số hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện năm 2017 là 11.971, tăng so với năm 2016 là 950 hộ. Bên cạnh đó, dân số trung bình của huyện cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2015 dân số trung bình của huyện A Lưới đạt 47.233 người và đến năm 2016 là 48.417 người, tăng 1,24%.

Tính đến thời điểm 31/12/2017, dân số huyện A Lưới chiếm 4,31% dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đứng chỉ đứng trước huyện Nam Đông trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh. Nếu như năm 2015 dân số thành thị chỉ có 7.104 người thì đến năm 2017 là 7.359 người, chỉ chiếm 15,2% dân số toàn huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mật độ dân số bình quân tương đối thấp, khoảng 40 người/km2, chỉ đứng trước Nam Đông (38 người/ km2) và thấp hơn rất nhiều so với mật độ bình quân của tỉnh (223 người/km2). Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã ven các trục đường giao thông. Thị trấn có mật độ dân số cao nhất 516 người/km2, thấp nhất là xã Hương Nguyên chỉ có 4 người/km2.

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số lao động của huyện A Lưới, nữ giới chiếm tỷ trọng cao hơn nam. Tuy nhiên, cơ cấu lao động của huyện A Lưới đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ dần tỷ trọng lao động nam, giảm dần tỷ trọng nữ, mặc dù mức tăng qua các năm là rất nhỏ.

Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện A Lưới qua 3 năm 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

SL SL SL +/-

+/-I. Tng sh H 11.021 11.531 11.971 510 440

II. Tng snhân khu Người 47.233 47.928 48.417 695 489

1. Thành thị Người 7.104 7.309 7.359 205 50

2. Nông thôn Người 40.129 40.619 41.058 490 439

III. Tng số lao động Lao

động 20.598 20.710 20.777 112 67

1. Lao động nam Lao

động 9.463 9.527 9.663 64 136

2. Lao động nữ Lao

động 11.135 11.183 11.114 48 -69

IV. Mt sch tiêu bình quân

1. BQ khẩu/ hộ Khẩu 4,29 4,16 4,04 0 0

2. BQ lao động/ hộ Lao

động 1,87 1,80 1,74 0 0

Nguồn: Phòng thống kê huyện A Lưới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện A Lưới, năm 2017 diện tích đất nông nghiệp chiếm 93,1 % diện tích đất tự nhiên của huyện, tương ứng là 114.052,58 ha trong đó chủ yếu là đất sản xuất lâm nghiệp; đất phi nông nghiệp là 4.997,99 ha, chiếm 4,08% và diện tích đất chưa sử dụng là 3.413,03 ha chiếm 2,42%. Do đặc điểm của huyện A Lưới, thuộc vùng miền núi và Trung du nên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ, chiếm tỷ trọng trong diện tích đấtlâm nghiệp tương ứng là 38,07% và 37,36%.

Bảng 2.2. Hiện trạng sửdụng đất của huyện A Lưới năm 2017

Đơn vịtính: ha

Chỉ tiêu Diện tích %

Tổng diện tích đất tự nhiên 122.463,00 100

I. Đất nông nghiệp 114.052,58 93,13

1. Đất trồng cây hàng năm 2.990,93 2,44

2. Đất trồng cây lâu năm 2.760,98 2,25

3. Đất lâm nghiệp 107.969,81 88,17

Đất rừng đặc dụng 15.597,72 12,74

Đất rừng phòng hộ 46.622,34 38,07

Đất rừng sản xuất 45.749,75 37,36

4. Đất khác 330,86 0,27

II. Đất phi nông nghiệp 4.997,99 4,08

1. Đấtở 1.952,05 1,59

Đất ở tại nông thôn 1.676,83 1,37

Đất ở tại đô thị 275,22 0,22

2. Đất khác 3.045,94 2,49

III. Đất chưa sử dụng 3.413,03 2,79

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện A Lưới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong cơ cấu diện tích đất ở huyện A Lưới, diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Năm 2017, tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện A Lưới là 4.997,99 ha, chiếm 4,08 % trong tổng diện tích đất tựnhiên huyện A Lưới. Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện tăng là do một phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển đổi thành đất ở tại đô thị và đất xây dựng các công trình công cộng, hạtầng kinh tếxã hội.

* Hiện trạng phát triển kinh tế

Là một huyện vùng cao nằm sát biên biên giới nên việc phát triển kinh tế- xã hội nhằm đảm bảo cuộc sốngcho nhân dân huyện A Lưới, cũng chính là góp phần giữ vững trật tự an ninh, quốc phòng. Năm 2017, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,87%, trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 8,67%; Công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp tăng 16,5%; Dịch vụ tăng 17,87%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng hơn 14 triệu đồng/ năm.

Giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục các bậc học ngày càng được nâng lên, đãđược công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, toàn huyện tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ công nhân hoàn thành và tốt nghiệp các cấp học bao gồm: Tiểu học: 99,23%; THCS: 98,56%; THPT:74,74%.

Công tác khám, chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai trên tất cả 21 trạm y tế xã, thị trấn. Đến nay, có 12/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 (theo tiêu chí mới); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn đang ở mức cao chiếm tỷ lệ 20,01% , giảm 1.44% so với cùng kỳ.

Điện: bằng nhiều nguồn lực kết hợp, hiện nay 21/21 xã, thị trấn của huyện đã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, năm 2017 số hộ dùng điện đạt 99,09%. Tuy nhiên, nhu cầu điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày một tăng nhưng nguồn điện quốc gia hiện có chưa đáp ứng đủ, điện thế không ổn định, thường bị cắt để sữa chữa; hệ thống dây dẫn, máy biến áp cung cấp điện cho ác phụ tải công nghiệp, dịch vụ cũng như sinh hoạt của nhân dân cần phải được đầu tư nâng cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công tác thủy lợi- nước sinh hoạt: Toàn huyện hiện có 89 hồ đập, công trình thủy lợi đảm bảo bảo tưới tiêu cho diện tích lúa nước, ao hồ cá. Số kênh mương đã cứng hóa 79,63km, đạt tỷ lệ 78%, kết hợp với các sông suối tự nhiên cơ bản đảm bảo nước tưới chosản xuất nông nghiệp. Công tác đầu tư công trình nước sạch được thực hiện tốt và đảm bảo, năm 2017 tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt hơn 87%.

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 6.274,3 ha, tăng 667,3ha so với cùng kỳ. Năng suất lúa đạt 49,5 tạ/ha; ngô 57,4 tạ/ha; sắn 169 tạ/ha; khoai các loại 58 tạ/ha; rau, đậu các loại 77,8 tạ/ha.

Chăn nuôi-thú y: Tổng đàn gia súc năm 2017: 34.848 con đạt 97,2% kế hoạch, trong đó; đàn trâu: 3.243 con; đàn bò: 7,933 con; đàn dê: 3.397 con. Tổng đàn gia cầm:195.455 con.

Thủy sản: Tổng diện tích ao hồ toàn huyện 335,8ha, sản lượng ước đạt 669 tấn.

Bảng 2.3. Cơ cấu và tăng trưởng tổng giá trịsản xuất của huyện A Lưới giai đoạn 2015-2017

Đơn vịtính: %

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016

+/-

+/-Tổng giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0

1. GO ngành N-L-TS 47,40 41,59 41,6 -5,81 0,01

2. GO ngành CN và XD 23,12 25,00 24,00 1,88 -1,00

3. GO ngành Dịch vụ 39,48 33,41 34,40 -6,07 0,99

Nguồn: Phòng thống kê huyện A Lưới Tổng giá trịsản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2017 tăng trưởng liên tục qua 3 năm. Cơ cấu kinh tế của huyện A Lưới trong những năm gần đây đang dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản. Năm 2015, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản là 47,40%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,12%, dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chiếm 39,48%; đến năm 2017, tỷ trọng các ngành kinh tế tương ứng là 41,6%;

24,00%; 34,40%.

Nhìn chung, nền kinh tế của huyện A Lưới đã có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp –xây dựng và dịch có xu hướng tăng lên, thu nhập bình quânđầu người ngày càng được nâng cao. Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua thể hiện sự phù hợp với định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là xây dựng đô thị A Lưới xứng tầm là đô thị động lực phía Tây của tỉnh trong sự gắn kết với hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế.

Tóm lại, huyện A Lưới có nhiều tiềm năng, cơhội và thế mạnh để phát triển chăn nuôi. Là huyện có diện tích đất đai rộng lớn, mật độ dân số thấp nên có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá lớn của miền Trung, lượng khách du lịch lớn,có nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao như thịt bò. Nhiều Chương trình, Đề án, Dự án, mô hình thí điểm… từ các đơn vị, tổ chức đã và đang quan tâm đầu tư cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện.