• Không có kết quả nào được tìm thấy

Định hướng phát triển du lịch huyện A Lưới

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI

3.1. Định hướng phát triển du lịch huyện A Lưới

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch A Lưới đến 2025 3.1.2.1. Mc tiêu tng quát

Đảm bảo việc khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch được quản lý một cách bền vững để phát triển du lịch có chất lượng cao, trên cơ sở nghiên cứu thị trường với lợi ích được chia sẻvà bìnhđẳng.

Đảm bảo việc bảo tồn các giá trị di sản quan trọng của huyện thông qua phát triển du lịch; tăng cường công tác nghiên cứu, học hỏi và nâng cao nhận thức về những di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo của huyện A Lưới

Sinh kế bền vững thông qua việc khai thác tối đa mọi cơ hội cho người dân sống trong huyện và vùng đệm tham gia có hiệu quả và bình đẳng vào quản lý và phát triển du lịch.

Hệ thống chính sách và quy hoạch ở tầm vĩ mô có tác động nâng cao hiệu quảquản lý và các hoạt động phát triển kinh tếxã hội của địa phương

3.1.2.2. Mc tiêu cth

Một sốmục tiêu cụthể đến năm 2025:

-Đón 100.000 lượt khách, trong đó 30% là khách quốc tế;

- Tổng doanh thu du lịch đạt 100 tỷ đồng/năm;

- Thời gian lưu trú bình quân của kháchđạt tối thiểu 02 ngày.

3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển 3.1.3.1. Thị trường du lch

Tích cực chủ động khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng ra các thị trường tiềm năng trong và người nước, cụthể:

- Thị trường nội địa: Tích cực chủ động khai thác các thị trường truyền thống như Thành phốHồChí Minh, Hà Nội, các thành phốlớn. Mở rộng ra các thị trường tiềm năng tại các tỉnh thành khác.

- Thị trường quốc tế: Tăng cường thu hút, khai thác nguồn khách quốc tế truyền thống như Lào, các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan theo tuyến hành lang Đông – Tây– Đường Hồ Chí Minh. Tiếp cận và khai thác nguồn khách du lịch đầy tiềm năng từ các nước ASEAN, Châu Á–Thái Bình Dương, Tây Âu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.1.3.2. Sn phm du lch

Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có: Du lịch tham quan ngắm phong cảnh thiên nhiên, phong cảnh; Du lịch các di tích lịch sử - văn hóa; Du lịch thểthao, mạo hiểm (bơi thuyền, leo núi, thám hiểm hang động).

Phát triển các sản phẩm du lịch mới có tiềm năng: Du lịch trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng; Du lịch mua sắm (các sản phẩm truyền thống của địa phương).

Du lịch tại A Lưới có tính mùa vụ rất rõ rệt do chịu ảnh hưởng nặng nề về thời tiết nên trong chiến lược phát triển du lịch của huyện phải tính tới các sản phẩm khai thác triệt để tiềm năng thếmạnh vềtài nguyên du lịch của huyệnnhưng ít phụ thuộc vào mùa vụ. Vì vậy, định hướng chiến lược lâu dài của sản phẩm du lịch tại đây là phát triển du lịch nghỉ dưỡng gắn với vui chơi giải trí, mua sắm, hội nghị, hội thảo; du lịch nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa và tài nguyên nhân văn trong vùng; còn du lịch tham quan khám phá chỉ chiếm một phần trong du lịch nghỉ dưỡng du khách.

3.1.3.3. Các điểm, tuyến du lch

Phát triển thêm các điểm du lịch tại huyện A Lưới. Kêu gọi các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế đầu tư xây dựng và khai thác các điểm du lịch mạo hiểm, khám phá, hệthống hang động đểphát triển du lịch.

Tổchức các tuyến du lịch trong vùng chủyếu như:

- Tuyến 1: Đường Quốc Lộ49B từThành PhốHuếthông qua các Trung tâm LữHành, Công ty du lịch trong và ngoài nước.

- Tuyến 2: Đường HồChí Minh từ ĐarkRông, Quảng Trị và từ Đông Giang, Tây Giang, Quảng Nam.

- Tuyến 3: Đường 74 từ Đường Cao tốc La Sơn – Túy Loan, đoạn đi qua huyện Nam Đông.

- Tuyến 4: Khu trung tâm huyện đi các điểm du lịch đặc sắc: Đồi Thịt Băm, Thác A Nôr, Suối Pa Ler, Hồ Ba Lá, Sân Bay A So, Suối nước nóng A Roàng và các điểm khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.1.3.4. Xây dựng cơ sởhtng, vt cht kthut hiện đại

Phát triển hệthống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ du lịch, trong đó việc quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông công cộng, quy hoạch không gian công cộng, thông tin, truyền thông, năng lượng, môi trường và các lĩnh vực liên quan phải bảo đảm được tính đồng bộ, đủ điều kiện và tiện nghi phục vụ du khách; đặc biệt là hệ thống các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, thông tin, tư vấn và các dịch vụphục vụdu lịch để khai thác, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

3.1.3.5. Thu hút và đào tạo ngun nhân lc chất lượng cao

Cần xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Trước hết, tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên; kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân,... đạt chuẩn chung của tiêu chuẩn quốc gia và thông lệ quốc tế. Đồng thời phải có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh du lịch vềphục vụtại địa phương.

3.1.3.6. Xúc tiến, qung bá du lch

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh địa phương và quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến với hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp các mục tiêu đã xác định, gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, đầu tư và ngoại giao, văn hóa.

Tận dụng tối đa các kênh của Trung tâm Truyền hình tại Huế,Đài Phát thanh truyền hình Huế, các báo, cổng thông tin điện tử, đặc biệt thông qua các trang mạng xã hội đểquảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch huyện A Lưới là hết sức quan trọng.

3.1.3.7. Bo tồn tài nguyên và môi trường du lch

Bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch bền vững tại huyện A Lưới. Trên cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

khai thác các tiềm năng du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch cần chú ý đến công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy những giá trị của tài nguyên thiên nhiên, môi trường cũng như các tài nguyên có giá trị nhân văn, văn hóa vàlịch sử.

3.1.3.8. Nâng cao chất lượng cuc sng cho cộng đồng địa phương

Mục đích sau cùng của phát triển du lịch cũng là phục vụ cho sựphát triển kinh tế - xã hội, cho sự phát triển của con người. Vì thế, phát triển du lịch phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cho cộng đồng dân tộc thiểu sốcủa địa phương thông qua việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, thu hút du khách, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, phát triển các làng nghề truyền thống, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.2. Một sốgiải pháp phát triển du lịch của huyện A Lưới