• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Là địa phương có thế mạnh của tài nguyên nhân văn và tự nhiên với năm Di sản thế giới được UNESCO công nhận, Thừa Thiên - Huế hội tụ điều kiện để trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn, động lực thúc đẩy phát triển của du lịch Bắc miền Trung.

Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển… Trong suốt chiều dài của sử thì văn hóa của mảnh đất này là sự pha trộn của văn hóa Chăm Pa và văn hóa người Việt cổ. Thừa Thiên Huế trở thành nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa. Từ là một đô thị đến sự lựa chọn làm kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ, hẳn Huế vẫn ẩn chứa trong mình một địa thế đẹp. Sự nguy nga bề thế củaÐô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đãđược Lê Quý Ðôn mô tả trong “Phủ biên tạp lục” năm 1776 và trong Ðại Nam nhất thống chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long– Dương Xuân đến Bao Vinh – Thanh Hà. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Ðàng Trong (1687-1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Ðại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788 – 1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 –1945).

Với chiều dày lịch sử như vậy, Thừa Thiên - Huế có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn dồi dào với nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiều triển vọng để đầu tư phát triển loại hình du lịch văn hóa phong phú và hấp dẫn. Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế có năm disản của triều Nguyễn đãđược UNESCO công nhận cùng hàng ngàn di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Di sản văn hóa phi vật thể ở Thừa Thiên Huế bao gồm các loại hình văn hóa Cung đình, văn hóa dân gian, văn hóa tôn giáo, mỹ thuật, mỹ nghệ và các ngành nghề truyền thống, phong tục tập quán, lối sống vàứng xử, đặc biệt là những giá trị về văn hóa Huế đã từng bước được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy.

Các lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội các ngành nghề truyền thống được gìn giữ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa, phục vụ nhu cầu phát triển du lịch và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.Ðó là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa.

Khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993, sau đó Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2003, việc khai thác giá trị di sản thế giới trong nhiều năm qua đã thuđược những thành quả nhất định. Qua chín kỳ Festival Huế, từ năm 2000 đến 2016 đã cho thấy hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá giới thiệu các chương trình, sự kiện, những sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao, trong sự khai thác và phát triển hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa, góp phần làm gia tăng mạnh lượt khách đến Huế.

Hội nhập trong thời kỳ toàn cầu hóa đã vàđang tác động từng ngày từng giờ đến di sản văn hóa thế giới. Thừa Thiên - Huế đã và đang đi vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng luôn luôn giữ được bản sắc riêng, phát triển trong sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và nét truyền thống của Huế. Với những giá trị đặc trưng của mình, Huế đã trở thành điểm đến không thể thiếu của các tour về miền Trung. Giữa phát triển du lịch và di sản văn hóa có mối quan hệ tương quan, hỗ trợ rất cao. Có thể thấy rằng, các loại hình di sản văn hóa của Huế đã góp phần cho quá trình hình thành và phát triển của các loại hình và sản phẩm du lịch tại Huế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế nói riêng và phát triển du lịch của Việt Nam nói chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Có thể nói những di sản mang tầm quốc tế đã được UNESCO công nhận chính là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của văn hóa và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hoá du lịch của cả nước. Đó hiển nhiên là một thế mạnh về văn hoá và đang trở thành một thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của hệ thống di sản và di tích một cách hợp lý. Thừa Thiên - Huế là địa phương được Chính phủ xác định là một trong ba vùng phát triển du lịch trọng điểm của quốc gia, trong đó thành phố Huế đã được Chính phủ xác định là một trong năm thành phố du lịch và đang phấn đấu xây dựng trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Bộ Chính trị Khoá X ngày 25 tháng 5năm2009đã ra Kết luận số 48-KL/TW về"Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á.

1.2.1.2. Nhng kết quả đạt được trong phát trin du lch tnh Tha Thiên Huế a. Trong khai thác, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng

Trong những năm qua, công tác phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huếcó sựphát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, các yếu tố như dịch vụ lưu trú, môi trường kinh doanh, công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm và thực hiện nhất quán của các cấp, các ngành, địa phương, tạo môi trường du lịch ngày càng văn minh thân thiện, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư và du khách đến tham quan nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm, góp phần phát huy tối đa các tiềm năng di sản và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 30 điểm du lịch di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh thường xuyên thu hút khách đến tham quan, vui chơi giải trí bên cạnh khu vực Đại Nội và các lăng tẩm, đền chùa thuộc triều Nguyễn.

Trong đó có nhiều điểm đến đã khẳng định được thương hiệu trong nước và quốc tế như: Vườn Quốc gia Bạch Mã, Suối nước nóng Thanh Tân, làng truyền thống Phước Tích, làng nhà vườn Phú Mộng, làng trồng thanh trà ở Thủy Biểu, khu Chín Hầm, hồThủy Tiên– đồi Thiên An,…. Có thểnói, chính việc phát huy các giá trị di sản đã thúcđẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.

Lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng; tốc độ tăng về thu du lịch và số lượt khách đạt khá; du lịch - dịch vụchiếm 56% trong GRDP của tỉnh trong năm 2015.Năm 2015, đạt 3,1 triệulượt, trong đó, khách quốc tế đạt 1,02 triệu lượt. Năm 2016 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị của thế giới và ảnh hưởng sự cố môi trường biển và thiên tai trong nước, nhưng ngành du lịch Thừa Thiên Huếvẫn đón hơn 3,25 triệu lượt khách tham quan (tăng 4% so với năm 2015), trong đó, khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt. Doanh thu du lịch giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng bình quân gần 16%/năm (cả nước tăng 10 - 11%/năm). Năm 2015, doanh thu du lịch đạt 3.100 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ khách quốc tế chiếm 58%). Năm 2016 ước đoán doanh thu du lịch đạt 3.203 tỷ đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 1.2. Tình hìnhkhách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huếvà doanh thu từ năm 2015- 2017

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016

+/- % +/- %

Khách du lch Lượt 3.126.495 3.258.034 3.800.012 131.539 4,21 541.978 16,64

- Khách quốc tế Lượt 1.023.015 1.052.076 1.501.226 29.061 2,84 449.150 42,69

- Khách nội địa Lượt 2.103.80 2.205.958 2.298.786 102.478 4,87 92.828 4,21

Lượng khách lưu trú Lượt 1.777.113 1.796.382 1.847.880 19.269 1,08 51.498 2,87

- Khách quốc tế Lượt 778.248 787.067 815.245 8.819 1,13 28.178 3,58

- Khách nội địa Lượt 998.865 1.009.315 1.032.635 10.450 1,05 23.320 2,31

Doanh thu Tỷ đồng 3.100 3.203 3.520 103 3,32 317 9,90

Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huê

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hàng năm ngành Văn hóa, Thểthao và Du lịch phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động nhằm phát huy giá trị của di tích văn hóa trong đời sống xã hội như: Tổ chức các hội thi “Tìm hiểu về di sản văn hóa”, các hoạt động trưng bày triển lãm với chủ đềdi sản văn hóa; tổchức kỷniệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm giáo dục cho thếhệ sau biết, giữ gìn và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa của địa phương. Đặc biệt, hai năm một lần, vào các năm chẵn từ năm 2000 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huếtổchức Festival Văn hóa quốc tếhội tụ, giao lưu, gặp gỡcác di sản văn hóa trong nước và trên thế giới; ngoài ra, vào các năm lẻ từ2009 đến nay, còn tổ chức thêm Festival Nghề truyền thống Huế, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Thừa Thiên Huế.

b. Trong khai thác, phát huy vốn văn hoá ẩm thực để phát triển du lịch

Những đặc thù của lịch sửHuế, đặc biệt kểtừkhi Huế là kinh đô, là nơi sống của tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tao nhân mặc khách, công hầu khanh tướng… nên miếng ăn, thức uống theo lệ “phú quý sinh lễnghĩa” đãảnh hưởng lớn đến ẩm thực Huế. Ẩm thực Huế rất cầu kỳ, yêu cầu cả mỹ, hương, vị hòa quyện cùng nhau. Ẩm thực Huếkhông chỉ là cái duyên tô điểm cho du lịch Huế, mà có thể giới thiệu du khách trong hành trình du lịchẩm thực đến Huế.

Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã vàđang trởthành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, khai thác tối đa các giá trị của văn hóa ẩm thực nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch của mỗi địa phương. Xuất phát từ lý do đó, hoạt động nâng cao chất lượng văn hóa ẩm thực được định hướng khai thác có hiệu quả và dần trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng trong hành trình các điểm tham quan, khám phá, thưởng thức của không ít du khách khi đến với tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cả nước hiện có khoảng 3.000 món ăn các loại thìđã có trên 1.700 món nấu theo lối Huế. Bản thực đơn ngự thiện (dành cho hoàng gia triều Nguyễn thời xưa) có trên vài trăm món thuộc loại cao lương mỹvị, được chuẩn bị và tổchức rất công phu, tỉ mỉ và cầu kỳ. Ngay cả các món ăn dân dã phổbiến trong đời sống hàng ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

với thực đơn phong phú được các bà nội trợ Huế chế biến khéo léo với hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng. Một nhà nghiên cứu nhận xét rằng người Huế thích ăn bằng mắt. Nhưng dù huy động toàn bộgiác quan cho việc hấp thụ dinh dưỡng, người Huếcũng chỉcốt ăn lấy hương lấy hoa, như họ thường tựnói vềmình. Sựthanh thảnấy có thểnhận biết trên những chiếc bánh bèo nhỏ xíu như chực tan ngay đầu lưỡi, những lá bánh nậm mỏng tanh cánh chuồn, tô bánh canh Nam Phổ bày biện như bức tranh nhiều màu sắc, chén chè bắp Cồn Hến mát lịm mà hương thơm theo vào tận giấc mơ… Những món ăn Huế dù là cao lương mỹvị hay dân dã đơn sơ, đều làm cho ai đó một lần nếm qua phải xuýt xoa khen ngon, để rồi lưu luyến mãi cái hương vị khó quênấy. Dường như qua bàn tay khéo léo của người phụnữ, món ăn đãđược thổi vào cái hồn và chút gìđó tâm linh của Huế.

Cùng vớihàng ngàn mónăn trong bữa cơmgiađình, Huếcòn có nhữngmón ăn đặc sản như bún bò, giò heo, nổi tiếng nhất là bún Gia Hội, chợ Tuần. Lại còn hàng chục loại bánh mặn, ngọt mà ai đã một lần nếm thử, hẳn không quên được món quà đặc sắc chốn cựu kinh. Đó là các loại bánh nổi tiếng gắn liền với các địa danh: bánh khoái Đông Ba, bánh bèo Ngự Bình, bánh ướt thịt nướng KimLong…

Qua những mónăn ấy, người thưởng thứcmớithấu hiểu đượccách chếbiến cầu kỳ và cũng đòi hỏinhữngthểthứclâuđờitrong cách làm và cách tận hưởng.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, thật thiếu sót nếu nói nhiều về món ăn Huếmà không nhớ đến mónănchay. Thờicác vua chúa triều Nguyễn, Phậtgiáo trở thành quốc giáo. Cảmột lớpquý tộc ănchay nên các món ănchay ở Huếrấtphong phú (có khoảng 125 món). Các món ăn chay được làm cầu kỳvà ngon không kém mónăn mặn.

c. Trong việc phát huy các giá trị nghệthuật truyền thống

Cùng với sựphát triển kinh tế và đời sống xã hội được nâng lên một cách rõ rệt, những hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá nghệ thuật của địa phương đang được chú trọng phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng và phục vụcác hoạt động du lịch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhã nhạc là loại hình âm nhạc chính thống và được xem là quốc nhạc của cung đình thời phong kiến của Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ, đặc biệt được nâng cao, hoàn chỉnh tinh tế dưới triều Nguyễn.Nhã nhạc cung đình Huế đã trở thành tài sản chung của nhân loại sau khi được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2003. Nhằm không ngừng bảo tồn và phát huy giá trị của Nhã nhạc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tập trung thực hiện hàng chục chương trình, dự án có liên quan tới Nhã nhạc; Củng cố và phát triển về cơ sở vật chất và diễn viên cho Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế để thành trung tâm của các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống Cung đìnhở Việt Nam.

Ca Huế là loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất cố đô và của cả nước. Là sản phẩm mang nét đặc trưng riêng một địa phương, nhưng ca Huế có giá trị văn hóa ở tầm quốc gia, mang bản sắc Việt độc đáo. Ca Huế đã hình thành được hơn 3 thế hệ và phát triển trên mảnh đất Thuận Hóa - Phú Xuân (tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay);bao gồm khoảng trên 80 làn điệu, bài bản của dòng âm nhạc dân gian, âm nhạc thính phòng và một phần Nhã nhạc cung Huế. Ca Huế đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn, không chỉ trên sông Hương, mà cònđược trình diễn ngaycả trong các thính phòng, khách sạn... tại Huế.

d. Trong việc đa dạng hóa và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ đểnâng cao hiệu quảdu lịch

Quần thểdi tích Cố Đô Huế, các di tích lịch sử, cách mạng và các giá trị văn hoá truyền thống đã vàđang được trùng tu, tôn tạo và khôi phục, góp phần nâng cao sức hấp dẫn của các điểm tham quan và làm phong phú thêm các sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Qua các kỳtổchức Festival, việc nghiên cứu đểphục hồi các loại hình lễhội truyền thống dân gian; tái hiện lại một sốlễhội Cung đình tương đối tốt, tạo ra sắc thái mới cho các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; thể hiện sựgắn bó giữa các hoạt động văn hoá với hoạt động du lịch.

Đã hình thành sản phẩm du lịch biển và đầm phá có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực như lễ hội biển tại Lăng Cô, Thuận An...; ngoài ra tỉnh Thừa

Trường Đại học Kinh tế Huế

thống như Đan lát Bao La, Hoa giấy Thanh Tiên, Đúc đồng Phường Đúc, Gốm Phước Tích, Mộc Mỹ Xuyên, Làng mứt gừng Kim Long, dệt Zèng A Lưới, làng cổ Phước Tích, nhà vườn Kim Long- Phú Mộng, một số tour du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, du lịch đồng quê, du lịch kết hợp chữa bệnh tại các khu nước khoáng (Thanh Tân, Mỹ An...), các loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi (dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông), các tour du lịch homestay tại Nam Đông, A Lưới, du lịch cộng đồng ở Cầu ngói Thanh Toàn, làng cổ Phước Tích hay du lịch gắn với nghệthuật ẩm thực cung đình, dân gian...

Sau 05 năm thực hiện Nghịquyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về “xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước”, đến nay, về cơ bản, ngành du lịch đã đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra. Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến không thểthiếu trong hành trình du lịch Việt Nam. Theo đánh giá của khách du lịch quốc tế, Huế là điểm đến hấp dẫn đứng thứ 04 của Việt Nam (sau Hà Nội, Hội An và thành phố Hồ Chí Minh) và thứ 14 của Châu Á (theo Tripadvisor 2015).