• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng phát triển du lịch của huyện A Lưới

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI,

2.2. Thực trạng phát triển du lịch của huyện A Lưới

Theo thống kê, trong các năm qua, đặc biệt trong hai năm 2016 - 2017, hoạt động du lịch A Lưới đã có những bước phát triển tích cực. Lượt khách và doanh thu đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài huyện, đồng thời đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Tổng lượt khách tham quan du lịch năm 2016 ước đạt khoảng 45.000 lượt (trong đó tổng lượng khách quốc tế khoảng 7.000 lượt và khách nội địađạt khoảng 38.000 lượt), tổng doanh thu ước đạt khoảng 15 tỷ. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng hơn 190 lao động thường xuyên với mức lương 2,5 – 3,5 triệu/người/tháng.

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ tuyệt đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng và đặc thù, là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống mang đậm

Trường Đại học Kinh tế Huế

nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, A Lưới thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

Tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch nhưng du lịch A Lưới chưa được nhiều người quan tâm, nguồn vốn đầu tư lại ít nên tài nguyên du lịch của huyện vẫn chưa được khai thác nhiều. Việc tổ chức khai thác các tiềm năng du lịch huyện A Lưới vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng để hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy, hàng năm số lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan A Lưới chưa cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng chưa thúc đẩy du lịch A Lưới phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa có một chiến lược tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn trên cơ sở đánh giá có hệ thống những tiềm năng, những điều kiện về kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch. Chính vì thế, việc thu hút các nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Do đó, nghiên cứu tiềm năng du lịch huyện A Lưới và đề xuất các định hướng phát triển du lịch là rất cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, tạo cơ sở cho việc quản lý, khai thác có hiệu quảnhững tiềm năng du lịch đặc sắc, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch nhằm đưa du lịch A Lưới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạo đà vững chắc để giới thiệu, quảng bá và phát triển du lịch huyện nhà, phấn đấu A Lưới trở thành đô thị phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thểcó thể đánh giá qua một sốnội dung như sau:

Lễ hội truyền thống tiêu biểu được thường xuyên duy trì khôi phục theo phong tục, tập quán của từng dân tộc như Ariêu A Da, Ariêu Piing, Ariêu Car, cưới hỏi, mừng nhà mới... cụthể:

- Đã tổ chức lễ hội A Da lồng ghép nhân ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc 18/11 hàng năm tại 11 làng trên địa bàn huyện (các làng như Ân Trieeng, Hồng Trung, A Hó, Ta Lo, Hồng Vân; A Hưa, Nhâm; Ra Lộc 2,Hồng Bắc;Cân Sâm, Hồng Thượng; A So2, Hương Lâm; Đụt 1, Hồng Kim...) các làng xã trên địa bàn huyện cũng đã rầm rộtổchức lễhội A Da đúng định kỳtruyền thống vào rằm tháng 12 âm lịch, hàng năm trên 40 làng bản tổchức lễhội A Da.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tái hiện thành công Lễ hội A Riêu Car sân khấu hóa truyền thống nhân ngày kỷniệm 50 năm giải phóng A So (11/03/1966 -11/03/2016), 40 năm thành lập huyện A Lưới (03/03/1976 -03/03/2016) và đón nhậnHuân chương Lao động hạng ba củaNhà nước trao tặng.

- Tham gia tổchức tái hiện lễhội A Da trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 15-23/11/2015; tổ chức Lễ cưới truyền thống dân tộc Pa Cô được trích trong nghi lễ vòng đời và tái hiện lễ Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới nguyện thề mang Họ Hồ kính yêu, tại tuần lễ

“Truyền thống văn hóa gia đình dân tộc vùng Bắc Trung bộ” từ ngày 23-28/6/2016 tại Làng Văn hóa –Du lịch các dân tộc Việt Nam– Đồng Mô, Hà Nội.

- Dân ca, dân nhạc, dân vũ được quan tâm sưu tầm và phục hồi. Các loại nhạc cụ dân tộc vẫn được sử dụng trong các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Đã mở 05 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ tại 5 xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, Hồng Bắc, A Ngo, A Đớt và Hồng Kim, đã thu hút được trên 60 học viên học tập và 22 nghệnhân truyền dạy. Tháng 11 năm 2015 huyện vinh dự được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực Văn hóa hóa phi vật thể đối với 02 nghệnhân Quỳnh Hoàng, làng A Ziêl, xã A Ngo và Ta Dưr Tư ( HồThị Tư) phòng Văn hóa và Thông tin.

- Hiện nay A Lưới có trên 60 nghệnhân am hiểu vềlĩnh vực văn hóa vật thể.

Cụ thể như: Mô hình nhà Piing, Roong, Moong, cây nêu, bông nêu, điêu khắc tượng, đan lát thủ công mĩ nghệ... Có trên 70 nghệ nhân lớn tuổi am hiểu về lĩnh vực văn hóa phi vật thể như: Dân ca, dân, nhạc, dân vũ; quy trình lễhội; ca dao, tục ngữ, câu đố...; hoa văn. Họa tiết trên nhà Roong, Moong, Gươl, Piing, sản phẩm điêu khắc, đan lát,Zèng... phong tục tập quán...

-Đã sưu tầm, phát triển, biểu diễn 15 thểloại dân ca(cha châp, kâr lơi, târ a, ba bọi, ru a kay, thun, xiềng, têr a venh, tâng ơi, tâng ư, nha nhim, ra roi, kaan tiel, a roi, ân toch...) trên 16 dân nhạc (Cồng, chiêng, khèn bè, xar, ân toong, a tục, âm poh, ân trự, âng krah, a mam, ti rel, âng khui, âng krao, âng kaoi, a bel...), trên 12 dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới (Pa dưn Giàng đạ, Giàng koh, Tâng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kyn, Ku ru, Veel, Târ moot, Ku za, Ku mụi, choan đung, Âr dooc, A Za, Car, Da dã, Ri răm, pon, ẹo, ân zựt...) Phát huy tốt đề tài dịch chuyển 20 ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ và quê hương A Lưới từlời Việt sang lời Pa Cô qua các chương trình phục vụ tại cơ sở và các đợt giao lưu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Qua các cuộc liên hoan do huyện, tỉnh trung ương tổchức.

- Tham gia tái hiện hoạt động dân ca, dân nhạc, dân vũ và trưng bày sản phẩm thổcẩm, đan lát thủ công mĩ nghệ của đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới nhân sự kiện Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU-132 từ ngày 25-30/3/2015.

-Trên 60 đội văn nghệ dân gian của các làng văn hóa trên địa bàn huyện phát huy tốt phong trào hoạt động tại chỗ cũng như tham gia liên hoan do xã, huyện tổ chức.

- Vận động cán bộ và nhân dân tổ chức lễ cưới, lễ hội và các sinh hoạt văn hóa - xã hội khác văn minh, lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc. Không thách cưới, kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết thống.

- Hướng dẫn, chỉ đạo làng Ân Trieeng 1 và Ân Trieeng 2, xã Hồng Trung tổ chức lễhội A Riêu Piing.

Đã khôi phục, phục dựng lại một số khu nhà Piing truyền thống (nhà mồ) của tộc người Pa Cô làng Ân Trieeng (xã Hồng Trung), làng A Năm, Ca cú 2 xã Hồng Vân, làng A Tia 2 xã Hồng Kim, nhà mồ của người Cơ tu làng Câr So (xã Hương Lâm)...

- Trưng bày hiện vật truyền thống, hiện vật lịch sử tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện và triển lãm các hìnhảnh vềphát triển kinh tế - văn hóa, xã hội - an ninh, quốc phòng tại nhà Văn hóa huyện phục vụ Đại hội Đảng bộhuyện lần thứXI, nhiệm kỳ2015–2020.

- Sưu tầm và biên soạn quy trình lễhội A Riêu Car và Lễ cưới truyền thống, tái hiện nghi lễ đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới mang họBác Hồ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Chỉ đạo xã A Ngo tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Tà Ôi lần thứ I năm 2014; Chỉ đạo làng A Năm, xã Hồng Vân tổchức lễmừng nhà Moong truyền thống dân tộc Pa Cô năm 2014.

- Chỉ đạo các làng A Đeng, xã Bắc Sơn; làng Đụt, xã Hồng Trung; Pa Ring xã Hồng Hạ; Ta Roi xã A Ngo, Hồng Bắc tổchức Lễ hội A Da lồng ghép dịp 18/11 Ngày hội đại đoàn kết toàn dân... (các làng như Ân Triêng, Hồng Trung, A Hó, Ta Lo, Hồng Vân; A Hưa, Nhâm; các làng xã Bắc Sơn cũng đã rầm rộtổchức lễhội A A Da đúng định kỳtruyền thống vào rằm tháng 12 âm lịch).

- Tuyên truyền khơi dậy trong mọi tầng lớp nhân dân việc tổ chức Tết Độc lập hàng năm vào ngày 2/9 trởthành lễtruyền thống.

- Tổ chức các hoạt động tạo không gian văn hóa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn thu hút khách đến tham quan giao lưu tìm hiểu lịch sử văn hóa truyền thống.

2.2.2. Một số điểm du lịch của huyện A Lưới a. Du lịch di tích lịch sử

Bảng 2.4. Cácđịa điểm di tích lịch sử trên địa bàn huyện A Lưới TT Tên địa danh Địa điểm

Đã thu hút lượt khách/năm

Tiềm năng thu hút

Ghi chú 1 Di tích Đồi A

biah Xã Hồng Bắc 5.000 7.500 DTLS cấp tỉnh

2 Địa đạo Động So

–A Túc Xã Hồng Bắc 3.000 4.200 DTLS cấp

quốc gia

3 Động Tiên Công Xã Hồng Bắc 1.200 1.900 DTLS cấp

quốc gia

4

Di tích Ngã ba

Đường 74 –

đường 14B

Xã Hương Lâm 5.500 6.700 DTLS cấp

quốc gia 5 Địa đạo A Đon Xã Hồng Quảng 3.600 5.800 DTLS cấp tỉnh

6 Sân bay A Co Xã Hồng Thượng 2.400 4.550 DTLS cấp tỉnh

7 Sân bay A So XãĐông Sơn 2.900 6.000 DTLS cấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

TT Tên địa danh Địa điểm

Đã thu hút lượt khách/năm

Tiềm năng thu hút

Ghi chú quốc gia

8

Di tích Ngã ba

Đường 72 –

đường 14B

Xã: Phú Vinh, Hồng Thượng,

Sơn Thủy

2.350 4.450 DTLS cấp

quốc gia

9

Di tích Km0 đường B45A – Hồng Vân

Xã Hồng Vân 1.280 5.340 DTLS cấp

quốc gia

10 Di tích Dốc Mèo Xã Hồng Vân 4.500 6.750 DTLS cấp

quốc gia 11 Di tích Đồi Con

Cọp Xã Hồng Vân 2.340 4.440 DTLS cấp

quốc gia

12

Di tích Km0

đường 71 –

đường 14B

Xã Hồng Vân 2.300 5.400 DTLS cấp

quốc gia

13 Di tích Chỉ huy

sởBinh trạm 42 Xã Hồng Vân 2.500 5.650 DTLS cấp

quốc gia Nguồn: Phòng Văn hóa –Thông tin huyện A Lưới A Lưới từng là căn cứ địa cách mạng nổi tiếng của chiến trường Trị - Thiên trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, mảnh đất này đã ghi nên bao chiến công vang dội với nhiều tên đất tên người đãđi vào lịch sử. Với gần 100km đường huyết mạch– đường Trường Sơn, đường HồChí Minh huyền thoại đi qua địa bàn huyện đãđi vào lịch sử với nhiều địa danh ghi dấu tên có tên như: Di tích Đồi A Biah (Hamburger Hill),Địa đạo A Đon (Trụ sở Đài phát thanh giải phòng Huế , Địa đạo Động So - A Túc,Động Tiên Công, Sân bay A Co, Sân bay A So, Di tích Km0 đường B45A, Di tích Dốc Mèo, Di tích Đồi Con Cọp, Di tích Km0 đường 71 – đường 14B, Di tích Ngã baĐường 72– đường 14B, Di tích Ngã baĐường 73– đường 14B, Di tích Ngã ba Đường 74– đường 14B, Di tích Chỉhuy sởBinh trạm 42.

Trường Đại học Kinh tế Huế

*Di tích Đồi A Biah, xã Hồng Bắc

Đồi A Biah là một ngọn đồi không lớn thuộc địa phận xã Hồng Bắc, nhìn từ xa có Ngày 10-5-1969, sư đoàn không vận 101 nổi tiếng của Mỹtấn công các vị trí của miền Bắc Việt Nam dọc đường biên giới với Lào. Đó là đồi 937. Quả đồi này đãđược ghi vào lịch sử quân đội Mỹ như một nỗi khổ nhục với biệt danh đồi Thịt Băm. Các bác sĩ bệnh viện di động của quân đội Mỹnói họ chưa bao giờ thấy nhiều người bị thương đến vậy trong một thời gian ngắn... Trong mười ngày chiến trậnở đồi Thịt Băm, nhà xác vùng 1 chiến thuật lúc nào cũng đầy xác lính Mỹ. “Cuộc hành quân ở đồi Thịt Băm là cuộc hành quân điên rồ và vô trách nhiệm”, thượng nghịsĩ Kennedy đã bày tỏsựthất vọng hoàn toàn và ông cũng không thểtìm lời nào gay gắt hơn những lời này. Di tích Đồi A Biah Được công nhận là DTLS cấp tỉnh ngày 13/10/2006.

* Địa đạo Động So - A Túc, xã Hồng Bắc.

Đây là cụm địa đạo đểchuẩn bị cơ sởvật chất, khí tài cho chiến trường Miền Nam mà trước tiên là chiến dịch Xuân 1968. Ngay giữa năm 1965, được sự đồng ý của Bộchính trị, Quân ủy Trung ương quân khu Trị Thiên Huếsau nhiều lần khảo sát đã quyết định chọn dãy núiĐộng So–A Túc thuộc địa bàn xã Hồng Bắc, nơi rất gần với đường HồChí Minh đi qua và cách trung tâm Thị trấn A Lưới không xa để đào nhiều địa đạo thành từng cụm mỗi cụm từ 2 đến 3 địa đạo, nơi đào địa đạo gần khe nước, mỗi địa đạo thường có 2 cửa cao từ 1,55m – 1,65m, rộng từ 1,35m – 1,45m làm điểm tập kết lực lượng cất giấu vũ khí, làm nơi trung nhiều đơn vị mỗi khi hành quân qua khu vực này. Sựxuất hiện của cụm địa đạo Động So– A Túc đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu cao ở chiến trường miền Nam nói chung, Thừa Thiên Huếnói riêng, góp phần trong thắng lợi Chiến dịch Xuân 1968. Cụm địa đạo Đông So - ATúc đãđược Nhà nước công nhận DTLS cấp Quốc gia năm 2005.

* Động Tiên Công, xã Hồng Bắc

Nằmở độ cao 1.091m, Động nằmở lưng chừng núi A Túc, dưới chân là con sông Tà Rình, phía trước mặt có đường Hồ Chí Minh đi qua. Đứng trênđộng có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới. Chính những điều kiện tựnhiên thuận lợi đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

một trạm tiền tiêu lợi hại. Ở đây luôn có một đại đội công binh túc trực tại một quãngđất trống và bằng phẳng có bề dài hơn 300m, bề rộng hơn 150m và đây còn là nơi tập kết chuyên chở hàng hóa như lương thực, thực phẩm, pháo 175 ly, xe tăng thiết giáp vào kho 61. Là nơi trú ẩn kiên cố, an toàn cho hàng vạn lượt cán bộchiến sĩ khi công tác qua đây những năm 1965 – 1976. Động Tiên Công đã được Nhà nước công nhận DTLS cấp Quốc gia năm 2005.

* Di tích Ngã baĐường 74– đường 14B, xã Hương Lâm.

Là ¼ nhánh tiểu mạch về giải phóng đồng bằng Thừa Thiên Huế. Đường 74 nối với đường 14B ở km 116 - 117 phía Nam đồn A Sầu, xuống A Roàng, về Động Do xuống Nam Đông (đoạn này dài 64 km). Đường 74 được bắt đầu thi công vào giữa năm 1974, sau sáu tháng thì hoàn thành, lực lượng làm đường gồm toàn bộlữ đoàn công binh 219 của quân đoàn 2 và được tăng cường thêm hai tiểu đoàn công binh Quân khu Trị Thiên Huế do đồng chí Nguyễn Hoa, lữ đoàn trưởng công binh 219 trực tiếp phụtrách thi công. Mục tiêu của chúng ta khi mở đường 74 nhằm đưa vật chất, phương tiện, khí tài và lực lượng ta xuống Quốc lộ 1A, chuẩn bị cho hướng tiến công chủ yếu của ta trong chiến dịch Xuân Hè 1975. Do vị trí và tác dụng của tuyến đường này trong ý đồ chiến dịch nên Bộ tư lệnh quân khu Trị Thiên Huếvà Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 trực tiếp và thường xuyên chỉ đạo, tăng cường thêm phương tiện như máy móc, thuốc nổ, lương thực, thực phẩm. Đặc biệt khi tuyến xuống sâu như mũi dao nhọn, hấp thúc vào sườn địch nên chúng xuống cao điểm 64 (km6) để ngăn chặn đường tiến quân của ta. Nhưng với phương châm “mở đường để đánh địch, đánh địch để mở đường” lực lượng công binh ta đã dùng hỏa lực để đánh địch, buộc địch phải rút ngay trong ngày khi chúng đổ quân xuống. Đường làm đến đâu, vật chất, binh khí kỹthuật, xe tăng, pháo 130 ly cũng theo dân lót sẵn chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công xuân 1975. Được Nhà nước công nhận là DTLS cấp Quốc gia năm 1993.

*Địa đạo A Đon, xã Hồng Quảng: Nằm sát chân đồi A Đon thuộc xã Hồng Quảng. Là nơi cất dấu và xây dựng Đài phát thanh giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

và chuẩn bị cho chiến thắng Mùa xuân 1975. Được công nhận là DTLS cấp tỉnh 13/10/2006.

* Sân bay A Co, xã Hồng Thượng

Thuộc địa phận thôn Tà Bạt, xã Hồng Thượng, cách ngã ba Bốt Đỏ (ngã ba đường 72 –14B) 2km về hướng Tây Nam, cách trung tâm Thành phốHuế70km về hướng Đông theo quốc lộ 49 (đường 12). Sân bay được Mỹ- Ngụy xây dựng vào năm 1960 có quy mô nhỏ hơn so với các sân bay khácở A Lưới và đồng bằng nhằm chống phá tuyến đường vận tải vào Nam ra Bắc của quân ta. Đây là âm mưu mà Mỹ - Ngụy thực hiện chiến lược “chặn ngay cả 4 phía” và cũng là một trong ba tụ điểm tập trung cải trang của tiểu đoàn biệt kích Mỹ. Song mọi nỗlực của đế quốc Mỹvà tay sai đều không thực hiện được. Phong trào đồng khởi năm 1963 – 1964, quân và các dân tộcở A Lưới dưới sựlãnh đạo của Đảng, Mặt trận giải phóng dân tộc miền Namđãđồng loạt nổi dậy pháấp chiến lược, đánh chiếm đồn Bốt Đỏ, sân bay A Co buộc địch phải tháo chạy, góp phần rất lớn trong việc phá bỏ hành lang chiến lược đường HồChí Minh.

* Sân bay A So, xãĐông Sơn

Cách đường HồChí Minh 2km về phía Đông, cách trung tâm Thành phốHuế 90km về hướng Đông Nam theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh. Những năm 1955 – 1959, chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm được sự hà hơi tiếp sức của đế quốc Mỹ đã xây dựng nhiều đòn bốt ởcác vị trí xung yếu tại A Lưới như A So, Bốt Đỏ, A Co... xây dựng các trại tập trung, dồn đồng bào ta vàoấp chiến lược hòng cô lập đồng bào với cách mạng. Song với tinh thần kiên cường và bất khuất, nhân dân các dân tộc A Lưới đã đoàn kết một lòng, thủy chung với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Bác Hồ. Nhờ đó mà phong trào cách mạng nơi đây được mở rộng và lan tỏa khắp nơi.

Để đối phó với tình hìnhđó, Mỹ đã xây dựng Sân bay A So vào năm 1960, với mục đích tăng cường tiềm lực chống phá cách mạng, nhất là ngăn chặn sự lớn mạnh của tuyến đường Hồ Chí Minh. Năm 1966, Sư đoàn 324 của quân khu 4 đã phối hợp với bộ đội chủ lực địa phương phá hủy hoàn toàn sân bay này. Cả một

Trường Đại học Kinh tế Huế

vùng rộng lớn phíaNam A Lưới được giải phóng, tạo điều kiện cho đường Hồ Chí Minh phát triển. Từ 1960 đến 1966 nơi đây đã diễn ra 2123 trận đánh lớn nhỏ, tiêu hao 2200 tên địch, hàng binh 705 tên. Sân bay A So được công nhận là DTLS cấp Quốc gia vào tháng 2 năm 2013.

* Di tích Ngã baĐường 72– đường 14B

Thuộc 3 xã Phú Vinh, Hồng Thượng, Sơn Thủy. Ngã ba đầu đường 72 -đường 14B và địa điểm Bốt Đỏ, nguyên trước đây là con đường mòn có từ thời Pháp, gọi là đường 49 (đường 12) đi từ Huế lên Bình Điền, Tà Lương, Bốt Đỏ, A Lưới. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ta chủ trương lợi dụng con đường sẵn có này để phát huy lực lượng, tấn công xuống Huế khi có điều kiện.

Trước năm 1968 ta đã sửa chữa đường 49 từ A Lưới xuống đến gần Tà Lương (khoảng 40 km) nhằm đưa vật chất, phương tiện, lực lượng vũ trang xuống áp sát mục tiêu chính là thành phốHuế và sân bay Phú Bài, khi đó địch đã rãi nhựa đường 49 từHuế đến BìnhĐiền và lập hệthống phòng thủ ngăn chặn hoạt động của ta, khi phát hiện ta làm đường, địch đã tập trung hỏa lực nhằm ngăn chặn nhưng với quyết tâm của ta, tuyến đường vẫn được mở. Cơ sở vật chất, kể cả pháo và xe tăng ta đã dần dần “lót ổ” Bản trên tuyến. Đường 49 là trục đường tiến quân và triển khai lực lượng xuống hướng Nam Bắc Huế. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân (1968) của Trung đoàn 9; Trung đoàn 6 và Trung đoàn 12. Được Nhà nước công nhận DTLS cấp Quốc gia năm 1993.

* Di tích Km0 đường B45A, xã Hồng Vân

Đường nối từ đường HồChí Minh từ Đông Trường Sơn từ ngã ba Hồng Vân thuộc thôn Kêr dưới chân đèo Pe kêr với Tây Trường Sơn tại La Hạp thuộc tỉnh Sê Kông nước bạn Lào.Đường B45A đi vào vùng giáp ranh tranh chấp giữa ta và địch.

Là một trọng điểm lớn – Km0 – đường B45A thường xuyên bị địch đánh phá.

Trung bình mỗi tháng địch đánh tới 10 – 15 ngày, tháng cao điểm như tháng 2 năm 1970 địch đánh tới 28 ngày. Trong tháng 7 của mùa khô năm 1969 – 1970, không quân Mỹ đã ném xuống khu vực Km0– đường B45A hơn 31.000 quảbom, mìn các loại, trong đó có 9.886 quả bom từ trường, 1.215 quả bom nổ chậm và 48 loạt mìn

Trường Đại học Kinh tế Huế