• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lí luận và các vấn đề cần nghiên cứu

1.1.5. Đánh giá các nghiên cứu liên quan

Tham khảo luận văn “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế-Xã hội trường Đại học Tiền Giang”

Đây là nghiên cứu phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn laptop của sinh viên, là đối tượng có nhu cầu laptop rất cao nên việc tìm hiểu thông tin để đưa ra quyết định mua là rất cần thiết và quan trọng

Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ: Từ việc thảo luận với khoảng 5 bạn sinh viên khóa 8 khoa KT_QTKD xung quanh những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua laptop của sinh

Đại học kinh tế Huế

viên, thu thập ý kiến và trao đổi với nhau thì đề tài rút ra được mô hình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua laptop của sinh viên khóa 8 khoa KT_QTKD trường Đại học An Giang. Kết quả cuộc trao đổi giúp đề tài rút ra được 9 nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua laptop của sinh viên khóa 8 khoa KT_QTKD là:

(1) Thương hiệu, (2) Giá cả, (3) Kiểu dáng, (4) Cấu hình, (5) Tính năng, (6) Chất lượng, (7) Khuyến mãi và dịch vụ, (8) Sự lựa chọn của thị trường, (9) Sự tác động của con người.

Mô hình nghiên cứu của đề tài:

Sơ đồ 1.6. Mô hình nghiên cứu luận văn “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế-Xã hội trường Đại học An Giang”

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng: sau khi nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh phù hợp, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức. Triển khai phỏng vấn đại trà: phỏng vấn 100 sinh viên khóa 8 khoa KT_QTKD đang sử dụng laptop bằng bảng câu hỏi đã hoàn chỉnh.

Các dữ liệu thu thập được sẽ được mã hóa làm sạch dữ liệu và đưa vào xử lý bằng phần mền Excel để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

LỰA CHỌN LAPTOP

Sự tác động của con người

Thương hiệu

Sự lựa chọn của thị trtrường

Chất lượng Tính năng

Cấu hình Khuyến mãi và dịch vụ

Kiểu dáng Giá cả

Đại học kinh tế Huế

laptop của sinh viên khóa 8 khoa KT_QTKD.

Hạn chế của đề tài: Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn đại trà sẽ không phản ảnh được tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Đồng thời với số liệu thu thập được tác giả chỉ xử lý bằng phần mềm Exel để phân tích những nhân tố ảnh hưởng nên chưa phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố.

Học được từ nghiên cứu: Nghiên cứu đã đưa ra được 9 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop, đây là cơ sở hứu ích giúp tôi rút ra được các yếu tố trong nghiên cứu của mình. Các nhân tố này là ảnh hưởng đến quyết định mua loại laptop nào, còn trong nghiên cứu mà tôi đang thực hiện là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy tính tại công ty THNN Lạc Việt. Như vậy bên cạnh chọn mua loại máy tính nào thì còn việc lựa chọn nhà cung cấp máy tính là tại công ty hay một công ty khác. Do đó các yếu tố như thương hiệu, giá cả, khuyến mãi và dịch vụ không phải chỉ là yếu tố về máy mà còn cả doanh nghiệp cung cấp máy tính.

Tham khảo luận văn: “Các tiêu chí lựa chọn laptop của sinh viên khoa Nông nghiệp trường ĐH An Giang”

Nghiên cứu đưa ra các tiêu chí mà sinh viên quan tâm khi lựa chọn một laptop. Các tiêu chí được tác giả nghiên cứu và tìm ra qua quá trình nghiên cứu sơ bộ phỏng vấn 5-7 sinh viên dựa trên các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

Mô hình nghiên cứu của đề tài:

TIÊU CHÍ LỰA CHỌN LAPTOP Kiểu dáng

Sở thích

Tính năng

Mong muốn

Giá cả Bảo hành Thương hiệu

Đại học kinh tế Huế

Sơ đồ 1.7. Mô hình nghiên cứu luận văn “Các tiêu chí lựa chọn laptop của sinh viên khoa Nông nghiệp trường ĐH An Giang”

Học được từ nghiên cứu: Ngoài yếu tố nhu cầu và mong muốn để hình thành nên động cơ lựa chọn mua laptop thì có 6 yếu tố tác động đến việc lựa chọn laptop của sinh viên là: Tính năng, giá cả, bảo hành, thương hiệu, kiểu dáng, sở thích.

Trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn mua laptop thì chỉ có yếu tố sở thích cần được xem xét lại. Nguyên nhân là yếu tố này khá trừu tượng, để hình thành nên yếu tố này cũng phải qua các tiêu chí như thương hiệu, mẫu mã, cấu hình và tính năng máy nên không phù hợp để đưa ra thành một yếu tố riêng.

Tham khảo khóa luận “Nghiên cứu hành vi khách hàng trước khi quyết định mua máy tính để bàn tại công ty cổ phần Huetronics” của tác giả Phan Thị Minh Nga-K40 QTKD Marketing.

Đây là nghiên cứu tìm hiểu về hành vi trước khi mua máy tính để bàn tại công ty cổ phần Huetronics của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế. Đề tài đã đạt được các mục tiêu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi khách hàng trước khi ra quyết định mua máy vi tính để bàn, mô tả hành vi khách hàng trước khi ra quyết định mua máy tính để bàn từ đó tìm ra nhân tố tác động đến hành vi của họ trong tùng giai đoạn của tiến trình trước khi ra quyết định mua, đề xuất các giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hành vi mua của khách hàng đối với sản phẩm máy tính để bàn của công ty cổ phần Huetronics

Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí khách hàng quan tâm khi lựa chọn máy vi tính để bàn gồm:

1. Giá tiền

2. Cấu hình, tính năng máy 3. Thương hiệu, uy tín DN 4. Kiểu dáng máy

5. Dịch vụ bảo hành và chăm sóc khách hàng 6. Khuyến mãi

7. Nhãn hiệu nhà sản xuất

Đại học kinh tế Huế

Các tiêu chí quan trọng đối với khách hàng khi lựa chọn nhà cung cấp máy tính để bàn:

1. DN có giá cả hợp lý nhất

2. DN có chương trình khuyến mãi hấp dẫn 3. DN khách hàng tin tưởng nhất

4. DN có quy mô lớn nhất

5. DN được nhiều người biết đến nhất Phương pháp nghiên cứu đề tài:

- Quan sát phản ứng hành vi của khách hàng ngay tại cửa hàng máy tính của công ty cổ phần Huetronics

- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi

- Phân tích dữ liệu thống kê bằng SPSS: Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình; kiểm định mối quan hệ giữa hai biến định tính; kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình cuả tổng thể.

Ưu điểm của nghiên cứu:

Nghiên cứu này có một ưu điểm nổi bật là tác giả nghiên cứu rất kỹ từng hành vi, ý kiến của khách hàng trước khi quyết định mua sản phẩm máy tính để bàn tại công ty.

Đồng thời phân tích các mối liên hệ giữa các tiêu chí đến mức độ chắc chắn mua của khách hàng rất cụ thể và thể hiện được mục tiêu nghiên cứu.

Hạn chế của nghiên cứu:

Với tổng thể là khách hàng có nhu cầu mua máy tính để bàn tại TP Huế thì mẫu điều tra 100 mẫu là hẹp nên chưa phản ánh đầy đủ và chính xác toàn bộ tổng thể.

Học được từ nghiên cứu:

Các tiêu chí mà tác giả đã nghiên cứu và đưa ra là cơ sở vững chắc giúp tôi xác định được các yếu tố có thể tác động đến quyết định lựa chọn mua sản phẩm máy tính của khách hàng và hiểu sâu hơn về hành vi khách hàng trước khi mua.

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về Hành vi mua laptop của sinh viên ở thành phố Bangalore, Ấn Độ vào tháng 9/2013 của Tiến sĩ H.S.Adithya

Đối tượng tham gia là các sinh viên bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi từ 18-25.

Nghiên cứu được thực hiện trong 3 tháng với cỡ mẫu là 200 đã xác định có 8 yếu tố

Đại học kinh tế Huế

quan trọng ảnh hưởng đến sinh viên khi họ mua một laptop và giúp các nhà tiếp thị hiểu biết nhu cầu của sinh viên. Các yếu tố đó là Phần cứng, Thiết kế, Phần mềm gốc, Linh kiện, Khuyến mãi, Quảng cáo, Thương hiệu, Cải tiến. Tuy nhiên, có thể xét tổng hợp hai yếu tố phần cứng và phần mềm gốc lại với nhau thành một yếu tố chung trong nghiên cứu của tôi là thuộc về nhóm nhân tố cấu hình và tính năng của máy tính.

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua laptop của giáo viên trong nghiên cứu của Shamsunnahar Tania.

Mục tiêu nghiên cứu là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của giáo viên và đánh giá sự khác nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến giáo viên nam và nữ. Nghiên cứu cũng đưa ra mô hình 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của người tiêu dùng là Đặc điểm kỹ thuật, Tính năng đặc biệt, Tính năng di động, Thương hiệu và Giá trị. Yếu tố tính năng di động không được xem xét đến trong nghiên cứu của tôi, bởi vì công ty TNHH kinh doanh cả mặt hàng máy tính để bàn phục vụ nhu cầu cá nhân và máy tính xách tay. Còn lại các nhóm nhân tố khác tương tự như những nghiên cứu trên.

1.1.6. Đề xuất quy trình và mô hình nghiên cứu