• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa Bắc

Bám sát mục tiêu, định hướng của Agribank Bắc Quảng Bình, tiếp tục đầu tư các dự án truyền thông; tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nâng mức cho vay đối với các hộ gia đình và cá nhân có đủ điều kiện, có phương án SXKD khả thi có hiệu quả; khai thác triệt để hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng hộ có quy mô nhỏ đến 200 triệu đồng, đến 100% hộ vay có nhu cầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chuyển đổi cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dư nợ lãi suất thị trường, lãi suất dương; việc cho vay các đối tượng theo NQ 30a/2008/NQ-CP, thực hiện nhiêm túc, đúng đối tượng, cho vay theo TT 39 của NHNN phải có chứng minh năng lực tài chính minh bạch; xử lý nghiêm cán bộ cho vay sai đối tượng, sai mục đích theo quy định.

Triển khai NĐ 55/2015/NĐ-CP, chuyển tải sâu rộng chính sách của Nghị định đến chính quyền xã, thị rấn, tổ vay vốn, từng người dân trên địa bàn, thông qua hình thức tuyên truyền như: phát tờ rơi quảng cáo, sinh hoạt tổ vay vốn, giao ban tổ nhóm tại các xã…..

Đầu tư các dự án có hiệu quả như: Các mô hình trang trại, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi trâu bò lai, thu mua chế biến nông sản, cho vay xuất khẩu lao động, phát triển đầu tư dịch vụ, mở rộng ngành nghề, các mô hình dự án mới… Quan tâm chăm sóc khách hàng truyền thông, tìm kiếm khách hàng mới đến với Agribank, đầu tư mở rộng đối tượng vay với các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có hiệu quả đảm bảo uy tín trên địa bàn.

Tập trung khai thác cho vay tiêu dùng, thấu chi đối với cán bộ viên chức, công chức các ngành, trường học, xã, thị trấn, người có thu nhập ổn định; lập danh sách phân công cán bộ tiếp cận nắm bắ, tuyên truyền, vận động đến từng cơ quan, ban ngành, trường học hiện có trên địa bàn (Trưởng phòng Kế hoạch và kinh doanh dự kiến phân công cán bộ phụ tracshm làm việc đến từng cơ quan, đơn vị, trường học) nahwms khai thác, đáp ứng như cầu tiền gửi và tiền vay.

Các phòng nghiệp vụ thường xuyên nắm bắt thông tin, tình hình biến động lãi suất của các TCTD có cho vay trên địa bàn; thông tin thị trường, thị phần, kịp thời tham mưu cho Giám đốc chi nhánh để quyết định lãi suất cạnh tranh; thực hiện tốt chính sách chăm sóc, ưu đãi khách hàng phù hợp với từng đối tượng, và mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Tăng cường hoạt động cho vay, thu nợ qua tổ nhóm, tiếp tục cũng cố, kiện toàn hoạt động tổ vay vốn, tuyên truyền, đẩy mạnh thành lập mô hình tổ cho vay liên kết. (Giao chỉ tiêu số lượng thành lập tổ liên kết, hướng dẫn hồ sơ lập tổ, và

Trường Đại học Kinh tế Huế

phòng tín dụng tham mưu thực hiện trong quý II; kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt việc tổ trưởng tựthu nợ, lãi của khách hàng.

Cạnh tranh lành mạnh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, thông qua thái độ làm việc, phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng khi cho vay cũng nhưtheo dõi thu nợ (gốc, lãi) khi đến hạn với tinh thần gần gũi, mềm dẽo, thân thiện nhưng kiên quyết; khẳng định vị thế và thương hiệu của Agribank.

Thực hiện khảo sát kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương phù hợp (CBTD phải nắm rõ kinh tế địa phương; nắm rõ chương trình hành động phát triển kinh tế xã hội triển khai thực hiện nghị quyết hàng năm của Hội đồng nhân dân từng xã, thị trấn, nắm bắt tiến độ thực hiện MTQG về XDNTM, khảo sát nhu cầu vay vốn nông nghiệp nông thôn, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch đầu tưtín dụng).

Trên cơ sở phân công địa bàn phụ trách nhưng tạo tính cạnh tranh đối với CBTD, không giới hạn địa bàn giữa địa bàn quản lý của từng CBTD, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, phục vụ khách hàng tốt nhất, mặt khác phát huy tính chủ động tìm kiếm khách hàng của cánbộ tín dụng.

Mỗi CBTD có trách nhiệm theo dõi, quản lý, chăm sóc không để khách hàng của mình, của Agribank đi vay hoặc giao dịch các TCTD khác khi Agribank có đủ điều kiện cho vay.

Nghiêm cấm CBTD tự ý từ chối khách hàng vay khi chưa có ý kiếncủa lãnh đạo; đối với lãnh đạo phải thường xuyên sâu sát, kèm cặp, bồi dưỡng hướng dẫn, tăng cường thời gian về cơ sở, thực hiện công tác kiểm tra giám sát thời gian và hiệu quả công việc đối với cấp dưới; có kế hoạch cụ thể hàng tuần đối với từng cán bộ tín dụng, thường xuyên nắm bắt nhu cầu vay vốn và giải quyết kịp thời các vư-ớng mắc; chấn chỉnh, xử lý kịp thời những cán bộ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ trì trệ gây phiền hà, nhũng nhiễu khách hàng…làm ảnh hưởng đến kết quả chung của đơn vị, thương hiệu Agribank

Cũng cố, duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt các xã, thị trấn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở, sự phối hợp của các tổ chức ban, nghành cấp huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nâng cao chất lượng tín dụng, thông qua việc phân tích nợ hàng tháng, hàng quý; chấm điểm phân loại khách hàng. Theo dõi, cập nhật diễn biến nợ (gốc, lãi) đến hạn trong kỳ; nợ quá hạn, nợ phát sinh theo CIC, xử lý quyết liệt nợ quá hạn từ 50 ngàyđến 89 ngày có nguy cơ chuyễn nhóm, từ đó có biện pháp quản lý, đôn đốc xử lý ngăn chặn theo từng nhóm khách hàng; ngăn chặn nợ nhóm 2 ở tỷ lệ <

5%Tổng dư nợ.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng trưởng dư nợ đi đối với an toàn vốn và hiệuquả. tăng cường kiểm tra trước, trong, và sau khi cho vay; tùy thực trạng từng khoản nợ, từng khách hàng, kiên quyết áp dụng các biện pháp nhắc nhỡ, đôn đốc, xử lý, thu hồi tài sản, khởi kiện, đề nghị miễn, giảm lãi theo quyđịnh, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ; kiên quyết áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi nợ theo quy định, khống chế nợ xấu tối đa: 0,39%/Tổng dư nợ; Nợ xấu trong khoảng 1,900-2,000 tỷ đồng

Thu nợ rủi ro, nợ bán VAMC (nếu có): Số dư NXLRR đến cuối năm 2017:

3,723 tỷ đồng, thuộc những khoản nợ khó có khả nảng thu hồi; vì vậy cần áp dụng các biện pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn như kê biên tài sản, khởi kiện, kết hợp với các chính sách đề nghị miễn, giảm lãi theo quy định, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ; kiên quyết áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi nợ theo quy định đối với các khoản nợ dư nợ ngoại bảng từ XLRR, nợ bán VAMC và dự kiến khả năng XLRR năm 2018, tiến hành phân tích cụ thể thực trạng từng khoản nợ, tích cực áp dụng các biện pháp xử lý thu hồi, phấn đấu thu 1,000 tỷ đồng (27%) số nợ đó XLRR;

giao trách nhiệm cho từng lãnh đạo kể cả Ban Giám đốc, cán bộ liên quan người thân trực tiếp cùng CBTD tập trung xử lý quyết liệt bằng nhiều hình thức phù hợp với thực trạng từng khoản nợ, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra..

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại Agribank