• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài học kinh nghiệm của hệ thống NHTM ở một số nước trên thế giới về quản

PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN

1.6. Bài học kinh nghiệm của hệ thống NHTM ở một số nước trên thế giới về quản

1.6.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Trên thực tế, sự phát triển quá nóng của kinh tế Trung Quốc thời gian qua tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trung Quốc chỉ chiếm có 4% GDP toàn thế giới, nhưng lại tiêu thụ tới 19% sản lượng dầu mỏ, 21% sản lượng xi măng và gần 30% sản lượng thép toàn thế giới... Như vậy cũng có nghĩa là nó đang tạo ra những hiệu ứng rất mạnh với các nền kinh tế. Trong thời gian qua, giá một loạt nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như hạt nhựa, clinke (sản xuất xi măng), dầu mỏ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

phôi thép, than coke (luyện thép), sợi dệt, bột giấy, armoniac (sản xuất phân bón)...tăng mạnh trên thị trường thế giới đều có chung nguyên nhân là bị sức hút mạnh từ thị trường Trung Quốc.

Trước thực trạng này, vừa qua Trung Quốc đã có nhiều động thái tích cực về cải cách tín dụng. Cụ thể là họ đã thành lập cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng độc lập nằm ngoài Ngân hàng Trung ương; áp dụng chuẩn mực giám sát ngân hàng theo Công ước Basel; làm sạch bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại;

xóa nợ quá hạn với biện pháp rất mạnh là dùng dự trữ ngoại tệ để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại quốc doanh mà không sợ lạm phát; xây dựng các thể chế mới; cổ phần hóa 2 ngân hàng thương mại lớn và tiến tới tự do hóa lãi suất... Những chính sách này hiện đang mang lại thành công và góp phần làm cho sự phát triển kinh tế lành mạnh, cũng như giảm thiểu những rủi ro do tăng trưởng quá nóng có thể gây ra.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính mạnh mẽ hơn Việt Nam, nhất là với các giao dịch tài khoản vãng lai, tài khoản vốn. Chẳng hạn Trung Quốc cho người nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán mạnh hơn, cho giữ tỷ lệ cổ phần trong các DN theo qui định cũng cao hơn Việt Nam. Chính vì vậy mà dòng vốn đầu tư chảy vào đây rất mạnh. Hiện các tập đoàn xuyên quốc gia đang muốn biến Trung Quốc thành công xưởng sản xuất cho cả thế giới.

Ở Thái Lan, sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:

Thứ nhất, Thái Lan đóng cửa 52 chi nhánh ngân hàng và công ty tài chính tiến hành tổ chức sắp xếp lại các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, Các NHTM Thái Lan đã cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng; hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có; các ngân hàng không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định là 7% trong đó 2% tiền gửi tại ngân hàng Trung ương tối đa không quá 2,5% tiền mặt, còn lại dưới dạng chứng khoán và buộc các ngân hàng bị đóng cửa phải tăng vốn điều lệ lên 15% tổng nguồn vốn thì mới có thể tiếp tục hoạt động.

Thứ ba, Chính phủ tiến hành lập cơ quan tái cơ cấu tài chính (Financial Restructuring Agency - FRA) để quản lý thanh khoản cho 58 chi nhánh ngân hàng và công ty tài chính có vấn đề. FRA có nhiệm vụ đảm bảoan toàn cả vốn lẫn lãi cho người gửi tiền, đồng thời thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Managenment Company -AMC) có trách nhiệm quản lý các khoản nợ khó đòi, tiến hành xử lý thu nợ.

Với những kiên quyết trong cải cách ngân hàng vừa qua theo “cơ chế cứu hộ” của Chính phủ đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng.

1.6.2. Những bài học kinh nghiệm

Qua khảo sát một số nét về tình hình quản lý tín dụng ở một số nước, có thể rút ra một số bài học sau:

- Một là: Vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các NHTM.

- Hai là: Chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy sẽ giúp cho ngân hàng tìmđược người vay có triển vọng. Muốn vậy, kinh doanh ngân hàng phải gắn liền với thông tin và cung cấp thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là quản lý tín dụng phải tập trung vào công tác phòng ngừa, tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay để giảm tối đa các khoản nợ bị mất mát.

- Ba là: Quản lý tín dụng tập trung quản lý tài sản có. Thông qua việc xếp loại các tài sản có và trích lập quỹ dự phòng, NHTM vừa giám sát được chất lượng tín dụng vừa có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

- Bốn là: Chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện nếu môi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh có các chỉ tiêu đầy đủ, cụ thể được định lượng hoá thuận lợi trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

việc giám sát, kiểm tra áp dụng các hình thức tín dụng phù hợp với khả năng rủi ro của khoản tiền cho vay.

- Năm là: Tiêu chuẩn hoá có tính chất quốc tế các chỉ tiêu quản lý nợ đã và đang thực hiện, tạo sự tiện lợi trong việc giao dịch giữa các nước.

- Sáu là: Việc thành lập quỹ dự phòng tổn thất cáckhoản nợ là cần thiết, tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể của mỗi nước, nguồn hình thành quỹ có thể trích từ quỹ hay thu nhập.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày các nội dung tổng quát liên quan đến chất lượng tín dụng như khái niệm,các yếu tố cấu thành hay các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tínhdụng.

Nội dung của chương cũng đãđề cập đến sự hài lòng của khác hàng, mô hìnhđánh giá và sựu cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. Ngoài ra, kinh nghiệm của các NHTM cổ phần Việt nam cũng đã được xem xét, trên cơ sở đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, các NHTM phải nhận thức rõ được cách đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng cũng như các nhân tố nào ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ tín dụng của chính bản thân ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế