• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN

1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng

1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của NHTM

Tùy theo quan điểm nhìn nhận và góc độ phân tích trên các phương diện để xem xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khác nhau, nhưng nhìn chung khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng các chỉ tiêu định tính và định lượng.

1.3.5.1. Chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính tương đối, rất khó xác định thường được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng một cách khái quát.

Thứ nhất, đó là việc đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ hai, đó là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất, phí, thời gian phục vụ…

Thứ ba, là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.

Thứ tư, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như: công chứng, trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo, các tổ chức, đoàn thể để làm tốt công tác cho vay.

Thứ năm, được khách hàng đánh giá vốn tín dụng mà họ sử dụng mang lại hiệu quả trong SXKD.

Do chỉ tiêu đánh giá rất khó xác định, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng vì vậy trên thực tế khi nói đến chất lượng tín dụng thường người ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêu mang tính định lượng.

1.3.5.2. Các chỉ tiêu khác a. Chỉ tiêu tổng dư nợ

Dư nợ cho vay (DNCV) đối với các phản ánh quy mô vốn ngân hàng cho vay tại một thời điểm. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể biết quy mô vốn vay đối ở các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay (%) phản ánh khả năng mở rộng quy mô cho vay của Ngân hàng qua các năm [4].

DNCV (nămn)-DNCV(nămn-1)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay = *100%

DVCV(nămn-1)

Nếu chỉ tiêu dư nợ cao cùng với tốc độ tăng trưởng qua các năm là dương (>0) thì điều này phản ánh sản phẩm cho vay mà ngân hàng cung ứng thực sự thu hút và lôi cuốn được khách. Qua đây, có thể thấy nhu cầu về vốn ngày càng được ngân hàng đáp ứng nhiều hơn. Tuy nhiên, dư nợ cao chưa hoàn toàn cho chúng ta

Trường Đại học Kinh tế Huế

b. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Mức độ an toàn của hoạt động cho vay được phản ánh qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, do đó tỷ lệ này là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay.

Người ta tính tỷ lệ này như sau [14]:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh một phần chất lượng cho vay của ngân hàng là thấp. Khả năng thu hồi vốn có vấn đề sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nếu nợ quá hạn cao vượt quá khả năng bù đắp thì có thể làm cho ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận chất lượng cho vay là cao nếu chỉ tính riêng tỷ lệ này thấp, bởi vì có thể ngân hàng đang theo đuổi một chính sách cho vay an toàn, ít rủi ro, tức là không mở rộng cho vay. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTM cũng sẽ thu ít lợi nhuận hơn từ hoạt động cho vay. Chính vì thế, để đánh giá chất lượng cho vay chính xác cần phải kết hợp với hai chỉ tiêu ở trên: dư nợ và doanh số cho vay.

Đối với các khoản nợ quá hạn này, các ngân hàng thương mại có thể xem xét nguyên nhân phát sinh để tiến hành gia hạn nợ. Điều này vừa giảm áp lực trả nợ vừa giúp ngân hàng có thể thu hồi được vốn cho vay. Tuy nhiên, thời gian gia hạn với khoản nợ quá hạn phải hợp lý nếu không nguy cơ mất vốn càng cao. Do đó, để đánh giá chất lượng cho vay cần xem xét chỉ tiêu khả năng thu hồi nợ quá hạn đối với doanh nghiệp này.

c. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu này được tính theo công thức dưới đây.

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động.

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động. Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng về vốn của bản thân ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

d. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong đáp ứng nhu cầu khách hàng:

Vòng quay vốn

=

Doanh số thu nợ

x 100%

tín dụng Dư nợ tín dụng

Chỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng hiệu quả, có khả năng kiểm soát nợ tốt, công tác thu nợ tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao

e. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng tuy chứa nhiều rủi ro nhưng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do vậy, chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại. Chính vì vậy, ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng còn phải tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay.

1.3.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngtín dụngcho vay tại NHTM