• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN

1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng

1.3.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay tại NHTM

d. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong đáp ứng nhu cầu khách hàng:

Vòng quay vốn

=

Doanh số thu nợ

x 100%

tín dụng Dư nợ tín dụng

Chỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng hiệu quả, có khả năng kiểm soát nợ tốt, công tác thu nợ tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao

e. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng tuy chứa nhiều rủi ro nhưng là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do vậy, chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại. Chính vì vậy, ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng còn phải tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay.

1.3.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngtín dụngcho vay tại NHTM

b. Công tác tổ chức Ngân hàng

Tổ chức của Ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp Ngân hàng theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản cho vay và các khoản huy động vốn. Đây chính là cơ sở để tiến hành các hoạt độngcho vay lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vay [4].

c. Quy mô vốn của Ngân hàng

Sức mạnh của Ngân hàng thể hiện quy mô vốn tự có của nó. Vốn chủ sở hữu càng nhiều chứng tỏ Ngân hàng đó càng mạnh và có thể phát triển hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà không bị hạn chế. Hiện nay, ở các nước trên thế giới các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được phép cho vay đối với một khách hàng trongmột giới hạn nào đó trên vốn tự có của các NHTM tuỳ theo quy định mỗi nước. Do đó, nếu gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu Ngân hàng không những có thể phát triển hoạt động tín dụng về quy mô mà còn có thể hạn chế bớt rủi ro liên quan xảy ra bởi vì vốn chủ sở hữu như một tấm lá chắn an toàn giúp NHTM đứng vững trước các tổn thất không thu hồi các khoản cho vay. Vì vậy, tăng quy mô vốn điều lệ hiện nay đang là xu thế phát triển của hầu hết NHTM, điều này quyết định đến khả năng cạnh tranh của các NHTM trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung và đáp ứng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế [4].

d. Chính sách và quy trình cho vay

Chính sách cho vay là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động cho vay đi đúng hướng và phát triển, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một NHTM. Một chính sách tín dụng cho vay đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của ngân hàng nhà nước đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của NHTM có đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tế của thị trường cũng như Ngân hàng hay không.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với một ngân hàng, quy định cho vay với một khách hàng không quá một giới hạn nào đó cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng cho vay [4].

Có thể nói, quy trình cho vay là một phần quan trọng bên cạnh chính sách cho vay bởi vì nó cụ thể hoá các vấn đề chính trong chính sách cho vay thông qua các bước thực hiện bắt đầu từ chuẩn bị cho vay, phát triển vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi nợ. Chất lượng tín dụng có được đảm bảo an toàn hay không tuỳ thuộc vào thực hiện tốt hay không các quy định, các bước của quy trình nghiệp vụ cho vay và phối hợp các bước đó với nhau. Hoạt động cho vay có nhiều rủi ro. Chính vì thế, nâng cao công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay trong quy trình tín dụng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động tín dụng.Chính sách tín dụng kết hợp với quy trình tín dụng là nhân tố trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp trong nước [2].

e. Công tác kiểm tra và kiểm soát tín dụng cho vay

Công tác kiểm tra và kiểm soát tín dụng nói chung và cho vay nói riêng tác động quan trọng đến chất lượng tín dụngcủa các NHTM. Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng có được những thông tin về tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng như của khách hàng vay nhằm duy trì có hiệu quả hoạt động cho vay đang được xúc tiến, phù hợp với chính sách tín dụng mà cụ thể với chính sách cho vay, thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm tra, kiểm soát bao gồm:

Kiểm tra chính sách tín dụng cho vay và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền điều hành, quản lý, giám sát các khoản vay, hồ sơ, thủ tục cho vay).

Kiểm tra định kỳ, đột xuất kiểm tra nội bộ hoặc do Hội đồng kiểm tra, giám sát thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tín dụng đặc biệt là hoạt động cho vay.

Bên cạnh đó, muốn công tác kiểm tra đánh giá có hiệu quả đòi hỏi cán bộ kiểm tra và kiểm soát phải có trình độ giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

f. Hệ thống thông tin cho vay

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, thông tin là nhân tố có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đối với các NHTM, các thông tin kinh tế trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Ngân hàng lại có ý nghĩa quan trọng hơn nữa đặt biệt đối với hoạt động cho vay bởi đây là hoạt động nhạy cảm với các luồng thông tin trong nền kinh tế. Số lượng và chất lượng thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ quyết định độ chính xác trong việc phân tích, nhận định, đánh giá thị trường và khách hàng. Điều này giúp cho cán bộ tín dụng cho vay đưa ra quyết định cho vay kịp thời và sáng suốt, không làm lỡ mất cơ hội đầu tư. Với các doanh nghiệp lớn, ngân hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh trước khi cho vay. Nhưng với các doanh nghiệp ở nước ta nguồn thông tin khó tiếp cận, không rõ ràngthậm chí không có thông tin đảm bảo về doanh nghiệp xin vay vốn nhất làở các nước đang phát triển. Chính vì thế, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro và chất lượng chovay thì thông tin tín dụng về khách hàng doanh nghiệp này phải được thu thập đầy đủ từ nhiều nguồn, khách quan, chính xác và nhanh chóng kịp thời.

g. Phẩm chất và trìnhđộ củaCBTD và cán bộ quản lý tín dụng cho vay Trong mọi hoạt động, dù công nghệ kỹthuật áp dụng ngày càng hiện đại, vai trò của con người không thể phủ nhận bởi chỉ con người mới có khả năng sáng tạo, tạo ra sự phát triển đột biến. Đối với ngân hàng mà nói, con người là một nhân tố quyết định đến sự thành bại trong các hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động cho vay của nó. Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh đặc biệt môi trường kinh doanh của khách hàng, từ đó tác động đến sự đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động cho vay. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, giỏi về năng lực quản lý cũng như chuyên môn (có năng lực phân tích tín dụng, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án cho vay, đánh giá tài sản bảo đảm để cho vay, giám sát khoản vay...) sẽ giúp Ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm đáng tiếc có thể xảy ra trong hoạt động cho vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế