• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA SIÊU THỊ

2.2 Đặc điểm môi trường hoạt động của siêu thị Co.opmart

2.2.2 Các tác động của yếu tố vi mô

tế. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếnói chung và siêu thịCo.opmart nói riêng.

2.2.1.5 Về văn hóa và xã hội

Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố văn hóa xã hội như: phong tục tập quán, thói quen, tâm lý người tiêu dùng,… Do phong tục, tập quán của người Huế thường có thói quen đi mua hàng ởchợtruyền thống, mua hàng trả giá, tiêu dùng nhiều vào các ngày lễ, tết,… nên nhu cầu tiêu dùng của người dân rất khó thay đổi. Việc toàn cầu hóa, đời sống người dân ở Huế ngày càng được nâng cao nên thói quen tiêu dùng đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc mua sắm, họ đòi hỏi các sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, có xuất xứrõ ràng. Hiểu được điều đó, siêu thị không chỉ đưa ra các sản phẩm nguồn gốc, xuất xứrõ ràng, đa dạng vềmẫu mã, mà còn có sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng đầy đủnhu cầu của người tiêu dùngởHuế.

Ngoài ra, Huế là vùng đất cố đô xưa nơi nỗi tiếng với những di tích lịch sử, là nơi có quần thểdi tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, nóđãđược UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới, là một trong những thành phố Festival của cả nước, là địa điểm thu hút nhiều lượng khách du lịch trong và ngoài nước vào các dịp lễ, các dịp Festival,… đây là một trong những cơ hội tốt để tăng doanh sốcho siêu thị. Bên cạnh đó, Huế là nơi có những giá trị truyền thống được bảo tồn, nên Co.opmart có bày bán những sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc Huế, nhằm tăng tính đa dạng và phong phú cho các mặt hàng của siêu thị.

2.2.2 Các tác động ca yếu tvi mô

tạp hóa từ xưa đến nay. Chính vì thế, các cửa hàng tạp hóa và các khu chợ truyền thống cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong thị trường bán lẻ hiện nay và đặc biệt là siêu thị Co.opmart. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây có sự xuất hiện ngày càng nhiều các siêu thị đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Co.opmart ngoài cạnh tranh trực tiếp với siêu thịBig C mà còn có các siêu thị mini trên địa bàn thành phố Huế. Vì thế, để chiếm lĩnh thị trường bán lẻtại thị trường thành phố Huế siêu thị Co.opmart cần đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.

Cácđối thcnh tranh trc tiếp vi siêu th Co.opmart

Big C: Đây là siêu thị có quy mô lớn, thuộc tập đoàn Central Group Thái Lan, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu trong khu vực được thành lập vào năm 1947 từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành.

Hiện tại, Big C Việt Nam có tổng cộng 33 siêu thị Big C trên 20 tỉnh, thành trên toàn quốc. Với sựnỗlực không ngừng, siêu thị Big C tựhào giới thiệu đến người tiêu dùng không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, siêu thị Big C cung cấp những trải nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Tại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá cả hợp lý và chất lượng được kiểm soát. Là siêu thị có tiềm lực tài chính mạnh với 40.000 đến 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từquần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng,…với giá rẻphù hợp với thu nhập của người dân Thành phốHuế. Đây được coi là đối thủcạnh tranh mạnh nhất của Co.opmart.

Ch truyn thng: ở Huế có nhiều khu buôn bán lớn và nỗi tiếng như chợ Đông Ba, Tây Lộc, An Cựu, chợ đầu mối Bãi Dâu,... Những chợ này đã xuất hiện từ lâu, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng tăng, các chợ đang từng bước cải tạo, tu bổ cơ sở hạ tầng. Bên cạnh, do môi trường văn hóa ở Huế nên phần lớn người dân vẫn có thói quenđi chợ truyền thống hơn là đi siêu thị. Như chợ Đông Ba là trung tâm mua bán lớn và lâu đời nhất ở Huế. Với việc sản phẩm ở Đông Ba rất phong phú, đa dạng với nhiều mẫu mã và cũng là nơi phân phối hàng hóa lớn nhất ởHuế. Ngoài ra,ở

Trường ĐH KInh tế Huế

đây không chỉ là nơi mua sắm sầm uất nhấtở Huế, mà mỗi năm nó còn thu hút một số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và mua sắm. Đặc biệt, với việc vị trí của siêu thị Co.opmart nằm sát bên cạnh chợ Đông Ba, việc này gây ra áp lực rất lớn đối với siêu thịtrong việc kinh doanh.

2.2.2.2 Khách hàng

Với việc chuyển đổi sang cơ cấu kinh tếthị trường, hội nhập và mởrộng với kinh tếthế giới, thị trường bán lẻViệt Nam ngày càng có nhiều hàng hóa đuợc bày bán với nhiều chủng loại và mẫu mãđa dạng,do đó khách hàng càng có nhiều sựlựa chọn hơn.

Vì vậy, người mua càng trở nên khó tính về sự tiện lợi, mẫu mã, giá cảvà chất lượng của sản phẩm. Đối tượng khách hàng chủ yếu của siêu thịCo.opmart là các khách hàng đã lập gia đình, các khách hàng bận rộn với công việc và những người có thu nhập trung bình. Với việc xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình nên siêu thị ngày càng có nhiều chương trình hấp dẫn thu hút nhiều các khách hàng, Co.opmart luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng, giá cảhợp lí với sựthuận tiện và cung cách phục vụthân thiện. Từ năm 2014 đến năm 2016 số lượng khách hàng dùng thẻsiêu thị ngày càng tăng nhiều thêm từ 31% đến 36%.

Bảng 2.7: Số lượng thẻkhách hàng phát hành của siêu thịCo.opmart Huếgiai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Thẻ

Cấp độ thẻ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh

2015/2014 2016/2015 2016/2014

+/- % +/- % +/- %

Tổng số 44.509 47.111 50.567 2.602 5,85 2.859 5,99 6.058 13,61 KHTT 30.265 31.320 32.850 1.055 3,49 1.230 3,89 2.585 8,54

KHTV 8.256 9.039 10.284 783 9,48 984 10,15 2.028 24,56

VIP 5.988 6.752 7.517 768 12,76 765 11,33 1.529 25,53

Nguồn: Phòng Marketing siêu thị Co.opmart Huế

Trường ĐH KInh tế Huế

Biểu đồ1.1 : Số lượng KHTT Thành viên, Vip sửdụng thẻkhách hàng Nguồn: Phòng Marketing siêu thịCo.opmat Huế Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp khách hàng đã tham gia mua sắm và đã dùng các chương trình khách hàng thân thiết của siêu thị nhưng vẫn từbỏ các chương trình của khách hàng thân thiết vì một số lý do như khách hàng mất thẻ Khách hàng hay trong lúc đi mua sắm khách hàng quên đem theo thẻKhách hànghay khách lười ra in mã thẻ. Từ năm 2014 đến 2015 giảm từ 33% xuống còn 31%, nhưng năm 2016 lại tăng lên 36%.

Bảng 2.8: Số lượng khách hàng từbỏ chương trình KHTT tronggiai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Thẻ

Cấp độthẻ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

KHTT 521 504 571

TV 23 11 15

VIP 5 4 6

Tổng số 549 519 592

Nguồn: Phòng Marketing siêu thịCo.opmat Huế Khách hàng của Co.opmart được chia thành hai nhóm:

Đối với khách hàng là người tiêu dùng: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Siêu thị Co.opmart thực hiện phân khúc theo nhiều tiêu thức như: giới tính, độ tuổi, thu

Trường ĐH KInh tế Huế

nhập vì siêu thị là một khu liên hợp tham quan –mua sắm– giải trí nên thu hút nhiều loại khách hàng khác nhau đáp ứng nhu cầu với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng về chủng loại. Siêu thị Co.opmart phục vụ cho tầng lớp dân cư có mức sống trung bình, trung bình khá và khá. Qua các cuộc khảo sát về “Tỷlệ độtuổi của khách hàng đi siêu thị Co.opmart” của tổmarketing thì phầnđông khách hàng đến với siêu thị chủyếu là nữ chiếm 75,8%. Đặc biệt là ở độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỉ lệ cao nhất 30,67%; độ tuổi từ 20 đến 30 chiếm 29,43%; độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm 25,19%; độ tuổi từ 50 đến 60 chiếm 7,73%; độtuổi từ 60 đến 70 chiếm 1,75%. Dođó, khách hàng mục tiêu của Co.opmart là những phụ nữ ở độ tuổi từ 20 -50. Những người này đến mua hàng nhằm phục vụnhu cầu cá nhân của họ. Đây là khách hàng quan trọng và thường xuyên của siêu thị. Vì thế, hàng tháng siêu thị thường đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích thích việc mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng là doanh nghiệp cũng góp một phần rất quan trọng cho siêu thị. Họ thường xuyên đặt hàng với siêu thị và sẽ được ký hợp đồng đối với các doanh nghiệp trảchậm như khách sạn Indochine, khách sạn Hương Giang, Làng Hàng Hương,... Bên cạnh, việc áp dụng mua hàng qua điện thoại, giao hàng tận nơi với hóa đơn trên 200.000 đồng, xuất hóa đơn VAT cũng là một lợi thế đểsiêu thịgiữchân khách hàng.

Đối với khách hàng là trung gian phân phối: nhà bán buôn, bán lẻ. Họ thường mua những mặt hàng đang chạy cẩm nang hay có chương trình khuyến mãi như mua giá đặt biệt, tặng phiếu mua hàng,… Số lượng khách hàng này cũng không nhiều nhưng họ thường mua với số lượng lớn và tần suất mua nhiều lần nên siêu thị luôn tạo điều kiện cho những khách hàng này. Họ góp phần rất quan trọng trong việc tăng doanh sốcủa siêu thị.

2.2.2.3 Nhà cung cấp

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp trong nước và nước ngoài nên việc lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, hàng hóa đảm bảo chấtlượng, đa dạng vềmẫu mã, giá cả là một điều không hề dễ dàng. Nên Co.opmart ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 900:2000, chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP hay hệ thống quản lý chất lượng tốt. Hiểu rõ được tầm quan trọng của yếu tố này, Co.opmart đãđề ra những chính sách để đảm quyền kiểm soát tốt đối với nhà cung cấp bằng việc

Trường ĐH KInh tế Huế

tạo mối quan hệhợp tác chặt chẽ. Co.opmart tham gia chương trình “Người tiêu dùng và hàng Việt Nam chất lượng cao”, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên phần lớn các nhà cung cấp của Co.opmart là những nhà cung cấpở trong nước và ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất hàng Việt.

Hiện có trên 2.000 nhà cung cấp đang hợp tác với Co-opmart, trong đó trên 60%

doanh nghiệp - tập đoàn đã hợp tác từnhững năm đầu thành lập như Vissan, Vinamilk, Cái Lân, Unilever, P&G, Pepsi Co,... Đặc biệt, việc Co.opmart hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, ngư dân, các doanh nghiệp ở địa phương như Hóa Châu (Quảng Thành), Rau Anh Đào (Đà Lạt), mè xửng Thiên Hương (Huế),… đã góp một phần nào đó giảm bớt áp lực từnhà cung cấp và đem lại lợi thếcạnh tranh lớn cho Co.opmart.

2.2.2.4 Đối thủtiềmẩn

Việc mở cửa và hội nhập kinh tếquốc tế, giao lưu quan hệ thương mại với các nước, là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tếphát triển. Bên cạnh đó cũng tạo ra không ít thách thức đối với siêu thị Co.opmart. Cùng với đà phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân Huế ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, với thị trường bán lẻ đầy tiềm năng như vậy thì ngày càng có nhiều nhà bản lẻ trong và ngoài nước nhòm ngó đến, trong đó phải kể đến như: TCC (Thái Lan) Wal-Mart (Mỹ), Carrefour, Auchan (Pháp), Tesco (Anh),... Các đối thủ đang tiềmẩn của Co.opmart:

Vincomlà trung tâm thương mại đẳng cấp, quy mô lớn bậc nhất Việt Nam; với quy mô và tốc độ phát triển thần tốc, là thương hiệu kinh doanh bán lẻ thuộc Tập đoàn Vingroup. Được định vị từ trung cấp tới cao cấp, Vincom mang tới cho khách hàng những trải nghiệm về không gian mua sắm - vui chơi giải trí - ẩm thực hiện đại, tiện nghi mang tầm quốc tế; đồng thời, góp phần định hình phong cách tiêu dùng mới cho người dân Việt Nam. Vincom đã trở thành biểu tượng hội tụ của mua sắm, giải trí và ẩm thực, là điểm đến yêu thích của mọi gia đình tại những thành phố, khu vực mà Vincom xuất hiện. Với chiến lược phát triển tại các vị trí đắc địa hàng đầu và là trung tâm các địa điểm tập trung dân cư, các dự án Trung tâm thương mại Vincom luôn đảm bảo lượng khách hàng đông đúc với nhu cầu mua sắm, giải trí tới sử dụng dịch vụ mỗi ngày, mở ra cơ hội đầu tư vô cùng hấp dẫn cho các đối tác đồng hành. Luôn được coi

Trường ĐH KInh tế Huế

là điểm hẹn cho các hoạt động, sự kiện văn hóa, giải trí hệ thống Trung tâm thương mại Vincom thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan, mua sắm, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ. Hàng loạt sự kiện đi kèm với trang trí ấn tượng: Lễ tình nhân, Quốc tế Thiếu nhi, Tết trung thu, Giáng sinh. Hỗ trợ quảng bá thông tin trên Website và Fanpage Vincom. Với hơn700thương hiệu uy tín đã tin tưởng lựa chọn Vincom là đối tác kinh doanh. Trung tâm thương mại Vincom luôn đạt kỳ vọng cao từ các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế, mở ra cơ hội phát triển và nâng tầm thương hiệu trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp tại các thị trường tiềm năng trên toàn quốc. Đặc biệt, tại ngã sáu Hùng Vương - Đống Đa - Hà Nội, Thành phố Huế, Tập đoàn Vingoup làm chủ đầu tư để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom và khách sạn 5 sao Hùng Vương, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào Quý I, 2018 (theo http://baothuathienhue.vn/). Đây là một trong những đối thủ tiềm ẩn rất lớn đối với siêu thị Co.opmart.

MM Mega Market Việt Nam (tên cũ Metro Cash & carry Việt Nam): là tập đoàn của các công ty bán sỉ và bán lẻthuộc TCC Thái Lan, hiện có 19 trung tâm bán sỉ đang hoạt động trên toàn quốc. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các Trung tâm thương mại, MM Mega Market Việt Nam đã áp dụng hệthống HACCP, có những yêu cầu cơ bản từ nhà cung cấp nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật, của tập đoàn và theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài việc tiếp tục cung cấp tới khách hàng nhiều chủng loại mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh, với mục tiêu "hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp kinh doanh thành công", MM Mega Market Việt Nam triển khai các dịch vụ mới như giao hàng và tư vấn cho các cửa hàng bán lẻ nhỏ nhằm tăng cường tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh cho họ. Không chỉ vậy, MM Mega Market Việt Nam còn mở rộng và đa dạng hóa phân phối với nhiều kênh bán hàng như dịch vụ giao hàng, thanh toán bằng hình thức ghi nợ... như là cách bổ sung quan trọng cho mô hình bán sỉ cash & carry truyền thống. Nếu MM Mega Market Việt Nam lấn sang thị trường Huếthì sẽgây áp lực rất

lớn đối với Co.opmart.

Trường ĐH KInh tế Huế

2.2.2.5 Sản phẩm thay thế

Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, thương mại điện tử (TMĐT) ngày nay không còn xa lạ nữa. Đã có những lời nhận định từ các chuyên gia trong và ngoài ngành rằng “Thương mại điện tử Việt Nam như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức”.Theo Cục Viễn thông (Bộthông tin và Truyền thông), tính đến năm 2016, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam khoảng 52 triệu người chiếm 54%

dân số, đứng thứ 5 Châu Á – Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet.

Cuộc sống người dân ngày càng hối hả, họthậm chí không có thời gian để đi mua sắm vì vậy họ thường lựa chọn việc mua hàng qua mạng xã hội, nhằm tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm. Bên cạnh, trong thương mại điện tử, sản phẩm của các doanh nghiệp không cần trưng bày trên kệ hàng như ở siêu thị, việc đặt hàng, giao hàng, thanh toán giữa hai bên chỉ bằng việc nhấp chuột, nên dù khách hàng ở đâu cũng dễ dàng mua sắm với nhiều loại sản phẩm đa dạng. Đặc biệt, thương mại điện tửcó thể đáp ứng tất cảcác nhu cầu với chi phí thấp nhất và hiệu quảcao nhất, giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kểthời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao hàng, thanh toán), cộng thêm việc không tốn kinh phí trong việc thuê mặt bằng với các thủ tục pháp luật nên giá của các sản phẩm này thường có giá rẻ hơn hơn với thị trường.

Thương mại điện tửcũng là một loại hình kinh doanh gây nguy cơ rất lớn cho siêu thị Co.opmart.

Ngoài ra, hiện nay xuất hiện các siêu thị nhỏ và các cửa hàng tiện lợi 24/7 như G Mart,… và một số tiệm tạp hóa, cửa hàng bách hóa nâng cấp thành các cửa hàng tiện ích. Với việc nằm sâu trong các khu dân cư, diện tích nhỏ, hàng hóa đa dạng, cửa hàng tiện lợi đang ngày càng được nhiều người ưu tiên và lựa chọn. Đây cũng là hướng đi kịp thời của các doanh nghiệp bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất lợi ích và nhu cầu của người tiêu dùng. Những cửa hàng mô hình này mang đến những tiện ích vô cùng hấp dẫn cho người tiêu dùng: sự hiện đại được thể hiện mọi lúc mọi nơi, mở cửa 24/7, không gian mát mẻ, có điều hòa,... Siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi là sự lựa chọn không cần đắn đo khi mà người tiêu dùng muốn mua mì ăn liền hay sữa khi ở nhà đã hết. Xu hướng này đang bùng nổ ở Huế, nơi mà sự thuận tiện, gần nhà hoặc

Trường ĐH KInh tế Huế