• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bố cục tổng thể

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 192-197)

L. V.T Tài liệu tham khảo:

2.3. Bố cục tổng thể

Bố cục tổng thể của một ngôi nhà Ba Na hiện nay gồm các thành phần chức năng sau: Nhà chính, nhà bếp ăn, nhà vệ sinh. Một số nhà còn có thêm các thành phần phụ: Nhà kho lương thực, nhà chăn nuôi gia xúc, gia cầm, hành lang, nhà chứa nông cụ sản xuất. Tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mà các thành phần này kết hợp đầy đủ với nhau hoặc không đầy đủ tạo nên những kiến trúc nhà hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh.

22

17

6

20

12

5 0

5 10 15 20 25

Nhà chính Nhà bếp ăn Nhà kho

lương thực Nhà vệ sinh Chuồng chăn nuôi

Nhà chứa nông cụ SX

Nhà chính Nhà bếp ăn Nhà kho lương thực

Nhà vệ sinh Chuồng chăn nuôi Nhà chứa nông cụ SX

Biểu đồ 1: Các thành phần bố cục nhà ở của dân tộc Ba Na (Nguồn:

Tác giả, 2021) 2.4. Đặc điểm kiến trúc nhà chính 2.4.1 Mặt bằng nhà chính

4

1 16

1 0

5 10 15 20

Nhà 3 gian Nhà 5 gian Nhà 4 gian Nhà 7 gian

Biểu đồ 2: Số gian của 22 ngôi nhà khảo sát (Nguồn: Tác giả, 2021) Mặt bằng nhà chính phổ biến hiện nay là nhà 3 gian, 5 gian, một số nhà có 2 chái. Ngoài ra còn có một số kiểu 7 gian nhưng số lượng

không phổ biến. Nhà chính bao gồm các không gian từ ngoài vào trong như sau:

- Không gian nhà chồ: Khoảng sàn có mái che khi bước lên hết cầu thang, là phần không gian chuyển tiếp giữa cầu thang lên xuống và phần trong nhà. Trước đây trong những ngôi nhà dài, phần sàn này được làm lộ thiên không có mái che, dùng làm nơi giã gạo. Ngày nay, phần nhà chồ này có thêm phần mái che. Theo như giải thích của A Thah cho biết3:

Sàn nhà chồ trước được làm bằng phên tre, giờ nhà sửa lại dùng gỗ xẻ. Trước nhà chồ không có mái che phần sàn chịu mưa nắng hằng ngày, nên không bền và nhanh bị hư hỏng. Phần mái nhà chồ được dựng lên giúp bảo vệ phần sàn nhà được bền hơn và không gian này không còn đơn thuần là nơi giã gạo như trước, mà nay đã trở thành nơi có nhiều chức năng, làm nơi sinh hoạt chung của gia đình, nơi tiếp khách, đan lát, thêu dệt của người phụ nữ.

- Không gian hành lang: nằm giữa nhà chồ và không gian trong nhà. Trong những ngôi nhà truyền thống trước đây, phần hành lang này cũng được làm lộ thiên với kích thước ngắn như là phần đua ra thêm của sàn như không gian nhà chồ và không nhiều nhà làm hình thức này. Trong 22 ngôi nhà khảo sát, không gian hành lang này xuất hiện khá phổ biến, đã xuất hiện mái che, là phần kéo dài từ mái chính.

Hành lang giúp hạn chế được cái nắng nóng và mưa của tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên, và cũng làm nơi để các nông cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt.

- Không gian trong nhà: Gian giữa làm nơi tiếp khách, thờ cúng những người đã khuất, thờ chúa Jesu (xuất hiện sau khi người Pháp lên Tây Nguyên và các giáo sĩ công giáo đến truyền đạo). Các gian còn lại là nơi sinh hoạt gia đình: nghỉ ngơi, ăn uống và học tập.

3 Anh là con ông A Thớch, chủ nhân ngôi nhà sàn 5 gian, làng Kon Rơ Bang, xã Vinh Quang, Tp. Kon Tum.

Ảnh 8: Mặt bằng nhà anh A Miuh, làng Kon Jơdri, xã Đăk Rơ Wa, Tp.

Kon Tum (Nguồn: Tác giả, 2021) 2.4.2. Cấu trúc nhà chính

Tuy có sự khác nhau về số lượng gian, nhưng cấu trúc nhà chính của 22 nhà hầu hết đồng nhất về cấu trúc. Kết cấu cột gỗ, sử dụng thân cột xuyên suốt từ nền đất lên đến mái nhà. Liên kết cột với đà ngang đà dọc bằng đục mộng, liên kết ngoãm.

Ảnh 9 - 10: Mặt bằng và chi tiết bộ nóc nhà bà Y Nho, làng Kon Rơ Bang, xã Vinh Quang, Tp. Kon Tum (Nguồn: Tác giả, 2021) Kiểu vì cột phổ biến của người Ba Na ở Kon Tum là vì hai cột, đầu cột đội đòn tay cái, quá giang gác lên đòn tay cái, kèo gác vào đòn tay cái giáp với đầu quá giang. Thường có thêm trụ ngắn đứng trên lưng quá giang, đầu chống vào nóc mái, kèo gác trên nóc và đòn tay cái các bộ phận liên kết bằng cách ghép mộng. Nóc được làm riêng rồi được mang đặt lên bộ khung cột. Để mở rộng lòng nhà hoặc muốn thêm hiên, người ta thêm cột hiên vào vì kèo.

2.4.3. Mặt đứng nhà chính

Mặt đứng theo nguyên tắc đối xứng qua trục, các gian nhà có sự đồng nhất về các bộ cửa, chi tiết trang trí. Hệ cột, vì kèo, có tính lặp lại và đồng dạng đăng đối qua trục.

Ảnh 11 - 12: Mặt đứng nhà bà Y Nho và nhà A Miuh, Tp. Kon Tum (Nguồn: Tác giả, 2021)

Nối giữa cầu thang lên xuống và ngôi nhà có một khoảng sàn đua ra ở phía trước gọi là nhà chồ, thường làm nơi giã gạo, sinh hoạt gia đình, là nơi đan lát, dệt vải. Xung quanh nhà chồ, mặt tiền nhà chính có hàng hiên bao quanh, có lan can bảo vệ và trang trí hình thức phổ biến là hình mặt trời cách điệu. Cột gỗ được đẽo tròn, đường kính gốc khoảng 25cm - 30cm, ngọn khoảng 15cm - 20cm, thường được sử dụng bằng cây cà chít, một loại gỗ khi còn tươi thì thân cây mềm, dễ đẽo gọt, có vị đắng, khi khô trở nên cứng cáp, ít mối mọt, và là loại cây phổ biến ở các cánh rừng Kon Tum. Chân cột được kê trên đá tảng hoặc chân trụ bê tông. Cửa gỗ được sử dụng phổ biến theo dạng cửa lá sách ở trên và bản ở dưới. Hệ bao che xung quanh là tường xây gạch hoặc tường đất, có nhà trét vôi và sơn thêm bên ngoài. Hình thức mái phổ biến hiện nay là hai mái chính với hai mái phụ ở phần đầu hồi. Chỏm đầu dốc trang trí trên mái cũng không còn phổ biến như trước đây, riêng ngôi nhà của anh A Khâm, làng Kon K‟Tu xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, sử dụng vật liệu tự nhiên để làm homestay thì có hình thức trang trí này.

2.4.4. Hoa văn họa tiết trang trí

Văn hóa dân tộc Ba Na được hình thành từ nền “văn minh nương rẫy”, nên những hình ảnh cây cỏ hoa lá, con vật ở rừng đã đi sâu vào tiềm thức và trở nên gần gũi với cuộc sống người Ba Na. Những hoa văn, họa tiết trang trí vừa mang tính chất nghệ thuật, vừa khắc họa về một cuộc sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên, khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cộng đồng dân tộc Ba Na. Qua các ngôi nhà khảo sát tại Tp. Kon Tum, một số chi tiết trang trí nổi bật trong nhà ở gồm có:

- Lan can cách điệu hình mặt trời: Cuộc sống của người Ba Na gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Nhờ ánh sáng của mặt trời mà sự sống được sinh sôi nảy nở, mang lại nguồn lương thực, thức ăn cho con người. Chính vì vậy, hình mặt trời trở nên gắn bó và gần gũi. Chi tiết lan can mặt trời chạy xung quanh hàng hiên nhà, nhà chồ, thể hiện cho khát vọng sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của người dân Ba Na.

- Diềm mái trang trí hình bầu sữa mẹ: Được gắn chạy xung quanh dưới 4 mái của nhà chính, vừa có chức năng che mưa nắng, chống mục cho thanh rui, mè, vừa có hiệu quả về mặt nghệ thuật trang trí.

Ảnh 13-14: Lan can cách điệu hình mặt trời, chi tiết diềm mái (Nguồn: Tác giả, 2021)

2.4.5. Hệ thống đo lường

Qua khảo sát đo vẽ kích thước 22 nhà, quy ước các ký hiệu:

đường kính cột (D), chiều dài bước cột (L), chiều dài nhịp 2 cột chính (A), chiều dài nhịp 2 cột phụ (B), chiều dài bước cột nhà chồ (Lc), chiều dài nhịp cột nhà chồ (C), chiều cao nhà (Ht), chiều cao từ mặt đất

đến sàn nhà (Hs), chiều cao từ sàn nhà đến quá giang (Hv), chiều cao từ quá quang đến mái (Hm). Tác giả rút ra các thông số trong hệ thống đo lường xây dựng như sau:

Bảng 1: Bảng hệ thống đo lường xây dựng nhà ở người Ba Na

Cấu kiện Kích thước

Đường kính cột (D) Cột tròn, đường kính từ 200mm - 250mm

Chiều dài bước cột chính (L) Từ 2m - 2.5m Chiều dài nhịp 2 cột chính (2 cột đỡ

vì kèo) (A) Từ 3m - 3.5m

Chiều dài nhịp 2 cột phụ (B) ≤ 1m, phổ biến là 1m Chiều dài bước cột nhà chồ (Lc) Từ 2m - 2.5m

Chiều dài nhịp cột nhà chồ (C) Từ 2.5m - 3.5m

Chiều cao nhà (H) Từ 5m - 6m

Chiều cao sàn nhà (Hs) Thay đổi theo khu vực, phổ biến 1.2m - 2m

Chiều cao sàn nhà đến quá giang (Hv) Phổ biến từ 2m - 2.5m Chiều cao vì kèo (Hm) Phổ biến từ 1.2m - 1.8m

Như vậy, việc giới hạn của đường kính và chiều dài thân gỗ, những ngôi nhà sàn ngắn của người Ba Na có kích thước không đồ sộ.

Tỷ lệ cân đối hài hòa với con người.

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 192-197)