• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sự cấp thiết và ý nghĩa việc bảo tồn kiến trúc nhà lá mái 1. Những nguyên nhân và sự cấp thiết bảo tồn

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 149-152)

H. T.A.H Tài liệu tham khảo:

4. Sự cấp thiết và ý nghĩa việc bảo tồn kiến trúc nhà lá mái 1. Những nguyên nhân và sự cấp thiết bảo tồn

4. Sự cấp thiết và ý nghĩa việc bảo tồn kiến trúc nhà lá mái

nghiên cứu kiến trúc vùng nhiệt đới, PGS.TS. Hoàng Huy Thắng đã đề cập kiến trúc nhà ở với những khái niệm như: "kiến trúc sinh thái",

“kiến trúc môi trường”, “kiến trúc xanh”, “kiến trúc có hiệu quả năng lượng” và “kiến trúc bền vững”.

- Kiến trúc sinh thái: Những ngôi nhà xưa - nhà lá mái, có phải là kiến trúc sinh thái không?. Ta có thể nêu lên những yếu tố của ngôi nhà mà GS. Thắng đã đề cập về khái niệm sinh thái. Ngôi nhà nằm ở vùng đồi gò thuộc Quảng Trị, Quảng Nam và cả Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đều chịu ảnh hưởng vùng nhiệt đới gió mùa, gió Lào nóng.

Vậy để chống nóng hữu hiệu, người ta phải đắp thêm lớp đất trung gian ở giữa mái để giảm bức xạ nhiệt của mặt trời. Lớp vỏ bao mái và thân nhà cũng giảm nóng và giảm lạnh. Như vậy loại mái đất trộn rơm đã khắc phục cái bất lợi của thiên nhiên, khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới cũng như phòng tránh những dông sét thường xảy ra, có thể gây ra hỏa hoạn cho những ngôi nhà này bất cứ lúc nào. Đặc biệt ở đảo Lý Sơn xưa kia thường bị nạn giặc Tàu Ô đến cướp bóc, đốt phá việc làm nhà lá mái với trần đắp đất là cách chống cháy hiệu quả nhất11.

- Kiến trúc môi trường: Tính ưu việt của loại nhà lá mái, là nguồn nguyên liệu được khai thác tại chỗ mà không làm ảnh hưởng môi trường sống chung quanh. Như đã mô tả ở phần trên, ngoài việc lấy đất ở chân đồi làm mái, thân nhà, lấy đá gia cường, gia cố bờ kè, lối ngõ vững chãi, vừa ấm cúng vừa xanh mát cho nơi cư trú. Ở Cù Lao Ré không có rơm rạ, người ta dùng cỏ dế, đá núi, đá san hô làm mái nhà, thân nhà, ngõ đi. Tại Bình Định, Phú Yên người ta dùng lá dừa khô, tranh săn, đá ong xây dựng nhà.

- Điều mà chúng ta cần phải luôn suy nghĩ trong điều kiện sống hôm nay là những vật liệu mà chúng ta đã và đang sử dụng hôm nay đều tạo ra nhiều chất thải gây nguy hại đến nguồn nước, không khí,

11 Nguyễn Thượng Hỷ (2014), “Làm nhà chống giặc Tàu Ô ở Đảo Lý Sơn”, báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 24, ngày 29-6-2014.

đến tầng ozone mà nhiều nhà môi trường đang cảnh báo như lượng khí thải độc, bụi, khói từ các nhà máy sản xuất xi măng, từ nhà máy thép, kính, inox, nhôm, nhựa; gạch nung bằng củi, than đá; các mỏ đá được khai thác bằng hoá chất, chất nổ,... Lớp đất làm trần ngăn cách mái tranh giữ cho ngôi nhà ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè góp một phần tiết kiệm năng lượng điện, không phải sử dụng quạt, máy điều hòa.

- Một vấn đề là nhà lá mái có là kiến trúc bền vững không?

Không phải là sự bền vững của vật liệu mà là sự bền vững hệ sinh thái. Theo TS. Nguyễn Đức Nguyên: “Khó có một định nghĩa tách bạch, rạch ròi về kiến trúc bền vững…”. Tuy vậy, nhóm danh từ kiến trúc bền vững hiện nay đã được dùng khá phổ biến và các học giả đều thừa nhận nó có nguồn gốc từ khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX. Tác giả lưu ý đến tính bền vững môi trường và bền vững xã hội với các yếu tố chính sau: Giảm chất thải, nguồn phát sinh chất thải vào môi trường; sử dụng vật liệu tái sinh dạng thô; loại trừ các chất độc hại; đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động; nâng cao chất lượng cuộc sống, cân bằng những tác động lên cộng đồng cư dân địa phương.

Như vậy, kiến trúc nhà lá mái đã sử dụng các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, không tạo ra sản phẩm chất thải, khí độc trong quá trình gia công chế biến cũng như khi tháo bỏ làm ảnh hưởng môi trường sống của cộng đồng xung quanh, trở thành một phần trong hệ thống sinh thái như cách diễn giải của Philip Swenz (thực vật nuôi động vật, động vật nuôi thực vật). PGS. Nguyễn Minh Sơn nói rằng: “Kiến trúc truyền thống Việt Nam luôn hướng hòa nhập thân thiện với thiên nhiên”. Ken Yeang một kiến trúc sư nổi tiếng của Malaysia đã đưa ra khái niệm về “lớp vỏ công trình” coi đó là “bộ lọc môi trường” để lọc khí hậu từ bên ngoài vào bên trong nhà. Lớp vỏ công trình gồm: mái, thân nhà; đó chính là “cầu nối giữa con người

với thiên nhiên…”; Và nói thêm “ta gìn giữ, bảo tồn lại kiến trúc này không chỉ để bảo tồn những gì được để lại, mà phải đảm bảo sự tồn tại của sinh quyển như một tổng thể”.

Về ý nghĩa về giao lưu văn hóa, những ngôi nhà lá mái ở đảo Lý Sơn rất giống với những ngôi nhà lá mái truyến thống của người Chăm ở Ninh Thuận đã được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã phục dựng. Đây cũng là những ngôi nhà mà ông Pierre Gourrou đã bắt gặp ở Nam Sông Gianh vào nửa đầu thế kỷ XX. Đặc điểm ngôi nhà này có 2 tầng mái, mái bên dưới (trần) đắp đất, mái trên lợp ngói. Tuy nhiên theo nhận định của chúng tôi mái ngói này thay cho mái tranh hoặc lá được lợp ban đầu. Vì vậy, có thể nói rằng nhà lá mái ở đảo Lý Sơn là sự tiếp thu, kế thừa văn minh Chăm, sáng tạo phù hợp với điều kiện địa phương.

Thay cho lời kết luận về ý nghĩa bảo tồn cấp thiết của PGS. Chữ Văn Tần:

Nếu Hội An có phố cổ như một bảo tảng sống về diện mạo của đô thị cảng cổ thì ở Lý Sơn hệ thống nhà ở cổ truyền rất độc đáo của một làng nông chài xứng đáng được bảo tồn và tôn tạo phục vụ cho việc tìm hiểu một dạng văn hóa vật chất truyền thống của người Việt và giới thiệu rộng rãi cho khách tham quan du lịch trong và ngoài nước12.

N.T.H

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 149-152)