• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiến trúc nhà lá mái ở miền Trung Sự xuất hiện nhà lá mái

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 139-142)

H. T.A.H Tài liệu tham khảo:

1. Kiến trúc nhà lá mái ở miền Trung Sự xuất hiện nhà lá mái

Hơn nửa thế kỷ trước, Tiến sĩ Văn khoa Pierre Gourou - Ủy viên thông tấn Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, đã đi khảo sát các ngôi nhà ở Việt Nam từ Thanh Hóa đến Bình Định, đã tìm ra những điểm khác nhau của ngôi nhà ở mỗi vùng. Trong mô tả có một chi tiết khá thú vị, đó là một loại nhà ở đã tồn tại từ lâu ở Quảng Trị, có hai tầng mái.

Kiểu kết cấu phần mái như vậy giống với các mái nhà ở của các vùng cách xa, từ tận Quảng Ngãi, Bình Định đến Phú Yên, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Đến hôm nay ta gọi chung với cái tên là nhà lá mái. Nhà lá mái ở miền Trung gồm có các loại nhà: có thể là nhà rội/rọi (cột chôn xuống đất), nhà thượng Rường hạ Rội (thường có cột ở giữa) hoặc nhà Rường phổ biến (cột kê trên đá tán/đá tảng), đặc biệt nhà có hai tầng mái (mái dưới hay trần đắp đất trên sàn bằng tre hoặc gỗ, tầng trên là khung đỡ bằng tre lợp tranh hoặc lá).

Về nhà lá mái, ở Quảng Trị được mô tả là một loại nhà rường (Pierre Gourou gọi là nhà rương2) nằm trên dải đồi đất bazan ở Cửa Tùng, tại làng Liêm Công Tây. Theo chủ nhân, nó được dựng từ khởi nghĩa Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII. Từ năm 2002 đến nay, chúng tôi có

1 Bài viết đã đăng trên tạp chí Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, số 2 năm 2022, dưới cùng tiêu đề; có chỉnh sửa.

* Nguyên Trưởng Phòng nghiệp vụ - Bảo tồn, Trung tâm Quản lý Di tích Danh thắng Quảng Nam.

2 Theo mô tả của Pierre Gourou, phần liên kết hai cột cái theo hàng ngang bằng quá giang (lòng trếng) và hàng dọc bằng một xà gọi là xuyên. Trên quá giang và xuyên là sàn (gọi là đố bản) được khép kín về phía cửa vào bằng những tấm ván, trên đó để các loại đồ dùng, nên có tên gọi là rương (cái hòm gỗ). Ở Quảng Nam gọi là rầm thượng và các tấm ván bọc xung quanh sàn để đồ này gọi là khuôn củi.

Ở Bình Định gọi là lẫm thượng, nhưng bố trí ở nhà cầu và nhà lẫm để chứa đồ quý và lương thực. Rương hay Rường cũng là một loại nhà giống nhau của miền Trung.

vài lần trở lại các vùng nói trên và đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, loại nhà này còn xuất hiện ở vùng trung du, huyện Tiên Phước, Quảng Nam, có nhiều nhất ở huyện đảo Lý Sơn - Cù Lao Ré, tỉnh Quảng Ngãi.

Những năm gần đây, chúng tôi còn phát hiện nhiều ngôi nhà của người Chăm ở Ninh Thuận gọi là Thang Lâm, kiến trúc nằm trong khuôn viên của dòng họ và dành cho người giàu3.

1.2. Tên gọi nhà lá mái ở các vùng

Theo P. Gourou, nhà lá mái là loại nhà rương, mái có hai lớp gồm một mái đầu tiên bằng đất nện để khô và một mái thứ hai lợp tranh, đỡ bằng những phên đan bằng tre thô sơ được bó đất cẩn thận, khoảng cách giữa hai lớp mái đạt mức tối đa ở trên nóc 40cm…4.

Mái nhà có hai lớp mái gồm: Mái đầu tiên được làm bằng đất sét nện để khô và mái thứ hai được lợp bằng tranh được đỡ bằng những phên tre đan thô sơ, rồi được bó đất cẩn thận, khoảng cách giữa hai lớp mái đạt mức tối đa ở trên nóc 40cm. Tương tự ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, ngoài trần đan bằng tre còn xuất hiện trần bằng những tấm gỗ ghép lại để đỡ lớp đất sét bên trên. Kiểu kiến trúc này khá phổ biến ở vùng Cửa Tùng, ở phía bắc sông Gianh được gọi là “mái xông”5, hay là trần bích (bích có nghĩa là tường). Tuỳ theo từng vùng có tên gọi khác nhau: Vùng Quảng Trị gọi là nhà mái xông, vùng Quảng Nam gọi là nhà bỏ đất hay trần bích, vùng Bình Định, Phú Yên gọi là nhà lá mái, vùng Ninh Thuận, Bình Thuận người Chăm gọi là thang lâm, vùng Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn gọi là nhà đắp.

3 Bảo tàng Dân tộc học đã phục dựng lại ngôi nhà này.

4 Pierre Gourou (2001), “Phác thảo Nghiên cứu về nhà Việt Nam từ Thanh Hóa đến Bình Định (Esquisse d‟une étude l‟habitation annamite, dans L‟Annam Septentrional et central du Thanh Hoa au Binh Dinh. Les éditions d‟art et d‟histoire. Paris), bản dịch của Đào Hùng, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Thừa Thiên Huế, số 4 (34).

5 Tường hai đầu hồi bằng đất gọi là tường xông, vì thế mái đất cũng được gọi là mái xông.

Ảnh 1: Bản vẽ nhà lá mái ở Mỹ Hòa, Bình Định (Nguồn: P. Gourou) 1.3. Sự tương đồng nhà lá mái giữa các vùng

Qua mô tả của P. Gourou và trong đợt đi khảo sát của chíng tôi về những ngôi nhà ở Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị từ năm 2002 đến nay, nhận thấy, nhà có phần chạm khắc đẹp nhất ở Lý Sơn là nhà ông Dương Pháp, thôn Tây An Hải. Ở Quảng Trị, chúng tôi theo mô tả tìm đến làng Liêm Công Tây và Di Loan nơi mà P.

Gourou đã đến vào năm 1934, các kiến trúc này đã bị hư hại do chiến tranh và thay mới, hầu như toàn thôn là nhà mới với mái ngói. Từ những tư liệu viết đến hình ảnh kết hợp những đợt thực tế đo vẽ, chụp ảnh chúng tôi có những nhận xét sau:

- Khoảng cách từ trần đất đến mái tranh ở Quảng Trị thấp, ở Quảng Nam là trung bình, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi là cao, như bảng thống kê sau:

Chủ nhà Khoảng cách từ trần đất đến mái tranh

Địa điểm

Ông Nguyễn Huỳnh Anh 40cm Tiên Phước, Quảng Nam Ông Trần Khiêm 120cm Tiên Phước, Quảng Nam Bà Dương Thị Hường 60cm Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

… 110cm Tịnh Phong, Sơn Tịnh,

Quảng Ngãi

Ông Hà Nhuận 140cm Phù Mỹ, Bình Định

Ông Nguyễn Thanh Tâm 130cm Thị trấn Sông Cầu, Phú Yên - Nét chung: Phổ biến ở phía Nam sông Gianh (Quảng Trị từng tồn tại những ngôi nhà lá mái); nhà lá mái thường là nhà của phú nông, vì nhiều tài sản, vật dụng quý hiếm cần bảo quản phòng tránh

hoả hoạn; nhà lá mái được làm bằng vật liệu tre, gỗ và đất đá, khai thác tại chỗ; trần của nhà lá mái được đắp đất rất nặng, chống mưa nắng, bão dữ ở miền Trung, đặc biệt là ở vùng đảo Lý Sơn; nhà lá mái luôn có hai kiểu thức kết cấu vì nóc là vì xuyên tâm và vì có trụ trốn/con đội; khoảng cách từ trính (trến) đến đòn đông khoảng 40-50cm (nhà ở Quảng Trị), từ 1-2m (nhà ở Quảng Nam, Quảng Ngãi), từ 1,2 - 1,5m (nhà ở Bình Định).

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 139-142)