• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiến trúc đình làng

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 157-165)

N. T.H Tài liệu tham khảo:

3. Công trình văn hóa - tín ngưỡng của người Việt trên đảo Lý Sơn

3.1. Kiến trúc đình làng

Đình là công trình văn hóa gắn liền với cộng đồng làng xã người Việt, vừa là nơi thờ phụng Thần hoàng làng, các vị thần bảo hộ cho dân làng và các bậc Tiền, Hậu hiền của các tộc họ trong làng. Đình cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng bàn về những công việc quan trọng

như hội hè, lễ tục của làng thông qua hương ước làng xã. Đứng đầu là vị Cả làng do các tộc họ Tiền, Hậu hiền, các ông chủ Dinh, Lân, Miếu và dân làng bầu chọn. Người làm Cả làng phải là người có đức độ, uy tín, hiểu biết, giàu có và có công trạng nhất trong làng. Trước đây, người làm Cả làng do các tộc Tiền, Hậu hiền đảm nhiệm, người không thuộc con cháu Tiền, Hậu hiền sẽ không được bầu chọn dù có đủ tiêu chuẩn. Công việc trùng tu đình do ông Cả làng đốc công, có khi là người giám sát làng là Lý trưởng đứng đốc công.

Đình làng trên đảo Lý Sơn được xây dựng trong khu vực gần dân cư sinh sống, mặt tiền quay theo hướng Đông, tiền đình có tầm nhìn mở rộng và khoáng đãng. Đình không xây dựng đơn độc mà xây dựng trong một quần thể kiến trúc tín ngưỡng gồm đình, chùa, miếu, dinh, nhà thờ, nghĩa từ. Khảo sát quần thể kiến trúc tín ngưỡng làng An Hải và An Vĩnh cho thấy rõ điều này. Ở làng An Hải gồm có: Đình làng An Hải, dinh nữ thần Thiên Y A Na, dinh Bắc quân Đô đốc Bùi Tá Hán, chùa Hải Lâm, nhà thờ Thất tộc Tiền hiền, nghĩa tự, lăng Cá Ông (thuộc Vạn An Phú quản lý). Ở làng An Vĩnh gồm có: Đình làng An Vĩnh, chùa Vĩnh Ân, nhà thờ Lục tộc Tiền hiền, lăng Chánh (do vạn Vĩnh Thạnh quản lý).

Ảnh 1: Bản vẽ chính điện đình làng An Hải (Nguồn: Tác giả) Đình làng An Hải và đình làng An Vĩnh được xây dựng qui mô, là một công trình kiến trúc lớn nhất trong làng, xây dựng theo kết cấu

kiến trúc hình chữ Tam gồm ba gian hai chái và được gọi là đình hạ, đình trung và đình thượng.

Đình hạ thường bố trí các cột gỗ mang số chẵn chia làm ba gian hai chái. Kết cấu bộ khung gồm các bộ vì kèo, trụ chồng, choãi cánh dơi. Các kèo xuôi qua các đầu cột vách đỡ hệ thống đòn tay, mái và thượng lương bằng phương pháp xuyên chốt mộng để giữ cố định bộ khung gỗ nội thất. Mặt trính đỡ trụ chồng theo mô típ hình trụ chồng, choãi cánh dơi. Bộ vì kèo cột trốn được trang trí hình nậm rượu đế con tôm. Đầu trính chạm đầu rồng. Chính giữa tiền đường treo bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng. Hai bên bức hoành phi treo liễn đối chữ Hán có nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân trong làng và dấu ấn lịch sử của làng: “Ân đức dựng xây miền đảo Lý / Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa”, “Lý Sơn khai bút mạch / An Hải hội tài nguyên”.

Đình trung còn gọi là chánh điện, liên kết với đình hạ bằng một máng xối. Ở hai đầu máng xối thường đắp nổi đề tài “cá chép hóa rồng” hay hình đầu rồng. Khi xây dựng mặt bằng đình trung, người nghệ nhân cũng làm các bộ vì kèo theo kiểu trụ chồng, đầu choãi cánh dơi. Kết cấu bộ khung được làm theo phương pháp xuyên chốt mộng, tạo thành bộ khung gỗ khá vững chắc. Trên bộ khung gỗ của chánh điện trang trí các ô hộc có chạm nổi trang trí tứ thời mai, lan, cúc, trúc hoặc hình bát bửu. Nội thất chánh điện đặt bàn thờ hội đồng thờ Thần hoàng, hai bên bàn thờ hội đồng đặt các bàn thờ Tả ban, Hữu ban; các bàn thờ đều có hai câu đối chữ Hán phối thờ.

Đình thượng, tức hậu cung liên kết với đình trung bằng máng xối. Phần vách trước đình thượng là bộ cửa bàn khoa bằng gỗ. Hai bên hông vách được trổ hai cửa sổ nhỏ để thông thoáng bên trong hậu cung theo mô típ cửa sổ hình chữ “Thọ”. Phần mái hậu cung không còn hệ thống cột, kèo bằng gỗ nữa mà người thợ làm theo kiểu kiến trúc cắt mái chồng cổ diêm. Vòm mái hậu cung được đúc bằng gạch

và vôi vữa tam hợp. Mái trên và mái dưới lợp ngói âm dương. Bốn mặt của cổ diêm thường trang trí các đề tài khác nhau. Đỉnh bờ mái trang trí linh vật rồng đắp nổi. Các góc mái đắp nổi cong lên theo hình rồng chầu hay hình mũi thuyền. Đầu hồi mái trên cổ diêm của hậu cung trang trí hình con dơi, hay chim phượng hoàng hoặc bình hoa ngũ sắc.

Ảnh 2: Bản vẽ mặt cắt dọc đình làng An Hải (Nguồn: Tác giả) 3.2. Kiến trúc dinh, lân, miếu

Dinh là công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được hương ước làng quy định có quy mô kiến trúc nhỏ hơn đình làng và dưới sự quản lý điều hành của làng. Đứng đầu là ông chủ Dinh, sau ba năm được dân làng bầu chọn và đồng ý của ông Cả làng được chọn vào hàng ngũ Hương (Hương Bộ, Hương Bổn, Hương Dịch, Hương Kiểm, Hương Mục). Người đứng trong hàng ngũ Hương còn có vị Điển Lễ, là người đọc điển văn trong đình. Dinh thờ trên đảo Lý Sơn thờ các vị thiên thần là Nữ thần như Thiên Y A Na, Thủy Long, bà Chúa Giàng, bà Chúa Ngung Man Nương. Hiện nay, làng An Hải có 08 dinh, lân thờ nữ thần, làng An Vĩnh có 07 dinh, lân thờ nữ thần, phần lớn tọa lạc trong vùng dân cư sinh sống. Chính yếu tố này cho biết tín ngưỡng thờ nữ thần đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, còn thờ nhiên thần như Lôi Công Điển Mẫu Chấn Oai Hỏa Thần, Ngũ

Hành Nương Nương, U Linh Sạ Nữ Vương; thờ nhân thần có Cai đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết.

Ảnh 3 - 4: Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt dinh Bà chúa Yang (Nguồn: Tác giả) Lân có qui mô kiến trúc giống như dinh, tùy điều kiện của xóm lớn nhỏ mà xây dựng qui mô kiến trúc lớn nhỏ, nhưng không được lớn hơn đình. Lân chịu sự giám sát của dinh và quản lý điều hành của làng, đứng đầu là ông chủ Lân. Sau ba năm giữ chức chủ Lân, dân trong Ấp (Ấp gồm nhiều xóm nhỏ) sẽ bầu chọn và thống nhất của ông Cả làng bầu làm Tri Ấp giúp việc cho chủ dinh. Sau khi chủ dinh đương thời mãn nhiệm thì Tri Ấp được bầu vào làm chủ dinh, là người đứng đầu một Ấp. Người đứng đốc công xây dựng, trùng tu lân thờ của xóm là ông chủ Lân.

Ảnh 5: Mặt đứng lân Vĩnh Lộc (Nguồn: Tác giả)

Miếu thờ trên đảo Lý Sơn có kiến trúc nhỏ hơn hết, như miếu Thổ thần trong khuôn viên nhà thờ tộc họ Tiền hiền, miếu Thần Nông của làng. Phần lớn miếu do vị trưởng tộc họ Tiền hiền cai quản, lo việc trùng tu, sửa chữa, còn miếu Thần Nông của làng thì do làng quản lý, điều hành.

Bảng thống kê dinh, lân, miếu thờ nữ thần trên đảo Lý Sơn TT Địa điểm phân bố Tên Nữ thần Ghi chú

1 Lân Đông Hải, thôn

Đông An Hải Bà Chúa Yàng Có tượng bà 2 Lân Thái Bình, thôn Tây

An Hải Thiên Y A Na Lễ vía ngày 25

tháng 2 âm lịch

3 Dinh Bà, thôn Đông An

Hải Ngũ Hành Có tước thần

4 Đền thờ Thiên Y A Na, thôn Đông An Hải

Thiên Y A Na Có cốt tượng và hai vị thái tử

5 Dinh Bà, thôn Đông An

Hải Ngũ Hành

6 Dinh Đụn, thôn Đông An Vĩnh

U Linh Sạ Nữ Vương

Có tước thần và lễ vía vào ngày 25 tháng 2 âm lịch 7 Lân Vĩnh Hòa, thôn

Đông An Vĩnh

Thiên Y A Na, Hồng Nương Công Chúa

Đều có tước thần

8 Lân Vĩnh Lộc, thôn Đông, An Vĩnh

Thiên Y A Na và Ngũ hành

Có cốt tượng bà và hai vị thái tử. Lễ vía ngày 19 tháng 10 âm lịch 9 Lân Tân Thành, thôn

Tây An Vĩnh

Thiên Y A Na, Ngũ Hành

Có tước thần 10 Dinh Bà Thiên Y A Na,

thôn Tây An Vĩnh Thiên Y A Na Có cốt tượng Bà. Lễ vía ngày 5 tháng 12 âm lịch 11 Miếu Bà Yàng, thôn Tây

An Vĩnh

Bà Chúa Yàng 12 Lân Đông Thạnh, thôn Thiên Y A Na

Đông An Hải

14 Lân Lý Nhân, thôn Tây An Hải

Tam phủ 15 Dinh Tam Tòa, thôn Tây

An Hải Thủy Long Thần

Nữ, Hồng Nương Chúa Động; Bạch Mã Thái Giám

Phần lớn các công trình kiến trúc tín ngưỡng dinh, lân, miếu thờ được xây dựng theo kết cấu kiến trúc hình chữ nhất (一); chữ nhị ( 二 ); chữ tam (三), chữ đinh (丁):

Công trình kiến trúc hình chữ Nhất: Công trình tín ngưỡng này thường chỉ có một điện thờ chính giữa thờ Thần, hai bên là Tả, Hữu ban. Tại phần chính điện là bộ khung gỗ, gồm có bốn cột chính được bào nhẵn có đường kính từ 30cm - 70cm. Bốn cột chính tạo thành tứ trụ đỡ bộ sườn gỗ chính của công trình. Bốn cột chính, các xà gồ và trính đều liên kết với nhau bằng chốt mộng, trụ đội choãi cánh dơi, đế con tôm đỡ thượng lương, bên trên là các ron mè bắt chéo nhau tạo thành mái để lợp ngói âm dương. Bên trong nội thất, các ban thờ chính có kiểu hình chữ nhất đều treo hoành phi, liễn đối chữ Hán và các bao lam. Các bao lam được chạm khắc gỗ khá công phu hình hoa dây, hoa cúc hay tứ linh. Các chi tiết chạm trổ đối xứng, cân phân rất thẩm mỹ, hài hòa tạo nét thâm nghiêm ở bàn thờ chính điện. Hai bên bàn thờ chính điện trang trí hai bộ bát bửu cát tường chạm khắc gỗ gồm: Bảo châu; Phương thắng; Ngọc khánh; Ngân đính; Như ý kết (ấn quyết như ý); Cổ tiền; Bảo ô; Bảo Bình, với ý nghĩa mong cho mọi việc như ý, trừ tà giải nạn, không buồn phiền lo âu. Các tượng Hồng Mã, Bạch Mã bằng gỗ và tán, lọng cũng đặt hai bên gian thờ. Vật liệu xây dựng chính của công trình thường sử dụng vôi vữa tam hợp hoặc làm vách chịu lực đỡ bộ khung gỗ chính bên trong. Tiêu biểu cho loại hình này như: Dinh thờ Lôi Công Điển Mẫu Châu Oai Hỏa Thần, lân Vĩnh Hòa, dinh Âm Hồn ở làng An Vĩnh, miếu Thần Nông, miếu Thần hoàng ở làng An Hải,…

Công trình kiến trúc hình chữ Nhị: Bố cục gồm nhà tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế liên kết với hậu cung bằng máng xối. Cũng giống như kiểu kiến trúc hình chữ nhất, kết cấu kiến trúc hình chữ nhị có thêm phần hậu cung. Hậu cung là điểm cuối của đầu các cột kèo gác lên đầu cột vách, đỡ hệ thống xà gồ để tạo bộ khung mái bên trên.

Đầu kèo người thợ thường chạm khắc hình đầu rồng hoặc hình con Giao Long, đuôi kèo khắc hình chim phượng hoàng thể hiện sự quân bình âm dương mang ý nghĩa trường thọ. Phần thượng lương có khắc chữ Hán ghi năm xây dựng và trùng tu công trình.

Công trình kiến trúc hình chữ Tam: Phần lớn là kiến trúc đình làng, được gọi là tiền đường, chánh điện và hậu cung. Dinh có qui mô kiến trúc nhỏ hơn đình. Tiêu biểu cho loại công trình tín ngưỡng này là kiến trúc lân, được phân bố đều ở hai làng An Vĩnh và làng An Hải.

Ở làng An Vĩnh có lân Vĩnh Lộc, lân Vĩnh Xuân, dinh Đụn, lân An Hòa. Ở làng An Hải có dinh Bà Thủy Long, dinh Bà Chúa Giàng, đền thờ Thiên Y A Na (dinh Bà Trời), miếu Thần Nông.

Công trình kiến trúc hình chữ Đinh: Kết cấu kiến trúc gồm tiền sảnh, nhà tiền tế và hậu cung. Ở gian tiền sảnh nối liền với nhà tiền tế bằng máng xối. Tiền sảnh được làm bằng các bộ vì kèo, trụ chồng, choãi cánh dơi. Các kèo bắt qua đầu hàng cột hiên và cột vách nhằm đỡ phần mái hiên trước. Tiền sảnh và nhà tiền tế cách nhau bằng bộ cửa bàn khoa (thượng song hạ bản) bằng gỗ. Nhà tiền tế và hậu cung có chung một bộ mấu kiến trúc gỗ bên trong. Kết cấu kiến trúc bên trong gồm bốn cột chính gọi là tứ trụ và tám cột quân. Tứ trụ đỡ toàn bộ bộ khung xuyên trính, bắt vần theo kiểu giàn trò. Nghĩa là, cột xuyên, cột đấm, cột quyết, ron, huỳnh tử bắt chéo nhau tạo thành bộ khung gỗ. Trên khung gỗ lợp ngói âm dương. Hậu cung là phần cuối của bộ khung gỗ xuyên trính bắt vần theo kiểu dàn trò. Hiện nay, kết cấu kiến trúc ở các công trình hình chữ Đinh còn lại không nhiều, đa phần người thợ làm lại bằng vách chịu lực đỡ toàn bộ cột kèo, cột

đấm, cột quyết và xà gồ nên hạn chế được số lượng gỗ bên trong khi xây dựng. Hậu cung đặt bàn thờ Thần. Hai bên Tả, Hữu ban thờ Quan tiền, Vũ hậu hay thờ Tiền hiền, Hậu hiền. Ở các gian thờ thì khám thờ được đắp nổi bằng vôi vữa tam hợp, hoặc người thợ dùng khám thờ bằng gỗ có chạm trỗ hoa dây, hoa cúc với những nhát đục mềm mại, đối xứng, cân phân. Một số công trình tiêu biểu như dinh Bà Thiên Y A Na, lân Vĩnh Hòa ở làng An Vĩnh.

Ngoài những công trình kiến trúc kể trên, ở đảo Lý Sơn còn có lăng, là loại hình kiến trúc tín ngưỡng gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của vạn chài như vạn Vĩnh Thạnh và vạn An Phú. Các di tích về loại hình này có lăng Chánh, lăng Tân, lăng Cồn Trong, lăng Cồn Ngoài, lăng Đông Hải,…

3.3. Nghệ thuật điêu khắc, trang trí đình, dinh, lân và miếu

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 157-165)