• Không có kết quả nào được tìm thấy

N. T.H Tài liệu tham khảo:

V. M.T Tài liệu tham khảo:

3. Quy mô, cấu trúc thành Cha 1. Quy mô

3.2. Cấu trúc

- Cấu trúc tường thành

Thành Cha được xây dựng trên khu vực đất cao bên bờ Nam sông Côn, dựa vào điều kiện tự nhiên trong vùng. Tường thành phía Bắc uốn theo dòng sông Côn và sông Côn là ngoại hào. Các gò đất trong khu vực cũng được tận dụng và tích hợp vào tường thành và là một bộ phận của hệ thống tường thành, như gò Cột Cờ, gò Son, gò Bờ Tể, gò Cây Me, gò Giữa hay gò ông Tỵ. Nếu các gò đất cao được lợi dụng để đắp thành thì các bàu nước, dộc nước, lạch/mương nước cũng được lợi dụng để xây dựng hệ thống hào nước ở trong và ngoài thành, như bàu Bà Ký, Bàu Đá, Bàu Tron, Bàu Sen, Bàu Thị, Bàu Đục, Dộc Đìa, Dộc Mọi, Đồng Sạ, Đồng Máng, Mảng Sâu, Mương Hoả,…

Vì vậy, cũng như nhiều di tích thành Champa khác, thành Cha không có hình dạng cân đối, nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định, vững chắc, kiên cố. Không những thế, với khúc uốn bên cạnh sông sâu nước cả, bờ đầm, bàu, dộc quanh năm đầy nước đã khiến cho các tường thành càng hiểm yếu, gây rất nhiều khó khăn cho việc thâm nhập từ ngoài vào và rất thuận lợi cho các hoạt động tác chiến từ trong ra. Với hệ thống hào nước trong và ngoài thành, không chỉ thuận lợi cho quân đội tác chiến, vận động bằng đường thuỷ mà còn là đường giao thông thuận tiện lên phía Bắc và xuống phía Nam, đồng thời nó còn có chức năng tiêu thoát nước phục vụ đời sống hàng ngày cho một vùng sản xuất rộng lớn ở trong và ngoài thành.

Thành Nội có dạng hình thang vuông, tường thành Nội phía Bắc tích hợp vào tường thành Ngoại, lấy sông Côn làm ngoại hào. Hào thành ở ba phía Nam, Đông, Tây đã bị san lấp thành ruộng, chỉ còn dấu vết. Theo khảo sát của chúng tôi, hào thành Nội phía Nam có tên dân gian là dộc Mọi, nó hoà nước với lạch nước từ sông Côn, qua cửa

nước tường thành phía Tây8 chảy vòng qua góc Tây Nam thành Ngoại rồi men theo phía ngoài tường thành Ngoại dẫn nước đến góc Tây Nam thành Nội. Từ đây, lạch nước chảy chéo theo hướng Đông Bắc đến cửa nước giữa tường thành Ngoại phía Đông (Hần Ông Lộc).

Cho đến nay, không có tài liệu nào nói đến hào của tường thành Nội phía Đông. Thực trạng vẫn còn dấu vết hào nước bên ngoài tường thành Nội phía Đông. Đó là mương nước nhỏ chạy men bên ngoài tường thành Nội phía Đông theo chiều Bắc Nam, nối hai cửa nước ở giữa thành Ngoại phía Bắc (dưới gò Cột Cờ) và thành Ngoại phía Nam (Đồng Gieo). Như vậy, các hào nước của thành Nội được liên thông với hào nước thành Ngoại và nối với sông Côn ở phía Bắc và phía Tây tạo thành hệ thống đường thuỷ liên hoàn rất thuận lợi cho thuỷ quân, đồng thời là đường giao thông thuận tiện trong thành với ngoài thành qua sông Kôn.

Ảnh 2: Sơ đồ thành Cha (Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh thành) - Khu vực kiến trúc tôn giáo

Khai quật thành Cha năm 2015, 2016 đã phát hiện được nhiều dấu tích kiến trúc tôn giáo trong khu vực trung tâm thành Nội, có niên

8 Theo mô tả của Lê Đình Phụng (2002), nay cả tường thành và cửa nước phía Tây đều không còn.

đại từ thế kỷ IV-VI đến thế kỷ VII-IX9. Ngoài ra, trên tường thành Ngoại, ở 2 góc Tây Nam và Đông Bắc còn có các miếu. Các tài liệu trước đây khi nói về các di tích khảo cổ học trong thành Cha đều mô tả về phế tích kiến trúc trong khu vực gò đất cao nằm ở trung tâm thành Nội (gò Giữa hay gò Ông Tỵ) hoặc ở gò Bờ Tể (góc Tây Bắc thành Nội)10, chưa có tài liệu nào đề cập đến các di tích kiến trúc tôn giáo phân bố trên các tường thành. Mặc dù những kiến trúc này có niên đại muộn, nhưng chắc hẳn chúng có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành, tồn tại của toà thành này và là bộ phận quan trọng của thành Cha11.

Trong đợt điều tra, khảo sát năm 2015, chúng tôi đã nghiên cứu 03 miếu thờ, trong đó 2 miếu thuộc xóm An Định và 01 miếu thuộc xóm An Lạc.

Miếu Bà toạ lạc trên khu đất bằng phẳng tại xóm An Định (thôn An Thành), nằm kề bên góc Tây Nam của thành Ngoại. Mặt bằng kiến trúc gồm 02 phần: sân và miếu, đều mở cửa quay hướng Nam lệch Đông 25o. Cửa miếu có bức đại tự (An Miếu Bình) ở trên và câu đối hai bên cửa,

9 Lại Văn Tới (2017), Tlđd.

10 Đại Nam nhất thống chí ghi: “Thành cũ An Thành tục gọi là thành Bắc ở thôn An Thành, phía Đông huyện Tuy Viễn, do người Chiêm Thành xây dựng, nay đã đổ nát, dấu cũ vẫn còn” [QSQ triều Nguyễn (1992), Đại Nam Nhất thống chí, Huế: Nxb.

Thuận Hoá. tr. 37]. Hồ sơ di tích mô tả: với những vết tích còn lại trong lòng thành An Thành như gạch ngói sụp lở, các kiến trúc trong lòng thành, đặc biệt là các phù điêu trang trí bằng đá, đất nung, ngói ống đã phần nào phản ánh quy mô và vẻ hoành tráng một thời của tòa thành này trong lịch sử [Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (2001), Hồ sơ di tích, tr. 9]. Theo Lê Đình Phụng, chính giữa thành Nội là dấu vết của công trình kiến trúc xưa sụp đổ. Tại đây, ngoài gạch và vật liệu xây dựng chủ yếu, còn có các thành phần kiến trúc đá, các thanh lanh tô ngang cửa, ngõng cửa đục lỗ tròn, đặc biệt trong đống gạch đổ nát còn tìm thấy một phù điêu thể hiện nữ thần bán thân khá đẹp, một tượng tròn thể hiện một vũ nữ múa… Chứng tỏ đây là một công trình kiến trúc có quy mô lớn, được trang trí đẹp.

11 Xem thêm: Lương Ninh (2004), Lịch sử Vương quốc Champa, H.: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

viết chữ Hán ca ngơi phong cảnh và cho biết đây là miếu Bà, thờ nữ thần trông coi và giữ “An Bình” cho khu vực góc Tây Nam thành Cha.

Miếu Ông còn gọi là miếu thôn An Định, toạ lạc trên một khoảnh đất ở đầu thôn An Định. Mặt bằng kiến trúc và kết cấu kiến trúc giống với miếu Bà, chỉ khác là quy mô lớn hơn và có thêm hiên trước miếu. Tư liệu chữ Nôm tại miếu là 2 đôi câu đối ở trụ cửa hiên và hai bên cửa gian thờ chính (giữa), cho biết, người thờ trong miếu có công lớn được tôn thờ là Thành hoàng làng12.

Hai miếu, quy mô khác nhau, nhưng mặt bằng tổng thể và kết cấu các bộ phận kiến trúc của hai miếu đều giống nhau. Do đó chúng tôi cho rằng, chúng có cùng niên đại, khoảng cuối thế kỷ XIX đầu XX.

Miếu Gò Cây Me toạ lạc trên khu đất cao ở góc Đông Bắc thành Ngoại, có tên dân gian là Gò Gạch. Trên khu đất này, vào thời Nguyễn mở chợ có tên là Trường Võ phục vụ nhân dân 3 xã Nhơn Lộc, Nhơn Khánh và Nhơn Hoà buôn bán, trao đổi hàng hoá và nông sản. Miếu Gò Cây Me có mặt bằng kiến trúc giống miếu Bà. Nội dung bức Đại tự và câu đối hai bên cho biết, đây là miếu thôn An Lạc (nay là 1 trong 4 xóm của thôn An Thành) thờ Thần linh, thổ địa canh giữ đất xóm An Lạc, được xây dựng vào năm 1958.

- Khu dân cư

Kết quả khai quật thành Cha năm 2015, 2016 cho biết, trước khi thành Cha được xây dựng, khu vực đất cao bên bờ sông Côn, hiện là Gò Giữa hay Gò Ông Tỵ ở trung tâm Thành Nội đã phát hiện được lớp văn hoá Sa Huỳnh muộn ở dưới, giữa là lớp cư trú và trên cùng là lớp các kiến trúc Champa. Như vậy, trước khi thành Cha được xây dựng, khu vực này đã được cư dân văn hoá Sa Huỳnh muộn (thế kỷ 2 - 3 AD)

12 Lại Văn Tới (2017), Tlđd.

chọn làm nơi cư trú13 và sau đó là lớp cư dân Champa cư trú và xây dựng các kiến trúc tôn giáo (từ thế kỷ IV-VI đến thế kỷ VII-IX)14.

Các tư liệu và nghiên cứu trước đây mô tả rất ít về tình hình dân cư bên trong và ngoài thành Cha. Kết quả khai quật khảo cổ năm 2015 - 2016 mới cung cấp tư liệu xác định được khu vực phân bố khá đậm đặc các kiến trúc tôn giáo ở trung tâm thành Nội, chưa phát hiện được các loại hình kiến trúc khác, như cung điện, lầu gác phục vụ triều đình Vijaya,...

Hiện nay, phía Tây và Tây Nam thành Cha là các thôn An Định, Kim Long, một vùng đất cao rộng lớn có dân cư đông đúc và trù mật.

Trên tường thành phía Đông và phía Nam của thành Ngoại, dân cư đã cư trú kín, nhà cửa và nhiều công trình dân dụng thô sơ và kiên cố đã được xây dựng. Theo thống kê, trên 2 tường thành này có tới 64 hộ dân định cư ổn định. Dĩ nhiên, cùng với sinh sống là các hoạt động xây dựng, sản xuất đã làm biến dạng cơ bản hiện trạng vốn có của các tường thành này.

- Khu vực sản xuất

Vào khoảng những năm 1990, phía Đông thành là thôn Trường Cửu, một khu quần cư rộng hàng ngàn mét vuông nằm ven sông Côn, đã phát hiện di chỉ lò gốm Trường Cửu. Sau 24 năm phát hiện, di chỉ được điều tra và khai quật vào năm 2014. Kết quả đã thu được nhiều kết quả khoa học quan trọng cho thấy, Trường Cửu là một trung tâm sản xuất gốm Champa có quy mô lớn, có niên đại vào thế kỷ XIV-XV, nằm cạnh thành Cha - kinh đô của vương triều Vijaya, góp phần minh chứng rõ hơn lịch sử sản xuất và xuất khẩu đồ gốm Trường Cửu nói riêng, gốm cổ Bình Định Nói chung. Nếu xét về không gian và thời gian, chúng ta có thể thấy Trường Cửu có mối quan hệ rất quan trọng

13 Trong lớp văn hoá Sa Huỳnh đã phát hiện di tích mộ táng dùng nồi vò úp nhau.

14 Lại Văn Tới (2017), Tlđd; Lại Văn Tới (2018), “Thành Cha (Bình Định) - kết quả khai quật và nghiên cứu mới”, trong Thông báo khoa học 2018, Viện Nghiên cứu Kinh thành, H.: Nxb. KHXH, tr. 32 - 53.

với kinh đô Vijaya trong lịch sử. Bởi lẽ, Trường Cửu là khu sản xuất gốm nằm ở phía Đông Bắc của thành Cha, cách tường thành Ngoại chỉ gần 100m. Việc sản xuất nhiều loại gốm kiến trúc ở đây có thể phục vụ cho việc xây dựng các cung điện trong thành Cha đương thời. Tuy nhiên, những dấu tích kiến trúc phát hiện được ở thành Cha trong các cuộc khai quật năm 2015, 2016 được xác định niên đại từ thế kỷ IV-VI đến thế kỷ VII-IX. Vì vậy, niên đại của các lò gốm Trường Cửu, mối quan hệ giữa Trường Cửu với thành Cha và các khu vực sản xuất khác xung quanh kinh đô Vijaya cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu.

4. Kỹ thuật xây dựng và niên đại thành Cha

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 177-182)