• Không có kết quả nào được tìm thấy

Loại hình kiến trúc đặc trưng

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 122-128)

N. T-T.T.H.K Tài liệu tham khảo:

2. Sơ lược quá trình hình thành khu phố cổ thương mại Chi Lăng - Gia Hội

3.2. Loại hình kiến trúc đặc trưng

Trong các loại kiến trúc trong khu phố cổ Chi Lăng - Gia Hội nêu trên thì đặc trưng nhất là loại hình kiến trúc nhà ở truyền thống kết hợp với thương mại dịch vụ. Đây là loại hình công trình kiến trúc chiếm số lượng lớn và được phân bố chủ yếu dọc theo trục đường Chi Lăng. Đặc điểm của loại hình kiến trúc này là mang đậm nét đặc trưng kiến trúc truyền thống tương tự như tuyến phố Bao Vinh hay tuyến phố cổ Hội An. Như đã trình bày, công trình nhà ở truyền thống kết hợp với thương mại ở khu vực đường Chi Lăng - Gia Hội bao gồm hai hình thức chính là nhà 1 tầng và nhà 2 tầng.

Xét về công năng, kiểu nhà ở thương mại 2 tầng nơi đây được người dân xây dựng nhằm thích ứng với điều kiện thường xuyên bị lũ lụt, nó được cải biên từ kiểu nhà 1 tầng để làm nơi cư trú và cất giữ hàng hóa trong mùa mưa lụt, do đó cấu trúc mặt bằng của hai loại nhà này có những điểm tương đồng cơ bản như sau:

Thứ nhất, về cấu trúc tổng mặt bằng chính của công trình chia làm 3 phần. Phần lớn khu vực trước nhà tiếp giáp với đường giao thông chính toàn bộ được sử dụng để kinh doanh thương mại; tiếp đến là khu vực sân giữa (giếng trời), bao gồm giếng nước, cây xanh làm không gian đệm và cuối cùng là không gian ở phía sau cùng dùng để ở. Sự phân chia không gian này tạo nên bố cục mặt bằng đan xen giữa không gian ở và vườn, khơi gợi một nét kiến trúc vườn truyền thống vừa gần gũi vừa độc đáo. Các công trình ở đây được xây dựng dựa trên hệ kết cấu chịu lực chính là hệ thống kết cấu gỗ được chạm khắc tinh xảo, các chi tiết hoa văn truyền thống tương tự như các công trình nhà vườn truyền thống khác ở Huế. Các công trình ở đây được bố trí liền kề nhau hình thành nên tuyến phố thương mại.

Ảnh 13-14: Cấu trúc mặt bằng nhà ở kết hợp với thương mại dịch vụ theo kiểu truyền thống ở khu phố Chi Lăng - Gia Hội hiện nay

(Nguồn: Tác giả)

* Về công trình nhà trước

Hầu hết các được phát triển theo hình thức nhà 3 gian với hệ kết cấu cấu chịu lực chính với các chi tiết kiến trúc tương tự như nhà truyền thống ở Huế, tuy nhiên khác với các kiểu nhà truyền thống thì phần hiên của các ngôi nhà này thường hẹp hơn.

Đối với loại nhà 1 tầng thì phần gian giữa nhà ngoài chức năng thương mại còn dùng để thờ cúng tổ tiên, một số mẫu nhà phần mái phía trước còn được nâng lên làm phần gác lửng để cất trữ hàng hóa trong mùa mưa lụt.

Ảnh 15-16: Nhà ở truyền thống kết hợp với thương mại kiểu 1 tầng và 1 tầng + Lửng ở khu phố Chi Lăng - Gia Hội hiện nay (Nguồn: Đồ án

sinh viên khoa Kiến trúc, Đại học khoa học Huế)

Đối với loại nhà hai tầng thì phần ban công hẹp, một số nhà không có phần ban công kể cả những công trình chịu ảnh hưởng của kiến trúc pháp sau này, các chi tiết kiến trúc Pháp được cách điệu đơn giản hơn để phù hợp với kiểu công trình thương mại.

Ảnh 17-18: Nhà ở truyền thống kết hợp với thương mại kiểu 2 tầng ở khu phố Chi Lăng - Gia Hội hiện nay (Nguồn: Tác giả)

* Nhà cầu và sân giữa

Nhà trước và nhà sau cách nhau một khoảng sân trong, phía bên trái hoặc phía bên phải của sân trong này là một công trình cầu nối nối giữa nhà trước và nhà sau gọi là nhà cầu. Thông thường, tùy theo khẩu độ của nhà cầu mà kết cấu khác nhau, các nhà cầu thường được dựng lên từ các hệ cột có kết cấu độc lập với nhà trước và nhà sau khác với những ngôi nhà ở Hội An kiến trúc nhà cầu chỉ thiết kế 1 tầng tuy nhiên hiện nay một số nhà qua quá trình sử dụng đã bị cải biên thành 2 tầng. Phần mái của nhà cầu được đặt theo chiều dài của nhà và hướng về phía sân trong. Phần sân trong này không chỉ có tác dụng là tạo khoảng xanh trong nhà mà còn có chức năng phân chia không gian giữa nhà trước - nhà sau giữa khu động (buôn bán) - khu tĩnh (Nơi nghỉ ngơi) đồng thời điều hòa vi khí hậu và lấy ánh sáng cho phần giữa của ngôi nhà.

* Về công trình nhà sau

Nhìn chung về phần cấu trúc mặt bằng và bộ phận chịu lực của nhà sau hoàn toàn giống nhà trước làm chức năng sinh hoạt của gia chủ.

Ảnh 19: Mặt cắt điển hình nhà ở truyền thống kết hợp với thương mại kiểu 1 tầng ở khu phố Chi Lăng - Gia Hội hiện nay (Nguồn: Tác giả)

Thứ hai, không gian thờ cúng tổ tiên giữ vị trí quan trọng, trung tâm trong ngôi nhà. Đối với loại nhà 1 tầng, khu vực thờ cúng tổ tiên thường đặt ở gian giữa của loại nhà 3 gian; còn đối với loại nhà 2 tầng thì khu vực thờ cúng được đặc ở gian giữa tầng 2 của ngôi nhà.

Toàn bộ các kiểu kiến trúc này đều được xây dựng bởi kết cấu chính bằng gỗ, riêng đối với loại nhà 2 tầng thì hệ thống cột gỗ lớn hơn, thường là loại gỗ nhóm 1 như lim, tếu…; ngoài ra gỗ mít cũng được sử dụng khá nhiều. Móng các loại nhà này được xây dựng chủ yếu bằng gạch hoặc đá. Phần chân đế trụ được sử dụng bằng đá xanh cứng và được điêu khắc trang trí tỉ mỉ. Các cấu kiện gỗ được lắp ghép bằng mộng, không dùng đinh, các khớp nối bằng gỗ hoặc tre. Phần mái được lợp bằng các loại mái liệt nhiều lớp từ 3-5 lớp tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình. Vì hệ kết cấu này đặt trên nền móng cố định nên loại nhà này có hệ mái khá thấp nhằm hạn chế gió bão và mưa hắt. Nhiều yếu tố độc lập được thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng, nhất là nhu cầu cho kinh doanh buôn bán, đã tạo nên nét đặc trưng kiến trúc tuyến phố nơi đây. Toàn bộ các nhà độc lập liên kết với nhau đã hình thành nên một tuyến phố cổ đẹp và thơ mộng trong khu thương mại sầm uất thời bấy giờ.

Ảnh 20-21: Cấu kiện gỗ ở nhà số 193 đường Chi Lăng - Gia Hội (Nguồn: Tác giả)

4. Kết luận

Có thể thấy rằng, khu phố cổ Chi Lăng - Gia Hội là nơi tập trung đa dạng các loại hình kiến trúc, mà nhà ở thương mại tạo nên nét đặc trưng riêng, lưu dấu quá trình phát triển đô thị Việt Nam từ thời Nhà Nguyễn đến nay. Nếu biết khai thác các giá trị đặc trưng của các công trình sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách như cách mà phố cổ Hội An đã làm được.

Tuy nhiên, cho đến nay, khu phố cổ này vẫn đang đối diện với sự xuống cấp và thậm chí mất dần. Thực tế này đòi hỏi phải có nhiều phương án bảo tồn, chống xuống cấp và phát huy giá trị khu vực này một cách hợp lí, đặc biệt là các công trình nhà ở thương mại vốn là cơ sở làm tiền đề để góp phần phát triển du lịch Huế trong tương lai.

Xin mượn lời của Ông Lê Xương Thần, 72 tuổi, chủ nhân ngôi nhà cổ số 157 Chi Lăng để thay cho lời kết:

Hồi tôi còn trẻ, không chỉ Gia Hội, Bao Vinh là phố cổ mà hầu như Huế toàn là nhà cổ, kể cả Trần Hưng Đạo, Phan Đăng Lưu, Huỳnh Thúc Kháng. Tôi ở đây lâu nhưng chỉ có sinh viên kiến trúc các trường đại học ở Huế, ở TP.HCM đến xin vẽ kiến trúc chứ chính quyền thì chưa lần nào. Tôi nhớ có lần ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở VH,TT&DL Thừa Thiên-Huế, đưa ra khát vọng về ý tưởng phục hồi phố cổ Gia Hội để du lịch Huế theo kịp Hội An nhưng cũng không thành công.

V.S.C - L.V.T.H

Tài liệu tham khảo:

Bạch Thị Thu Hà (2020), Khai thác tiềm năng du lịch văn hoá tại khu vực phố cổ Bao Vinh - Chi Lăng - Gia Hội (Huế).

Đồ án bảo tồn của sinh viên khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học Huế.

Đỗ Bang (2006), “Phố cảng Thanh Hà - Bao Vinh trung tâm thương mại Phú Xuân - Huế thế kỷ XVII-XVIII-XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử.

Trần Thị Quế Hà (1996), Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam, H.:

Nxb. Thế giới.

http://tapchisonghuong.com.vn https://thethaovanhoa.vn

http://visithue.vn

https://blog.traveloka.com/vn/cac-diem-du-lich-hue.

LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÖC QUAN KHỐ TỰ - NGÔI CHÙA LÀNG CÂU NHI1

Hoàng Thị Ái Hoa*

1. Mở đầu

Mạch sống của làng xã Việt Nam luôn hiện hữu một hình thức thừa nhận Phật giáo trên góc độ riêng. Đó chính là nguyên nhân ra đời của ngôi chùa làng, bên cạnh những tự viện “chính thống” được chiêm bái rộng rãi trên phạm vi quốc gia hay vùng miền. Hình ảnh “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” vốn đã trở nên gần gũi, thân quen trong các làng mạc của người Việt, vừa là điểm nối kết và gắn bó cộng đồng, vừa là nơi gửi gắm niềm tín Phật của những người dân quê chân chất, mộc mạc với nơi chốn cư trú truyền đời của mình.

Trong thiết chế văn hóa của nông thôn Việt, đình, chùa, miếu luôn song song tồn tại bên nhau, đáp ứng nhiều mặt nhu cầu đời sống tinh thần của lương dân. Sự ra đời của ngôi chùa làng như một chỗ dựa tâm linh, là nhu cầu cần thiết để có thể nương tựa trong cuộc sống nhiều bất an và thách thức. Khi người nông dân Việt từ phương Bắc theo dấu tiền nhân đến vùng đất mới trong hành trình mở cõi, hẳn nhu cầu ấy càng cần thiết và bức bách hơn. Chính vì vậy, chùa làng xứ Đàng Trong ra đời là sự hội tụ của nhiều mối nhân duyên, và Quan Khố Tự (chùa Quan Khố) - ngôi chùa làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là một trường hợp như thế.

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 122-128)