• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Trong hệ thống giáo dục của nước ta, bậc tiểu học là “bậc học nền tảng”, là nơi vận dụng và triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng. Cùng với yêu cầu đổi mới của giáo dục, giáo dục tiểu học cũng có nhiều thay đổi trong mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá…Để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ mới đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên ( GV) của các trường tiểu học phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời phải luôn nỗ lực phấn đấu để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tuy nhiên một trong những rào cản lớn cho việc thực hiện đổi mới trong các nhà trường chính là ở tâm lý ngại thay đổi của GV. Bởi vì mọi thay đổi đều mất công sức và đều có rủi ro của việc đổi mới không thành công... Trẻ em lứa tuổi tiểu học vừa mới chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động chơi sang hoạt động học nên các cô giáo tiểu học cũng rất vất vả, bận rộn với vai trò, trách nhiệm của mình. Nếu không có một môi trường làm việc tích cực, thân thiện, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau và khuyến khích sự sáng tạo thì nguồn nhân lực sẽ dần suy yếu, đổi mới giáo dục sẽ khó có thể thành công.

* Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

2. Thực trạng việc phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học hiện nay

Qua điều tra, khảo sát và tìm hiểu một số trường Tiểu học trong những năm qua và hiện nay. Hầu hết các trường đang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, thông qua nhiều chương trình, hình thức tổ chức dạy học. Trước yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục, đòi hỏi đội ngũ GV nhà trường tiểu học phải tự đổi mới bản thân, tự bồi dưỡng để chủ động trong việc nắm bắt và thực hiện những thay đổi.

Tuy nhiên, công tác phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV nói chung và đặc biệt là việc tạo môi trường làm việc tích cực cho đội ngũ GV nói riêng ở các trường tiểu học hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, hầu như chưa đạt được kết quả mong muốn. Đội ngũ GV các trường chưa đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và quan trọng là một số bộ phận GV chưa thực sự nhiệt tình, chưa tích cực đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp. Nhiều GV vẫn còn tư tưởng thụ động, trông chờ vào chỉ đạo cụ thể của cấp trên. Các giờ dạy đổi mới phương pháp có khi còn hình thức, hoặc đối phó với kiểm tra từ bên ngoài.

3. Một số biện pháp xây dựng môi trường làm việc tích cực phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV trường Tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC PHÁT TRIỂN

3.1.Tạo động lực cho GV trong phát triển nghề nghiệp và thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục tiểu học

Đặc điểm nghề dạy học nói chung và dạy học tiểu học nói riêng là có tính trí tuệ cao, công cụ chủ yếu là nhân cách người thầy, sản phẩm tạo ra là nhân cách của con người- nhân cách người học, có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo,…Việc tạo động lực cho GV giúp GV có thêm sức mạnh để duy trì công việc một cách bền bỉ, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo trong công việc, gắn bó và yêu nghề , đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạo động lực cho GV là làm thế nào để người GV khát khao, tự nguyện thực hiện hoạt động giảng dạy và công tác giáo dục một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

Muốn tạo động lực cho GV cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng những nhu cầu chính đáng cho người GV. Nhu cầu tối thiểu là đồng lương, nguồn thu nhập và những giá trị vật chất. Nhu cầu cao hơn đó là làm việc trong môi trường thân thiện, hoà đồng, thoải mái, được tôn trọng, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận những kết quả làm ra.

Để tạo động lực trong phát triển nghề nghiệp và thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục tiểu họccần thực hiện một số nội dung như sau:

Tạo động lực thông qua phương pháp kinh tế:

Đó là tiền lương, tiền công, thưởng, phụ cấp, phúc lợi và dịch vụ…cần đảm bảo lợi ích cho GV.

Tạo động lực thông qua đánh giá thực hiện công việc : Cần đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; đánh giá đúng đóng góp của giáo viên và thừa nhận khả năng của họ; chế độ thi đua khen thưởng cần: trên tinh thần tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác cùng phát triển, khen thưởng danh hiệu đúng quy định, đảm bảo chính xác, dân chủ, công bằng, kịp thời, tránh hình thức, luân phiên,…

Cần hoàn thiện công tác đánh giá chất lượng GV.

Tạo động lực thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc: Đó là cơ sở vật chất đầy đủ, phòng làm việc hiện đại, đa năng, tài liệu phong phú, chế độ nghỉ ngơi cho GV,…Đó là không khí tâm lý nhà trường, sự hài lòng, xây dựng tập thể mạnh, dạy tốt, học tốt, kỷ cương, tích cực, chia sẻ, giúp đỡ, hòa đồng, phát huy tính công khai dân chủ, động viên khuyến khích kịp thời, sẵn sàng sẻ chia, hợp tác tích cực…tất cả vì lợi ích chung của nhà trường.

Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp: học tập nâng cao trình độ

chuyên môn, thăng hạng, học tập suốt đời, bồi dưỡng năng lực sư phạm, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức khoa học bổ trợ,…

Tạo động lực thể hiện sự tôn trọng, ghi nhận thành tích của GV: Khi GV làm việc tốt, được việc, đạt thành tích cao,…cần được Ban giám hiệu và cấp trên công nhận có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: khuyến khích, động viên,khen thưởng, giao công việc hoặc giao quyền, công nhận thành tíchcho giáo viên. Việc đó không những thể hiện sự động viên, khuyến khích cá nhân giáo viên kịp thời mà còn khích lệ, làm tấm gương cho những GV khác noi theo.

3.2. Tạo môi trường làm việc tích cực để thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của GV tiểu học

Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị .Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, nhà trường, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trường đó.

Trước hết, nhà trường phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, bàn, ghế, đồ dùng học tập, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Thứ hai, một nội dung hết sức quan trọng để phát huy năng lực của giáo viên là thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…

Thứ ba, mối quan hệ giữa Ban giám hiệu và GV, nhân viên là một nội dung hết sức quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng nhà trường vững mạnh. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và GV gồm nhiều nội dung, song nội dung quan trọng hơn cả là việc tổ chức, phân công, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mỗi cán bộ, công chức, đó chính là “nghệ thuật dùng người”.

Bên cạnh đó, yếu tố về tâm lý của người lãnh đạo cũng hết sức quan trọng; đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kìm chế trong mọi hoàn cảnh; luôn giữ được mối quan hệ mật thiết đối với giáo viên, nếu giáo viên làm việc sai thì từ từ uốn

nắn tránh tình trạng bức xúc, quát mắng… tạo nên những khoảng cách không đáng có giữa nhân viên và thủ trưởng.

Ngoài các yếu tố nói trên, người lãnh đạo cần có những nhận xét, đánh giá kịp thời đối với cán bộ, công chức; có khen, có chê… Nội dung đánh giá phải hết sức đúng đắn, khách quan tạo một tâm lý thoải mái, khuyến khích cán bộ, công chức cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Ngoài ra người lãnh đạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi cán bộ, công chức trong đơn vị và hỗ trợ kịp thời khi có khó khăn.

Xây dựng một tập thể đoàn kết. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ; có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành được nhiệm vụ chung của đơn vị. Nội dung này đòi hỏi lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác. Phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn vị để kịp thời giải quyết, thường xuyên để mọi người gắn bó với nhau cùng phấn đấu.

3.3. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh thúc đẩy phát triển nghề nghiệp của GV trong nhà trường

Thiết lập cơ chế truyền thông hiệu quả để trao đổi thông tin hai chiều giữa ban lãnh đạo nhà trường với GV:

Một nhà trường muốn phát triển tốt cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Văn hóa nhà trường là sản phẩm được tạo nên bởi tập thể cán bộ, GV, nhân viên, HS-những thành viên của tổ chức nhà trường. Tuy nhiên, trong xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường bao giờ cũng có ảnh hưởng quyết định của người đứng đầu nhà trường – người hiệu trưởng. Hiệu trưởng giữ vai lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường. Để tạo lập được văn hóa lành mạnh, tích cực đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, năng lực giao nhiệm vụ và hướng dẫn cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, biết lắng nghe, có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng GV, nhân viên, xây dựng bầu không khí lành mạnh trong nhà trường. Mỗi cán bộ, GV đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc đưa ra các quyết định dạy và học: nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi

con người.

Tạo dựng, duy trì các mối quan hệ đồng nghiệp đoàn kết, chia sẻ trong nhà trường:

Người hiệu trưởng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm với GV, HS của nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng để tạo cho cán bộ, GV, HS tình cảm, sự gắn bó với nhà trường, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy sự sáng tạo và nỗ lực của cán bộ, giáo viên, học sinh; khuyến khích đối thoại và làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn, chia sẻ tầm nhìn, … để đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường.

Khuyến khích tinh thần dân chủ trong việc ra quyết định:Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc.

4. Kết luận

GV tiểu học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Họ là người thầy đầu tiên của HS, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách ban đầu cho HS tiểu học. Phương pháp giảng dạy của GV tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển năng lực của HS tiểu học. Vì vậy mà người GV tiểu học cần phải nắm vững các kiến thức của các môn học, nắm vững các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tiểu học để phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác và và sáng tạo cho học sinh. GV tiểu học còn có mối quan hệ chặt chẽ với địa phương và cha mẹ HS để phối kết hợp giáo dục HS. Vì thế, người GV tiểu học rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ, nhiệt tình trong công tác.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết Số:

29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Thông tư liên tịch số: 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 16 tháng 09 năm 2015, về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệpgiáo viên tiểu học công lập

3. Vũ Ngọc Hải (chủ biên 2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Phương pháp thảo luận nhóm (hay PP hoạt động nhóm, PP dạy học theo nhóm, còn gọi tắt là PP nhóm) là một trong số các PP dạy học tích cực được sử dụng rộng rãi trong giáo dục hiện đại. Thực tế dạy học các bậc học, cấp học ở nước ta trong nhiều năm đổi mới PPDH đã chứng minh tác động tích cực của PP thảo luận nhóm trong việc thay đổi tư duy dạy học cũng như thay đổi các hình thức tổ chức dạy và học nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của giáo dục hiện đại: Giáo dục định hướng PTNL người học, lấy người học làm trung tâm… PP này đã và đang được áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong dạy học các môn học/ học phần khác nhau ở trường Đại học Hạ Long, trong đó có các học phần Soạn thảo văn bản.

Mỗi PP dạy học đều có cơ sở lí luận và thực tiễn riêng. Không có PP nào là PP tốt nhất, tích cực nhất mà chỉ có PP phù hợp hơn trong một giai đoạn của quá trình dạy học, được lựa chọn trên cơ sở tôn trọng người học và hoàn cảnh giao tiếp.

Trong khuôn khổ bài viết, tác giả không đi sâu vào các vấn đề mang tính chất lí luận về PP thảo luận nhóm trong dạy học tích cực nói chung theo lí thuyết kiến tạo, mà tập trung lí giải sự cần thiết phải sử dụng PP nhóm trong dạy học một học phần cụ thể thuộc Khoa học về Ngôn ngữ và văn bản học ở nhà trường đại học (cụ thể là Đại học Hạ Long) và việc vận dụng

* Trường Đại học Hạ Long

linh hoạt phương pháp này nhằm đạt được các mục tiêu học tập của môn học.

2. Vận dụng linh hoạt PP nhóm nhằm đạt các mục tiêu học tập học phần Soạn thảo văn bản

2.1. Coi PP nhóm là PP cơ sở - cái gốc của các kĩ thuật dạy học lấy người học làm trung tâm

Theo cách hiểu phổ biến, PPDH theo nhóm là một trong số các PPDH tích cực mà ở đó GV đưa ra vấn đề (hay tình huống có vấn đề) rồi sau đó tổ chức cho SV giải quyết vấn đề mà mình đã đặt ra theo quy trình 4 bước:

- Bước 1: Tổ chức chia nhóm

- Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các nhóm và giới hạn thời gian thảo luận

- Bước 3: Tổ chức cho SV thảo luận nhóm và giám sát hoạt động thảo luận của từng nhóm

- Bước 4: Tổ chức cho SV trình bày báo cáo, nhận xét kết quả thảo luận và tổng kết đánh giá hoạt động nhóm

Trong quá trình tìm hiểu các PP và kĩ thuật dạy học tích cực phục vụ hoạt động dạy học học phần Soạn thảo văn bản, tác giả phát hiện hầu hết các PP và kĩ thuật dạy học hiện đại đều có một điểm chung là lấy PP nhóm làm trọng tâm. Có thể nói, các kĩ

thuật dạy học tích cực như kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật “Mảnh ghép”, kĩ thuật dạy học theo “sơ đồ KWL”, kĩ thuật “XYZ”, kĩ thuật “Bể cá”, “Ổ bi”,

“Tia chớp”… đều là các kĩ thuật được dùng trong hoạt động thảo luận nhóm, nhằm cụ thể hóa các

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM

Đề cương

Tài liệu liên quan