• Không có kết quả nào được tìm thấy

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY

Phạm Thị Chi*

ABSTRACT

Integrative teaching is a modern teaching perspective, aiming to develop a comprehensive capacity for learners, including the ability to apply knowledge to effectively solve practical situations. Therefore, the implementation of integrated use in teaching history will contribute to improving the quality of teaching History, achieve educational goals comprehensive capacity development for students.

Keywords: Integrated teaching, history, secondary school.

Ngày nhận bài: 5/6/2019; Ngày phản biện: 19/6/2019; Ngày duyệt đăng: 28/6/2019.

Bảng 1: DHNLS lớp 9, học kỳ 2, theo hướng tích hợp Bài Tuần, tiết, tên bài dạy

Định hướng tích hợp

Văn học Địa lí Giáo dục công

dân

Âm nhạc, Mĩ thuật, Điện ảnh

16

20, 21, Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên

Lược đồ quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Điều mong muốn của Bác Hồ

Xem tranh, phim tư liệu về Bác Hồ (Hành trình tìm đường cứu nước, phần 1)

22

27, Cao trào cách mạng Việt Nam tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán: Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Chí Phèo – Nam Cao.

Lược đồ về phong trào cách mạng (1939 - 1945)

Điều mong muốn của Bác Hồ

Các tác phẩm âm nhạc, phim tư liệu, tranh ảnh

23

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Việt Bắc, Bầm ơi, Lượm; Ba mươi năm đời ta có Đảng

Lược đồ cách mạng tháng Tám

Bảo vệ hòa bình Các tác phẩm âm nhạc, phim tư liệu, tranh ảnh

26

35, 36, Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)

Đồng chí – Chính Hữu Lược đồ chiến dịch Biên giới 1950

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Lí tưởng sống của thanh niên

Các tác phẩm âm nhạc (du kích sông Thao, Nhớ chiến khu) phim tư liệu, tranh ảnh

27

37, Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1953 - 1954)

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu

Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Lí tưởng sống của thanh niên

Các tác phẩm âm nhạc (hò kéo pháo, trường ca sông Lô) phim tư liệu, tranh ảnh

29

44, 45, 46, 47, Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước

Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật; Thơ Chúc tết năm 1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân; Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Lược đồ cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, 1972

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Các tác phẩm âm nhạc, phim tư liệu, tranh ảnh

30

48, 49. Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Lá Đỏ - Nguyễn Đình Thi; Kí ức 30 tháng 4 – Hồ Như

Lược đồ chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh

Lí tưởng sống của thanh niên

Các tác phẩm âm nhạc, phim tư liệu, tranh ảnh

31, 32

50. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)

Chùm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

Lược đồ chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Lí tưởng sống của thanh niên

Các tác phẩm âm nhạc, phim tư liệu, tranh ảnh

33

51. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)

Thơ Tố Hữu Át lát địa lí (phần biểu đồ phát triển các ngành kinh tế, vùng kinh tế)

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Các tác phẩm âm nhạc, phim tư liệu, tranh ảnh

Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước của quá trình dạy học và các hoạt động dạy – học.

Nếu GV biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi vấn đáp, đàm thoại thì hình thức tích hợp sẽ rất phong phú theo hướng: tích hợp dọc (tích hợp sâu), tích hợp ngang, tích hợp rộng (liên môn) giữa Lịch sử, Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân, âm nhạc, điện ảnh… Do vậy, hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao. Ví dụ, khi dạy bài 23: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (SGK 9), GV cho HS nghe bài hát “Tiến Quân Ca” của nhạc sĩ Văn Cao và hỏi HS, bài hát này lần đầu tiên được hát vang lên trong sự kiện lịch sử nào? Chúng ta cùng tìm hiểu diễn biến của sự kiện đó?

- Tích hợp thông qua tổng kết giờ học: Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của GV, vừa có ý nghĩa khái quát lại vấn đề, vừa có ý nghĩa chuyển tiếp. GV có thể tích hợp dưới dạng liên hệ, so sánh đối chiếu. Chẳng hạn, khi tổng kết bài học “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, GV tích hợp phần Lịch sử địa phương để HS hiểu sâu sắc hơn sự kiện này đã từng xảy ra trên mảnh đất các em đang sống, từ đó các em sống có trách nhiệm hơn với quê hương (các di tích lịch sử hoặc nhân vật lịch sử…)

- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập: Tích hợp thông qua hệ thống bài tập là điều kiện thuận lợi nhất để GV tiến hành phương pháp tích hợp sau khi học xong một tiết học hoặc kết thúc bài học. Từ đó, giúp HS nắm chắc kiến thức để rèn luyện các kỹ năng: so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra, đánh giá: Chương trình Lịch sử được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập và tiến hành kiểm tra, người dạy cần giúp HS nắm chắc các kiến thức về Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử địa phương ở từng giai đoạn.

Thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên diện rộng các kiến thức đã học.

Bên cạnh đó phải có những câu hỏi nâng cao, mạng tính chất tư duy cao, HS không chỉ biết mà phải hiểu các sự kiện lịch sử một cách sâu sắc.

- Tích hợp gắn với vận dụng, liên hệ thực tế: Bài học Lịch sử thường được gắn với đời sống xã hội, có tính chất giáo dục cao, do đó cần tích hợp với kiến thức đời sống giúp HS có kiến thức cần thiết và có

thái độ ứng xử phù hợp. Chẳng hạn, khi dạy xong bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (Lịch sử 9), GV có thể hỏi HS: Để kỉ niệm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hàng năm nơi các em sinh sống thường tổ chức những hoạt động gì? (Treo cờ, thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, viếng nghĩa trang liệt sĩ…) hoặc những dấu ấn của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên quê hương em?

(GV gợi ý HS tìm hiểu trên những kênh thông tin về những anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân chứng lịch sử… tại địa phương); hoặc GV tổ chức một buổi ngoại khóa đi thăm một di tích lịch sử ở địa phương gắn với nội dung bài học; hoặc tổ chức HS đi viếng nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương…

4. Kết luận

Trên đây là một số biện pháp DHTH nhằm nâng cao chất lượng DHMLS ở cấp THCS. Để áp dụng tốt các biện pháp trong DHMLS đòi hỏi sự chủ động từ hai phía: đối với HS phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập; đối với GV không chỉ đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức, mà còn định hướng, tổ chức, hướng dẫn,

“trọng tài”, “người bạn đồng hành” cùng HS trong suốt quá trình học tập. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong tình hình hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo nước nhà.

Tài liệu tham khảo

1. Dự án PTGD THPT (2006). Đổi mới PPDH trung học phổ thông. Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, NXB CTQG, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thu Hà, (2018), Tích hợp các môn khoa học xã hội trong dạy học Ngữ Văn ở trường THCS, Đề tài khoa học cấp trường, Trường CĐSP Thái Bình.

4. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng (2013), DHTH trong trường phổ thông Australia, Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

5. Phan Ngọc Liên (TCB), Đinh Xuân Lâm (CB), Vũ Ngọc Anh, Trần Bá Đệ, Nguyễn Quốc Hùng, Trương Công Huỳnh Kỳ (2011), Lịch sử 9, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

1. Mở đầu

Nghe là trung tâm của việc học ngôn ngữ, là một kỹ năng ngôn ngữ quan trọng để phát triển về mặt tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Morley (1972) định nghĩa khả năng nghe hiểu là khả năng không chỉ phân biệt ngữ pháp thính giác, mà còn đánh giá lại, trích xuất thông tin cần thiết, ghi nhớ và liên quan đến nó, mọi thứ đòi hỏi phải xử lý âm thanh và xây dựng ý nghĩa.

Neisser (1976) xem việc nghe hiểu là một quá trình liên tục theo thời gian, trong đó người nghe dự đoán những gì sẽ đến tiếp theo. Nghe hiểu là một quá trình suy luận (Rost, 2005). Nghe hiểu được coi là giả thuyết giống như một sự phát triển năng động mà những người chú ý đến các tính năng được chọn, và liên kết thính giác của họ với thông tin có thể truy cập và hiểu.

Tư duy phản biện là quá trình sử dụng logic để phân biệt đâu là đúng và đâu là sai, không đơn thuần chỉ là những ý kiến “phản biện” như tên gọi.

Tư duy phản biện là tư duy vượt trội các kỹ năng bao gồm đánh giá thái độ, và là một quyết định có đầu óc mạnh mẽ, điều chỉnh sự hiểu biết, kiểm tra, ước tính và suy luận. Tư duy phản biện là việc sử dụng lý do một cách toàn diện và có thẩm quyền trong đánh giá, hiệu suất và ý tưởng cá nhân (Noddlings, 2006).

Những hoạt động trong quá trình tư duy phản biện thường bao gồm: đưa ra ý kiến cá nhân và bảo vệ ý kiến cá nhân, sử dụng những dẫn chứng xác đáng, liên kết các ý, đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân

* ThS. Bộ môn Ngoại ngữ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

loại, so sánh, nhận diện được khó khăn và các giải pháp. Quá trình tư duy phản biện cần đạt được những tiêu chí: rõ ràng, mạch lạc, chính xác, thống nhất, ngắn gọn, phù hợp, có những giải thích và lý do xác đáng, khách quan, toàn diện và có chiều sâu.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng tư duy phê phán có mối tương quan đáng kể và lạc quan với thành tích học tập (Jenkins, 1998; Facione, Blohm, Howard, &

Giancarlo, 1998; Collins & Onwuegbuzie, 2000). Cụ thể, có thể nhận thấy mối tương quan chặt chẽ của kỹ năng tư duy phản biện với khả năng nghe hiểu.

Khả năng nghe hiểu sẽ tốt hơn ở những người có khả năng tư duy phản biện vượt trội. Như vậy với mục đích trung tâm của giáo dục là học cách suy nghĩ thì việc phát triển song song cả kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh và tư duy phản biện trong lớp học tiếng Anh là một quá trình phát triển lý tưởng cho sinh viên (SV).

2. Các bước và kỹ thuật của tư duy phản biện trong giảng dạy kỹ năng nghe truyền thống

Tư duy phản biện thể hiện sự tò mò và sử dụng các phương pháp nghiên cứu tìm tòi liên quan đến việc đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời một cách có hệ thống, xác định quan điểm cá nhân và khả năng bảo vệ quan điểm đó với những bằng chứng phù hợp. Nói cách khác, tư duy phản biện là quá trình con người đánh giá một cách định lượng và định lượng thông tin họ đã tích lũy, và cách họ lần lượt sử dụng thông tin đó để giải quyết vấn đề và tạo ra những cách hiểu mới. Tư duy phản biện làm rõ các mục tiêu, kiểm tra các giả định, phân biệt các giá trị ẩn, đánh giá bằng chứng, hoàn thành các hành động, và đánh giá kết luận. Để tạo dựng kỹ năng tư duy phản biện cho SV

MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN

Đề cương

Tài liệu liên quan