• Không có kết quả nào được tìm thấy

CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

1. Đặt vấn đề

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng trên toàn quốc từ năm học 2020-2021, giáo viên (GV) phải học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học. Khi chương trình giáo GDPT mới được áp dụng, đòi hỏi đội ngũ GV phải đáp ứng được thay đổi của chương trình mới, đối với GV hiện hành, việc bồi dưỡng tập trung vào nâng cao năng lực sư phạm của GV để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực. Các trường sư phạm cần có những thay đổi nhằm đào tạo và bồi dưỡng GV tương lai những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Trong chương trình GDPT mới, vai trò của giáo dục STEM thể hiện ở những điểm: Có đầy đủ các môn học STEM; Yêu cầu dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp giáo dục của Chương trình GDPT mới, tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM trong chương trình môn học, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh (HS); Tính mở của Chương trình GDPT mới cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục của địa phương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và những hoạt động giáo dục được xã hội hoá.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, các địa phương đang nỗ lực đưa giáo dục STEM vào nhà trường,

* Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

trong khuôn khổ bài viết này, tác giả trình bày sơ lược về giáo dục STEM, sự cần thiết phải để sinh viên (SV) sư phạm tiếp cận với STEM và đề xuất một số giải pháp nhằm đưa STEM vào giảng dạy tại trường sư phạm.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giáo dục STEM

STEM là viết tắt của các từ: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Mathematic (toán học). Giáo dục STEM là việc trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp HS không chỉ hiểu biết về nguyên lý, mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Đặc biệt, giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng.

Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp thành một mô hình học tập gắn kết, dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, HS vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập dựa chủ yếu trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Những kiến thức được cho là “khó hiểu”, “khó nhớ” sẽ được minh họa bằng các ví dụ thực tế trở nên dễ nắm bắt, và song song với việc

DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG STEM TRONG ĐÀO TẠO

học kiến thức mới, HS có điều kiện tham gia vào các hoạt động thực hành để có được trải nghiệm sáng tạo trong thực tế, từ đó sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn những kiến thức đã học. Về lâu dài, những hoạt động thực hành trên lớp sẽ tạo dựng một nền kiến thức không chỉ cơ bản mà còn linh hoạt, khiến cho hầu hết người học đều có thể ứng dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống. Kỹ năng STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn nhóm kỹ năng:

+ Kỹ năng khoa học: là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến thức này để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

+ Kỹ năng công nghệ: Là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy cập được công nghệ. Công nghệ là từ những vật dụng hằng ngày đơn giản nhất như quạt mo, bút chì đến những hệ thống sử dụng phức tạp như mạng internet, mạng lưới điện quốc gia, vệ tinh… Tất cả những thay đổi của thế giới tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của con người thì được coi là công nghệ.

+ Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra đối tượng. Hiểu một cách đơn giản, HS được trang bị kỹ năng kỹ thuật là có khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. HS phải có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra, HS còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

+ Kỹ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. HS có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, áp dụng các khái niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo dục STEM đã được chú trọng, có mặt đầy đủ ở các môn học. Đó là các môn Toán học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học... Vị trí, vai trò của giáo dục Tin học và Giáo dục công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được nâng cao rõ rệt. Điều này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng giáo dục STEM, mà còn là sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục phổ thông trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ

yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án - chủ đề. Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp Học qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.

Việt Nam đã chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình GDPT thông qua chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đề ra những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam.

Tuy nhiên, giáo dục STEM còn khá mới mẻ.

Phương pháp tiếp cận, thực hiện có nhiều điểm khác so với các phương pháp giảng dạy đang được ứng dụng ở phổ thông hiện nay nên gây không ít khó khăn cho GV trong việc định hướng, tìm chủ đề, lập kế hoạch giảng dạy và tiến hành đánh giá đúng năng lực người học khi vận dụng giáo dục STEM vào quá trình dạy và học ở phổ thông. Do đó, việc tập huấn bài bản cho GV về giáo dục STEM, đặc biệt là ứng dụng STEM trong chương trình GDPT nhất là trong việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên là vấn đề cần thiết và cấp bách.

2.2. Thực trạng đào tạo SV sư phạm hiện nay Hiện nay, trường CĐSP Nghệ An đang còn có thiếu liên kết giữa các môn học thuộc khối kiến thức chung, kiến thức cơ bản, nhóm kiến thức, chuyên ngành - trong đó có các kiến thức về khoa học giáo dục, về nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa chưa thực sự được chú trọng, phần lớn giảng viên sư phạm chưa triển khai để hỗ trợ SV sư phạm. Mặt khác, hiện nay chúng ta đang đào tạo đơn ngành hoặc tối đa là 2 ngành, ví dụ chỉ tuyển sinh đào tạo GV dạy đơn môn toán, lý, hóa, sinh hoặc toán – lý, toán – tin, sinh - hóa…. Như thế đội ngũ SV sư phạm khi ra trường sẽ không đáp ứng được việc dạy tích hợp liên môn theo tinh thần của đổi mới GDPT và dạy học STEM.

Cần đổi mới công tác đào tạo GV về phương pháp dạy học bởi chất lượng GV quyết định chất lượng toàn bộ hệ thống giáo dục hiện nay. Đối với năng lực dạy học tích hợp cho GV trong tương lai để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục lại càng cần thiết. Cần sử dụng dạy học theo định hướng STEM vào các trường sư phạm giúp giáo sinh làm quen, trải nghiệm với giáo dục STEM, tiếp cận được với dạy học tích hợp.

2.3. Giải pháp đưa STEM vào giảng dạy tại trường sư phạm

2.3.1. Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo tại các trường sư phạm theo hướng tích hợp môn

học, tích hợp nội dung giáo dục STEM trong chương trình đào tạo SV sư phạm

Trong dạy học theo định hướng STEM, GV tiếp cận và triển khai dạy học tích hợp liên môn. Dạy học tích hợp tuy không mới nhưng chưa được triển khai rộng rãi tại các trường sư phạm. Trước hết, về khung chương trình đào tạo GV sư phạm cần sắp xếp, thiết kế, xây dựng theo hướng tích hợp các môn học mới.

Nguyên tắc chung của việc thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tích hợp, phát triển chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để đào tạo SV có khả năng dạy tích hợp một số môn học cùng lĩnh vực như: Các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã hội và các môn ngoại ngữ, tin học và công nghệ. Ngoài ra, cần thiết kế các chủ đề giáo dục STEM ngay tại các trường sư phạm để SV sư phạm được học, được trải nghiệm.

2.3.2. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy tại các trường sư phạm

Trường sư phạm cần sáng tạo, mạnh dạn đổi mới trong đào tạo GV dạy học tích hợp chứ không chờ thực tế ở trường phổ thông cần thì mới làm chương trình để đào tạo sau… Đặc biệt, đổi mới dạy học sang dạy học tích hợp, dự án và các phương pháp dạy học tích cực khác. Cách dạy tích hợp của giảng viên sư phạm sẽ trực tiếp là phương tiện, khuôn mẫu để rèn kĩ năng dạy học tích hợp cho SV đáp ứng được yêu cầu của GV trong tương lai, hỗ trợ SV trong thực hiện học theo định hướng STEM.

2.3.2. Bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho SV sư phạm

Hình thành và bồi dưỡng các năng lực dạy học cho SV sư phạm như: Năng lực chuẩn đoán nhu cầu đặc điểm đối tượng dạy học; Năng lực xây dựng và lựa chọn nội dung bài học; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tự học…Đây là kỹ năng cần để SV đáp ứng được khi học theo định hướng STEM.

Đặc biệt, bồi dưỡng năng lực kiểm tra đánh giá kết quả HS theo hướng tích hợp thì các môn học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến giữa và cuối học kì, cuối năm học hoặc cuối cấp học có một phần, một chương về những vấn đề chung của kiến thức các môn học và được đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến thức liên quan đến các môn, sẽ có sự bố trí xen kẽ một số nội dung tích hợp liên môn vào những thời điểm thích hợp nhằm làm quen dần với việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi với nhau...

2.3.4. Đổi mới nghiên cứu khoa học, hướng dẫn

SV nghiên cứu khoa học tại các trường sư phạm Trong nghiên cứu khoa học, nên chuyển hướng cho SV thực hiện các dự án nhỏ theo hướng giáo dục STEM. Trong hướng dẫn SV thực hiện các dự án, giảng viên ở các bộ môn khác nhau cũng cần có sự hợp tác, phối hợp để giúp SV nghiên cứu thiết kế hoạt động STEM.

Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục STEM trong các trường Sư phạm: Khóa bồi dưỡng sẽ giúp cho học viên có những kiến thức cơ bản về giáo dục STEM, dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

Đồng thời, học viên được trải nghiệm, thực hành các hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM, từ đó thực hành thiết kế và tổ chức bài dạy theo định hướng STEM trong chương trình phổ thông, đặc biệt đón đầu đối với chương trình GDPT mới.

Tăng số lượng các thiết kế và tổ chức hoạt động theo chủ đề giáo dục STEM, lựa chọn những đề tài có chất lượng, có tính khả thi của SV giới thiệu và tổ chức thực nghiệm ngay tại các trường phổ thông

3. Kết luận

Sử dụng dạy học định hướng STEM trong đào tạo SV là một giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đối với những năm bản lề này, để bước đầu giúp SV làm quen với dạy học tích hợp, làm quen với việc thiết kế và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM cũng là một việc cần, song song với đó cần đổi mới phương pháp dạy học ngay các trường sư phạm để SV được tiếp cận với các phương pháp lấy HS làm trung tâm, dạy học tích hợp… Để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình GDPT trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018

2. Thủ thướng chính phủ (2017), Chỉ thị Số 16/

CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ .

3. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-du c-trung-hoc/Pages/Default.aspx?ItemID=4940

4. http://www.cdsptw-tphcm.vn/ttbd/tim-hieu-v e-giao-duc-stem-la-nhung-khong-moi

5. https://baomoi.com/tang-nang-luc-day-hoc-t ich-hop-cho-gv-bat-dau-tu-tru ong-su-pham/c/2836 2164.epi

1. Đặt vấn đề

Vấn đề nghiên cứu quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích (GDPCTNTT) cho học sinh (HS) trường tiểu học (TTH) xuất phát từ các cơ sở: a) Trong bối cảnh hiện nay đặc biệt là các thành phố Hà Nội đang đô thị hóa nhanh ở các quận nội thành mới, cùng với ý thức của người dân chưa đầy đủ nên thường xảy ra tai nạn thương tích (TNTT) cho HS ngày càng nhiều; b) Chất lượng GDPCTNTT cho HS nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố tổ chức, quản lý phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường của lãnh đạo nhà trường; c) Cần có cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý GDPCTNTT cho HS; d) Mô hình trường học an toàn (THAT) với yêu cầu đặt ra trong việc quản lý GDPCTNTT cho HS. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu quản lý GDPCTNTT cho HS TTH.

Năm học 2018-2019 vấn đề quản lý GDPCTNTT cho HS các TTH quận Cầu Giấy, TP Hà Nội được tiến hành nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thu được dựa trên việc sử dụng các phương pháp NCKH bằng điều tra, phỏng vấn 190 CBQL, GV, phụ huynh và các lực lượng tham gia GDPCTNTT cho HS các TTH.

Khảo sát thực tiễn dựa trên khung lý luận: khái niệm và nội dung quản lý GDPCTNTT cho HS các TTH. Quản lý GDPCTNTT cho HS theo yêu cầu THAT là tác động có mục đích, kế hoạch của lãnh đạo TTH đến hoạt động GDPCTNTT và các lực lượng tham gia giáo dục theo yêu cầu THAT để đạt được mục tiêu GDPCTNTT xác định.Nội dung tổ chức PCTNTT bao gồm: Lập kế hoạch PCTNTT

* Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Q Cầu Giấy, Hà Nội

cho HS, tổ chức thực hiện hoạt động PCTNTT, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tổ chức hoạt động GDPCTNTT.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Thực trạng GDPCTNTT cho HS các TTH quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Để phòng chông tai nạn thương tích (PCTNTT) cho HS có nhiều con đường khác nhau với các biện pháp đa dạng. Một trong những hoạt động đi đầu và tiên quyết là hoạt động giáo dục (HĐGD) với vai trò chủ đạo của TTH. Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra đã khẳng định hoạt động PCTNTT cho HS trong các TTH được đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt.

Các thành tố của quá trình GDPCTNTT cho HS các TTH được các khách thể tham gia khảo sát đánh giá thực hiện có sự khác biệt: 1- Nội dung GDPCTNTT (2,78); 2- Các điều kiện đảm bảo cho GDPCTNTT (2,75); 3- Hình thức GDPCTNTT (2,74); 4- Phương pháp GDPCTNTT (2,72).

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy nội dung GDPCTNTT liên quan trực tiếp đến các TNTT HS thường mắc phải như: va chạm xe cộ, ngã ở trong và ngoài trường…cùng các nguồn lực phục vụ PCTNTT vì thế được các GV nhà trường quan tâm trước hết và nhiều nhất. Phỏng vấn GV chủ nhiệm lớp một số TTH của quận, cho biết: “Bản thân mỗi CBQL và GV nhà trường đều nhận thức rất rõ các điều kiện, phương tiện vật chất cũng như tài liệu, sách báo phổ biến cung cấp tri thức, các công cụ vật chất tham gia cho hoạt động PCTNTT cho HS như phòng học, CNTT… là vô cùng quan trọng, thiếu nó HĐGD sẽ không có hiệu quả TNTT dễ xảy ra đối với HS. Vì vậy trong thực tế các nguồn lực giáo dục đó được đánh

QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

Đề cương

Tài liệu liên quan