• Không có kết quả nào được tìm thấy

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1. Đặt vấn đề

Ngày nay lượng kiến thức và thông tin của nhân loại tăng lên cấp số nhân, điều đó chứng tỏ con người phải có khả năng cập nhật, thích ứng liên tục cả về kiến thức và kỹ năng. Trước tình hình đó giáo dục đại học cần phải có sự đổi mới toàn diện để phù hợp với yêu cầu thực tế. Ngoài lượng kiến thức trang bị cho sinh viên (SV) thì cần trang bị cho họ kỷ năng tự học, tự nghiên cứu để họ tiếp tục tự học trong tương lai, học suốt đời hơn là chỉ trang bị cho họ kiến thức.

Phương pháp (PP) dạy và học bằng tình huống (TH) phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.

PP TH đã bắt đầu được sử dụng trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam. Nhiều giảng viên (GV) tâm huyết với việc nâng cao chất lượng dạy và học đã áp dụng PP này và thu được những kết quả khá khả quan.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung môn PLĐC

Môn Pháp luật đại cương cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản cũng như nâng cao sự hiểu biết về vai trò của nhà nước và pháp luật trong đời sống, hiểu rõ và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, từ đó có ý thức đầy đủ và thực hiện tốt nghĩa vụ của một công dân với nhà nước. Nội dung môn học bao gồm hai phần. Phần một cung cấp cho SV biết được các khái niệm và lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

Phần hai cung cấp cho SV hiểu được các lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm các lĩnh vực như Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, pháp luật hành chính và pháp luật phòng chống tham nhũng

2.2. Sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) bằng TH trong môn PLĐC

2.2.1. Tình huống là gì

* ThS. Trường Chính trị tỉnh Nghệ An

TH là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đích giáo dục. TH là những thông tin trong đó có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức (muốn biết mà chưa biết) không thể giải quyết chỉ bằng sự tái hiện.

2.2.2. Mục đích của PPDH bằng TH trong giảng dạy

Các TH thực tế mà SV với GV tìm tòi nghiên cứu chính là yếu tố cấu thành của PP giảng dạy bằng TH này. Mục đích chính của các TH là tường thuật, miêu tả, trao đổi kinh nghiệm và tìm cách giải quyết vấn đề trên cơ sở lý luận. Sự đa dạng của các TH đã buộc SV phải tìm tòi, nghiên cứu và tranh luận để tìm ra hướng giải quyết. Yếu tố này làm cho người học có thể tiếp thu nội dung kiến thức bài giảng dễ dàng, nhớ lâu hơn so với PP giảng dạy truyền thống.

2.2.3. Các bước tiến hành PPDH bằng TH trong một buổi học

Bước 1: Phân công các nhóm để giải quyết TH:

khoảng 5 – 7 SV/nhóm. Các nhóm tự sắp xếp đăng ký với lớp trưởng để lập danh sách. Danh sách sẽ được gửi trước cho GV.

Bước 2: GV cần xác định mục tiêu của buổi học:

yêu cầu GV xác định mục đích truyền đạt nội dung kiến thức cần truyền đạt về mặt lý thuyết sẽ được cung cấp cho SV thông qua việc áp dụng những TH gì là phù hợp, điều đó có ý nghĩa SV sẽ tiếp thu được điều gì sau buổi lên lớp.

Bước 3: Lựa chọn TH: Tùy vào từng bài học, kiến thức mà GV mong muốn SV nhận được mà đưa ra các TH phù hợp với mục tiêu của mình.

Bước 4: Gợi ý các hướng giải quyết: GV cần cung cấp các kiến thức về mặt lý thuyết có liên quan đến TH đưa ra, GV phải giải thích thật chi tiết TH để SV nghe và hiểu rõ các vấn đề cần giải quyết. Xác định nhiệm vụ và vai trò của SV tham gia vào TH đó.

Bước 5: Xây dựng các câu hỏi thảo luận: khi đưa

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG

ra TH nhất thiết phải có câu hỏi kèm theo để gợi ý cho SV thảo luận. Câu hỏi đưa ra cho SV phải được chuẩn bị cẩn thận nhưng tránh đi vào kết luận chính.

Bước 6: Báo cáo TH: các nhóm theo thứ tự lên trình bày đề tài đã được phân công, nhóm phân công người trình bày, sử dụng máy trợ giảng để trình bày, mỗi SV trình bày 5 slide, thời gian trình bày tối đa 15 phút; GV yêu cầu các nhóm còn lại phản biện.

SV trong các nhóm còn lại có thể trao đổi, thảo luận để phân tích làm rõ thêm những vấn đề đã được nêu ra trong TH, giải quyết các câu hỏi khác mà GV đặt ra thêm trong TH.

Bước 7: GV tổng kết, nhận xét và đánh giá các nhóm: GV tổng kết TH, rút ra kết luận các giải pháp có liên quan đến nội dung lý thuyết môn học. Sau khi ghi nhận các ý kiến của các nhóm, từng thành viên trong nhóm. GV sẽ dựa vào đó đánh giá vấn đề đang thảo luận. GV sẽ là người chịu trách nhiệm đưa ra kết luận cuối cùng về TH đó để giúp SV có thể hiểu rõ hơn cách thức giải quyết của mình.

2.2.4. Vận dụng vào một số bài học cụ thể CHƯƠNG 6: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1. Khái niệm tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự.

Sau khi dạy xong mục này, để củng cố kiến thức có thể xây dựng TH sau:

A và B rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 2 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi A đi được khoảng 500 mét, A nghe có tiếng động, cách A khoảng 25 mét. A huýt sao 2 lần nhưng không nghe phản ứng gì của B. A bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, A chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội đưa B đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi.

2) Hướng dẫn giải quyết TH

Bước 1: Phân công các nhóm để giải quyết TH:

- Tùy số lượng SV của lớp để phân nhóm, khoảng 5 – 7 SV/nhóm.

- Thời gian chuẩn bị tối đa: 10 phút;

- Thời gian trình bày tối đa: 15 phút;

- Hình thức trình bày: Giấy, bảng hoặc máy chiếu.

Bước 2: Mục tiêu kiến thức: Cần nắm vững khái niệm tội phạm, các dấu hiệu cơ bản của tội phạm, phân tích được các yếu tố cấu thành tội phạm. Cấu

thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự và là căn cứ để định tội danh.

Bước 3: Lựa chọn TH (TH nêu trên)

Bước 4: Gợi ý hướng giải quyết TH: Cần vận dụng lý thuyết đã học ở mục II (SGK) để giải quyết TH.

Bước 5: Xây dựng các câu hỏi thảo luận:

1) Căn cứ vào TH nêu trên, hãy cho biết A phạm tội gì?

2) Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của A?

Bước 6: Báo cáo TH: Các nhóm phải trình bày theo các câu hỏi đã cho, có lập luận rõ ràng, có thể đưa ra các dẫn chứng để chứng minh quan điểm của mình.

Câu hỏi 1: Căn cứ vào TH đã cho thì A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015.

Câu hỏi 2: Các yếu tố cấu thành tội phạm của A

* Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, trong TH trên A tước đoạt tính mạng của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.

* Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm: Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Như vậy, hành vi của A do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người P làm cho B chết.

Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên đã gây ra hậu quả chết người. Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Trong TH trên thì hành vi của A đã gây ra hậu quả làm cho B chết.

Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:

Trong TH trên thì hậu quả chết người của B là do hành vi của A gây ra. Đó là A nhằm bắn về phía con thú nhưng đã bắn sang B, hậu quả là làm cho B chết, như vậy nguyên nhân B chết là do hành vi bắn súng của A vào người B.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.

Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để kết luận A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Bước 7: Tổng kết, nhận xét và đánh giá các nhóm: Sau khi SV trình bày, GV tổng kết TH, rút ra

kết luận hoặc nhắc lại kết luận đã được SV tìm ra.

GV phân tích nguyên nhân dẫn đến những cách hiểu sai/đúng của SV, giúp SV tìm ra được cách tư duy đúng đắn trong những TH tiếp theo.

CHƯƠNG 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

2. Một số chế định cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015

2.7. Thừa kế

Sau khi dạy xong mục này, để củng cố kiến thức có thể xây dựng TH sau:

1) TH: Hải và Hoa là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Hiếu (SN 1982), Hiền và Hậu sinh đôi (SN 1994). Do bất hòa, Hải và Hoa đã ly thân, Hiếu ở với mẹ còn Hiền và Hậu sống với bố. Hiếu là đứa con hư hỏng, đi làm có thu nhập cao nhưng luôn ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi. Sau 1 lần gây thương tích nặng cho mẹ, đã bị kết án. Năm 2007, bà Hoa mất, trước khi chết bà Hoa có để lại di chúc là cho Hồng (là em gái) toàn bộ số tài sản của mình”. Biết rằng khối tài sản chung của Hải và Hoa là 900 triệu.

2) Hướng dẫn giải quyết TH

Bước 1: Phân công các nhóm để giải quyết TH:

- Tùy số lượng SV của lớp để phân nhóm, khoảng 5 – 7 SV/nhóm.

- Thời gian chuẩn bị tối đa: 7 phút;

- Thời gian trình bày tối đa: 13 phút;

- Hình thức trình bày: Giấy, bảng hoặc máy chiếu.

Bước 2: Mục tiêu của bài học: Cần nắm vững khái niệm thừa kế, các loại thừa kế.

Bước 3: Lựa chọn TH (TH nêu trên)

Bước 4: Gợi ý hướng giải quyết TH: Cần vận dụng lý thuyết đã học ở mục II/7 Thừa kế để giải quyết TH. Trong TH trên để phân chia di sản của bà Hoa cần áp dụng cả hai loại thừa kế.

Bước 5: Xây dựng các câu hỏi thảo luận:

1. Xác định người được hưởng di sản thừa kế?

2. Hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?

3. Giả sử cô Hồng từ chối nhận di sản thì di sản của bà Hoa sẽ chia như thế nào?

Bước 6: Báo cáo TH: Các nhóm phải trả lời 2 câu hỏi nêu trên với gợi ý như sau:

Câu hỏi 1: Do Hiếu không được hưởng di sản thừa kế. Lý do: đi làm có thu nhập cao nhưng luôn ngược đãi, hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi, sau 1 lần gây thương tích nặng cho mẹ, đã bị kết án -> bị tước quyền thừa kế. Cho nên những người thừa kế theo pháp luật của bà Hoa gồm: ông Hải, Hiền, Hậu;

Câu hỏi 2: Chia di sản thừa kế của bà Hoa:

Thời điểm mở thừa kế: năm 2007 Di sản của bà Hoa = 900/2 = 450 triệu.

+ Chia theo di chúc: Hồng được hưởng toàn bộ di sản của bà Hoa để lại là 450 triệu.

Tuy nhiên, ông Hải là chồng bà Hoa được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo quy định của pháp luật, ông Hải sẽ được hưởng bằng 2/3 của một suất chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm 3 người: Hải, Hiền, Hậu. Suy ra 1 suất là: 450/3= 150 triệu.

Ông Hải được hưởng 2/3 suất chia theo pháp luật: 100 triệu.

Bà Hồng sẽ được hưởng: 450 - 100= 350 triệu.

Câu hỏi 3: Câu hỏi bổ sung: Giả sử cô Hồng khước từ nhận di sản thừa kế, di sản sẽ phân chia thế nào?

Gợi ý trả lời: Nếu Hồng từ chối nhận tài sản thừa kế thì toàn bộ tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Hải, Hiền và Hậu.

Di sản được chia 3 phần bằng nhau cho Hải, Hiền và Hậu: 450/3= 150 triệu.

Bước 7: Tổng kết, nhận xét và đánh giá các nhóm.

Sau khi SV trình bày, GV tổng kết TH, rút ra kết luận hoặc nhắc lại kết luận đã được SV tìm ra. GV phân tích nguyên nhân dẫn đến những cách hiểu sai/

đúng của SV, giúp SV tìm ra được cách tư duy đúng đắn trong những TH tiếp theo.

3. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn PLĐC. Qua đây, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của quý thầy cô, những GV dày dạn kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu để tác giả hoàn chỉnh hơn nữa PP giảng dạy, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác.

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐHSP TPHCM.

2. Giáo trình Pháp luật đại cương (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2015.

3. Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (Đồng tác giả), Giới thiệu một số PP giảng dạy tích cực, Đại học Quốc gia TP. HCM

4. Vũ Thị Thúy, ứng dụng PP giảng dạy TH trong đào tạo ngành luật, Đại học Luật TP HCM.

1. Đặt vấn đề

Học thông qua Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTNVHĐTN, HN) là hình thức dạy học tích cực, phù hợp với tất cả các môn học ở trường phổ thông (PT). Là con đường để phát triển toàn diện nhân cách của học sinh (HS), đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục PT ở Việt Nam.

Trong những năm gần đây các trường PT cũng đã triển khai học thông qua trải nghiệm, hướng nghiệp tạo tuy nhiên hoạt động này chưa thường xuyên, bài bản, mới chỉ mang tính hình thức vì thế mà hoạt động mang lại hiệu quả chưa cao. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi cung cấp giải pháp nâng cao chất lượng khi vận dụng HĐTN, HN vào dạy học ở trường PT.

2. Một số khái niệm

- Trải nghiệm: Theo Từ điển tiếng Việt, trải nghiệm được hiểu là trải qua, kinh qua. Để học hỏi, con người cần đến sự trải nghiệm, khám phá. Khám phá giúp con người nhận ra được cái đúng, cái sai trong cuộc sống, từ đó rút ra những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân.

- Hướng nghiệp: là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia.

Hướng nghiệp không phải chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, gia đình HS trong việc xác định

* ThS. Khoa THCS - Trường CĐSP Nghệ An

tương lai, sự nghiệp của các em, mà còn góp phần cho sự phát triển xã hội một cách toàn diện. Hướng nghiệp giúp HS có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, hình thành nhân cách nghề nghiệp cho các em, giáo dục các em thái độ đúng đắn đối với lao động và tạo ra tâm lý sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.

- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.[1]

Trong dạy học ở PT hiện nay, cụm từ HĐTNVHĐTN, HN được nhắc đến khá nhiều. Đây là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường PT. Hoạt động này là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động dạy học khác. Thông qua việc tham gia vào các HĐTNVHĐTN, HN, HS được trải (kinh qua, tham gia), từ đó nghiệm (nhận thấy, rút ra) điều đúng, sai. Qua đó, hình thành, phát triển cho các em các giá trị sống, cũng như những năng lực cần thiết.

Đề cương

Tài liệu liên quan