• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO DỤC KĨ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN QUA MÔN HỌC VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) thì chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Do đó yêu cầu đối với nguồn nhân lực: ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng… (kỹ năng cứng) thì rất cần quá trình học hỏi, rèn luyện, tích lũy để hình thành một số kỹ năng mềm.

Trong phạm vi bài báo này, tác giả đề xuất Một số giải pháp tăng cường nội dung giáo dục kĩ năng mềm, ứng dụng vào giảng dạy kĩ năng giao tiếp ứng xử cho sinh viên (SV) qua môn học Văn hóa Việt Nam.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm

2.1.1. Khái niệm Kỹ năng mềm

Theo Rani S “Kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người sử dụng để hành xử, làm việc với nhau, giải quyết các mâu thuẫn, thân thiện lạc quan và thuyết phục người khác” [1].

Kỹ năng “mềm” là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ, cảm xúc của con người như:

Một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, kỹ năng làm việc theo nhóm…Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác.

Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào

* TS. Trường ĐH Thái Nguyên

và là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Tóm lại, kỹ năng mềm là các kỹ năng bổ trợ, là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực của con người;

kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu cũng như các thách thức trong cuộc sống.

2.1.2. Vai trò của kỹ năng mềm

Trong xã hội hiện đại, kỹ năng mềm luôn được đánh giá cao. Trình độ học vấn và bằng cấp là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực của người lao động, song đó chỉ là các điều kiện cần. Các kỹ năng bổ trợ (kỹ năng mềm) mới là điều kiện đủ để mỗi con người có thể thành công, thành đạt trong cuộc sống.

Kỹ năng mềm không những giúp người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà còn rất bổ ích đối với họ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong gia đình, ngoài xã hội. Kỹ năng mềm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách và phát triển nghề nghiệp. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, sự thành công của mỗi người chỉ có 25% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 75%

là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế (hiệu quả kỹ năng mềm) của người đó. Tăng cường nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho SV sẽ giúp họ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới.

2.1.3. Một số kỹ năng mềm cơ bản

Trong xu thế toàn cầu hóa, người lao động nói chung, SV các trường đại học, cao đẳng nói riêng cần học hỏi, rèn luyện để có 10 kỹ năng cơ bản và quan trọng cho việc lập nghiệp:

1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn).

GIÁO DỤC KĨ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN

2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding).

3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills).

4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills).

5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).

6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills).

7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills).

8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).

9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork).

10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).

2.2. Sự cần thiết phải giáo dục, rèn luyện, phát triển kĩ năng mềm cho SV trong các trường đại học, cao đẳng

Tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam bao gồm 8 bậc:

Sơ cấp (ba bậc), Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Mỗi bậc học có yêu cầu về khối lượng học tập tối thiểu và miêu tả khái quát về kiến thức và kỹ năng cần đạt được. Đối với bậc giáo dục Đại học, yêu cầu chuẩn đầu ra cho SV là: “Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ”.

Trong nội dung trên, bên cạnh yêu cầu về kiến thức thì kỹ năng cũng là một yêu cầu rất quan trọng.

Quá trình thực tế giảng dạy ở trường đại học, tác giả đã nhận thấy SV còn nhiều hạn chế về kỹ năng mềm, đặc biệt là các kỹ năng:

- Giao tiếp ứng xử: Thiếu sự nhã nhặn, khó khăn trong việc diễn đạt, thuyết trình.

- Khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm còn yếu: ngại làm việc tập thể, chậm thích nghi với môi trường.

- Thiếu tính kỷ luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp: Làm việc thụ động, lề lối làm việc tùy tiện, ý thức tổ chức kỷ luật yếu.

- Thiếu kiềm chế bản thân và khả năng chịu đựng áp lực công việc; không kiên trì rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; chưa đánh giá đúng năng lực bản thân; có khi còn xa rời tập thể, có thể dẫn đến làm mất đoàn kết nội bộ.

Kỹ năng mềm giúp con người có thể học tập, làm việc, phát triển, thậm chí sinh tồn khi gặp bất trắc. Do đó, việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm là thiết yếu, không những chỉ giúp SV nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạnh cuộc sống: gia đình, nhà trường và ngoài xã hội; nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống trong xã hội văn minh hiện đại, góp phần thay đổi giá trị con người. Vì vậy, yêu cầu tăng cường rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cho SV để nâng cao năng lực nghề nghiệp là yêu cầu cần thiết trong đổi mới giáo dục hiện nay.

2.3. Biện pháp tăng cường bồi dưỡng kỹ năng mềm phát triển năng lực văn hóa giao tiếp ứng xử cho SV.

2.3.1. Tăng cường các hoạt động tập thể trong nhà trường

Các tổ chức trong nhà trường cần có các hoạt động bổ ích nhằm thu hút, lôi cuốn SV vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các sinh hoạt trong tổ, nhóm, câu lạc bộ, các lớp tập huấn năng khiếu, bồi dưỡng kỹ năng, các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng,... Đó là các hoạt động tập thể có tính giáo dục cao không chỉ mang lại những giây phút vui tươi, tận hưởng thư giãn ngoài giờ học trên lớp mà còn tạo điều kiện cho SV phát triển năng lực cá nhân như: năng lực tư duy, năng lực khái quát tổng hợp năng lực giải quyết vấn đề, phản xạ ứng phó kịp thời và sáng tạo trong cuộc sống. Đây là cơ hội để SV được rèn luyện các kỹ năng mềm cơ bản như: kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng lập kế hoạch, thuyết trình, giao tiếp, xử lý tình huống; kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; kỹ năng sáng tạo làm việc hiệu quả…

Các hoạt động nội khóa, ngoại khóa nói chung sẽ giúp SV học tập, rèn luyện và nâng cao kỹ năng mềm, qua đó hình thành và hoàn thiện hệ giá trị bản thân.

2.3.2. Xây dựng nếp sống văn hóa trong nhà trường

Xây dựng văn hóa nhà trường, một môi trường văn hóa chất lượng, văn minh lành mạnh. Mọi cá nhân đều hướng đến chất lượng tổng thể, từ những khẩu hiệu, cây xanh, cảnh quan môi trường, trang

phục, tác phong làm việc, nội dung, phương pháp đào tạo, chất lượng, hiệu quả đào tạo đến thái độ ứng xử, hứng thú, say mê, sáng tạo và tâm huyết nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo sẽ có sức lan tỏa, cảm hóa, giáo dục SV. Xây dựng môi trường học tập có tính giáo dục cao, có nề nếp kỷ cương, có văn hóa học đường chuẩn mực; trong đó, đội ngũ nhà giáo là nhân tố trung tâm của văn hóa nhà trường. Nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng SV về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức để phát triển hoàn thiện nhân cách là nhiệm vụ trung tâm được thực hiện thường xuyên, liên tục trong nhà trường. Sự mẫu mực về nhân cách của đội ngũ GV; sự mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử giữa nhà giáo, công chức, viên chức; sự ứng xử có văn hóa của GV với HS, SV sẽ là những bài học thực tiễn quý báu giúp SV hình thành và phát triển nhân cách hoàn thiện.

2.4. Giáo dục kĩ năng mềm - văn hóa giao tiếp ứng xử cho SV qua môn học Văn hóa Việt Nam

Trong quá trình giảng dạy môn Văn hóa Việt Nam, GV cần liên hệ, hợp tác với các chuyên ngành Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Du lịch… để giúp SV hiểu, ý thức được mối quan hệ giữa các thành tố văn hóa như văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống tập thể, đời sống cá nhân, văn hóa ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội; trang bị cho SV những tri thức về văn hóa ứng xử trong đời sống hiện đại. Cụ thể:

Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi: SV biết hiếu thuận với cha mẹ, lễ phép với thầy cô giáo, trung thực, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; chia sẻ, cảm thông trước nỗi đau của người khác; thấy đúng dám bảo vệ, thấy sai trái, tiêu cực dám đấu tranh.

Đối với bản thân và bạn bè: SV biết cách tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, sống chan hòa, nhân ái; luôn hành xử lịch thiệp, có văn hóa ở mọi lúc, mọi nơi.

Đối với môi trường: SV có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trong trường học và cộng đồng; giữ gìn, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trong trường học và những nơi công cộng.

Việc giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử của người Việt cần được chú trọng để khi ra trường SV biết thực hiện các công việc chuyên môn một cách có văn hóa, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội; để họ trở thành những nhân tố đại diện cho cộng đồng có vai trò giáo dục, nêu gương, “hướng đạo”,

có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng một xã hội có nền văn hóa tích cực, văn minh, lành mạnh.

Vấn đề càng có ý nghĩa thiết thực và cấp bách hơn khi trong bối cảnh hiện nay, văn hóa ứng xử trong xã hội ta còn nhiều tiêu cực, biểu hiện ở thói quen không tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật, lối ứng xử tùy tiện … đang tồn tại khá phổ biến và biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phức tạp. Ví dụ:

không tuân thủ luật lệ giao thông, lách luật khi vi phạm; không coi trọng truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn ti trật tự, tôn sư trọngđạo….

Các phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho SV cần phong phú, đa dạng:

Thảo luận, phân tích trường hợp điển hình, giải quyết các tình huống, tổ chức các chơi trò chơi mô phỏng, bày tỏ ý kiến… thì mới tạo được hiệu quả thiết thực.

3. Kết luận

Kỹ năng mềm, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp ứng xử cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống sinh động, muôn màu trong xã hội hiện đại. Đây có thể được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công trong quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện và lập nghiệp của mỗi SV. Dựa trên năng lực thực tế của bản thân, dựa vào mục tiêu cụ thể cần hướng đến trong tương lai; ngay từ bây giờ mỗi SV cần xây dựng cho mình lộ trình rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mềm qua mỗi ngày học, giờ học để khi ra trường có thể tự tin vào mọi hoàn cảnh của cuộc sống sinh động, sẵn sàng chinh phục và thực hiện ước mơ, hoài bão; góp phần thiết thực xây dựng quê hương đất nước đẹp giàu, không ngừng đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tài liệu tham khảo

1. Rani S. (2010), Need and Tmportance of soft skills in students, Sri Sarada College for women, Salem - 636016.

2. Nguyễn Hữu Đức (2003), Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB QĐND, Hà Nội.

3. Phan Quốc Việt (2009) Top 10 kỹ năng

“mềm” để sống học tập và làm việc hiệu quả, Báo Điện tử Dân Trí. Hà Nội

4. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, NXB Thanh Niên. Hà Nội

1. Mở đầu

Khi hướng dẫn sinh viên (SV) ngành Giáo dục tiểu học phương pháp giảng dạy môn Đạo đức, ngoài việc định hướng cho SV các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp kể chuyện, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi…thì việc hướng dẫn kết hợp một số phương pháp giáo dục trong dạy học môn Đạo đức ở bậc tiểu học theo mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông mới là cần thiết. Bởi lẽ, sự kết hợp này là biểu hiện cách thức hoạt động, giao lưu giữa giáo viên (GV) và học sinh (HS), giữa HS và HS nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu đặt ra cho chương trình Giáo dục phổ thông mới đối với môn Đạo đức đang bắt đầu thực hiện.

2. Mục tiêu đặt ra trong chương trình Giáo dục phổ thông mới đối với chương trình Giáo dục công dân (GDCD) và đối với môn Đạo đức ở bậc tiểu học

Môn Đạo đức ở cấp tiểu học, mục tiêu xác định:

Thứ nhất, bước đầu hình thành, phát triển ở HS những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực; yêu gia đình, quê hương,

* ThS. Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm;

trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân [1 tr.5].

Thứ hai, giúp HS bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân;

biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân, hình thành thói quen, nề nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt [1 tr.5].

Như vậy, mục tiêu đặt ra trong chương trình Giáo dục phổ thông mới đã ban hành đối với môn Đạo đức sẽ là định hướng quan trọng, giúp GV ở bậc tiểu học phải nghiên cứu và điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. Thiết thực hơn, giảng viên phải định hướng cho SV ngành Giáo dục tiểu học sự kết hợp phương pháp giáo dục trong dạy học môn Đạo đức, để sau này đảm nhiệm tốt việc dạy học ở nhà trường tiểu học.

3. Thực trạng việc kết hợp phương pháp giáo dục trong dạy học môn Đạo đức ở bậc tiểu học hiện nay ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

GV tiểu học thường kết hợp giáo dục đạo đức cho HS bằng con đường dạy học trên lớp, thông qua các môn học như: Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Tự nhiên - Xã hội, Nhạc, Mĩ thuật…Phần lớn thời gian dành công việc này cho các môn học chính như Toán,

KẾT HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Đề cương

Tài liệu liên quan