• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Ở trường Tiểu học (TTH) tổ chuyên môn (TCM) có ý nghĩa rất quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả giáo dục trong nhà trường, trong đó vai trò của tổ trưởng chuyên môn (TTCM) là rất lớn. TTCM trong trường học được ví như cánh tay nối dài của hiệu trưởng để thay mặt hiệu trưởng quản lý các công việc của nhà trường. TTCM là người trực tiếp triển khai những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp dạy học (PPDH), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Vì vậy, quản lý và phát triển đội ngũ (PTĐN) TTCM là một trong những vấn đề trọng tâm, thường xuyên của Hiệu trưởng.

Trong những năm qua, quản lý PTĐN TTCM của hiệu trưởng các TTH ở tỉnh Bắc Giang đã thu được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Ở một số TTH, việc quản lý PTĐN TTCM còn mang tính chủ quan, kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học. nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục (CLGD) của TTH. Vì thế quản lý PTĐN TTCM ở các TTH tỉnh Bắc Giang là một vấn đề cấp thiết.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn Với cách tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (NNL), có thể hiểu PTĐN TTCM là tác động làm cho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, từng bước nâng cao chất lượng trong thiết

*Học viên Cao học, Học viện Quản lý Giáo dục

kế môi trường làm việc thuận lợi cho sự phát triển đó nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo một cách tốt nhất, khai thác ở mức độ cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ TTCM để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

2.2. Nội dung phát triển đội ngũ TTCM - Phát triển phẩm chất của đội ngũ TTCM, bao gồm: Tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước; đề cao tính chấp hành kỷ luật lao động; Khuyến khích phát huy thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, linh hoạt và chấp nhận sự thay đổi; Khuyến khích tính trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới chính xác, công bằng; Khuyến khích phát huy tinh thần tâm huyết với nghề nghiệp, tận tuỵ với công việc; Khích lệ việc thực hiện phê bình và tự phê bình.

- Phát triển năng lực chuyên môn (NLCM) của đội ngũ TTCM: gồm: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn hàng năm và hàng kỳ; triển khai việc thực hiện nội dung chương trình phương pháp đặc trưng theo môn học; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, triển khai những yêu cầu nhiệm vụ được giao; Chỉ đạo đổi mới PPDH, quan tâm đến những điều kiện phục vụ để NCCL;

tổ chức ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm, thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến;cử đi ĐTBD để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ.

- Phát triển năng lực quản lý (NLQL) của đội ngũ TTCM: NLQL các TCM có thể chia thành 4 nhóm tương ứng gồm 4 chức năng quản lý cơ bản:+

Năng lực kế hoạch;+ Năng lực tổ chức và chỉ đạo thực hiện;+ Năng lực kiểm tra đánh giá.

- Thực hiện chế độ, chính sách (CĐCS) đối với

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

đội ngũ TTCM, bao gồm: Hoàn thiện CĐCS tiền lương cho đội ngũ TTCM; Khuyến khích chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM TTH: Tạo cơ chế khen thưởng kịp thời khi TTCM đạt thành tích xuất sắc;

Tổ chức tham quan, giao lưu cho đội ngũ TTCM trong và ngoài huyện; Trang bị máy tích xách tay và máy chiếu cũng như CSVC; xây dựng và nhân rộng các điển hình TTCM gương mẫu, tích cực;

2.3. Thực trạng PTĐN TTCM TTH tỉnh Bắc Giang

- Thực trạng phát triển về phẩm chất chính trị, ĐĐNN của đội ngũ TTCM

Trong 6 nội dung phát triển về phẩm chất của TTCM TTH thì nội dung về tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước được xếp ở mức độ cao nhất 73,6%, mức độ thực hiện thường xuyên là 67,5%;

Còn nội dung: Khuyến khích phát huy tinh thần tâm huyết với nghề, tận tụy trong công việc về nhận thức mức độ tốt là 68.2% còn mức độ thực hiện thường xuyên là 65,3%- mức độ này đạt trung bình. Như vậy nội dung này cho thấy giáo viên và tở trưởng chuyên môn cũng chưa thực sự tâm huyết với nghề ở mức độ cao. Thực tế cho thấy ở cấp tiểu học với áp lực công việc và thời gian hạn chế, nên giáo viên luôn làm việc với cường độ rất căng thằng. Họ không còn thời gian rảnh rỗi cho sự phát triển chuyên môn, vì vậy tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải bố trí họp tổ chuyên môn để triển khai các công việc của tổ toàn phải bố trí ngoài giờ hành chính.

- Thực trạng phát triển về NLCM cho đội ngũ TTCM

Qua 6 nội dung phát triển NLCM cho đội ngũ TTCM cho thấy nội dung: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, triển khai nhiệm vụ được giao được các khách thể đánh giá ở mức độ nhận thức vị trí thứ nhất 77,6%; trong đó TTCM đánh giá ở mức cao nhất 81.5%; mức độ thực hiện cũng đánh giá ở mức độ cao nhất 72,0%. Kết quả đánh giá này cho thấy TTCM đã rất chú trọng thực hiện nề nếp sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, bở sinh hoạt chuyên môn là dịp để TTCM triển khai các công việc thường niên, nắm bắt và điều chỉnh kịp thời tiến độ thực hiện chương trình và các hoạt động cập nhật yêu cầu mới. Tiếp theo là nội dung : Chỉ đạo việc đổi mới PPDH, được đánh giá là 71.8% xếp thứ 2- nội dung thực hiện thì chiếm 59,6%. Mức độ đánh giá này cho thấy, đội ngũ CBQL và GV luôn nhận thức phải đổi mới PPDH- đây là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường. Để nâng cao CLDH các

TTH thì việc quan tâm đến các điều kiện về CSVC phải được chú ý.

- Thực trạng phát triển NLQL cho đội ngũ TTCM Phát triển NLQL của đội ngũ TTCM theo các chức năng quản lý bao gồm

Phát triển năng lực (PTNL) lập kế hoạch cho đội ngũ TTCM với 4 nội dung trong đó nội dung hướng dẫn cho đội ngũ TTCM nắm được chủ trương đường lối của cấp trên liên quan đến TCM được nhận thức ở mức độ cao nhất. Thực tiễn cho thấy TTCM muốn xây dựng được kế hoạch hoạt động của TCM thì vấn đề đầu tiên phải nắm bắt được chủ trưởng, định hướng triển khai chuyên môn cũng như đổi mới giáo dục liên quan đến chuyên môn của tổ minh phụ trách.

Nội dung PTNL tổ chức và chỉ đạo TTCM thì nội dung hướng dẫn TTCM cụ thể hóa kế hoạch thành chương trình hành động theo các mốc thời gian cụ thể, giúp TTCM biết cách phân công, hướng dẫn GV trong tổ hợp tác cùng nhau được nhận thức ở mức độ cao nhất 76,2%,. Điều này cho thấy, nhận thức về việc cụ thể hóa chương trình hành động và đặc biệt là hướng dẫn GV trong tổ của mình được TTCM xác định là quan trong, nhưng việc thực hiện lại khó khăn.

- Thực trạng thực hiện chế độ, chính sách (CĐCS) cho đội ngũ TTCM

Trong 6 nội dung về thực hiện CĐCS đối với đội ngũ TTCM về mức độ nhận thức đạt 71, 2%, mức độ thực hiện thường xuyên ở mức độ 56,9%. Trong đó nội dung: Tạo chế độ khen thưởng kịp thời khi TTCM đật được thành tích ở mức độ cao nhất: 76.9%, mức độ thực hiện thường xuyên ở mức 65,8%. Qua quan sát thực tế và xuống các TTH chúng tôi được biết, các nhà trường chủ yếu thực hiện nghiêm túc chế độ theo quy định đối với TTCM. Ngoài ra các chế độ khuyến khích đối với TTCM các TTH hạn chế. Điều kiện về CSVC và thực tế triển khai, thì các trường hiện nay chưa thể có điều kiện để trang bị máy tính xách tay, máy chiếu cho các lớp. Đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra trong giáo dục cấp tiểu học, khi mà những điều kiện về CSVC để khuyến khích GV và CBQL nâng cao CLGD thì rất nhiều cơ chế rang buộc chưa phát huy được.

2.4. Các biện pháp PTĐN TTCM các TTH tỉnh Bắc Giang

Biện pháp 1: Kế hoạch hoá việc tuyển chọn, bổ nhiệm, PTĐN TTCM. Kế hoạch việc tuyển chọn, bổ nhiệm, PTĐN TTCM nhằm tạo nên sự thống nhất

cao, dân chủ, khách quan, tạo động lực cho các thành viên trong nhà trường để phấn đấu.

Để có đội ngũ TTCM đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDPT hiệu trưởng các TTH cần phải có kế hoạch tuyển chọn khoa học, hợp lý. Công việc này rất quan trọng, có tác dụng giúp cho công tác tổ chức cán bộ được chủ động, tăng cường hiệu lực quản lý trong nhà trường.

Biện pháp 2: Xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc của TTCM: Biện pháp này giúp hiệu trưởng có cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành công việc của GV. Thậm chí căn cứ vào tiêu chuẩn này, vào việc mô tả công việc của TTCM một cách chi tiết, có thể tiến hành phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ TTCM một cách hợp lý.

Các chương trình bồi dưỡng tại chỗ sẽ giúp cho việc hình thành các kỹ năng được tiêu chuẩn hóa cũng như củng cố những giá trị được vào bản tiêu chuẩn nhằm giúp nhà trường đạt được mục đích.

Biện pháp 3: Tổ chức ĐTBD nâng cao NLCM và NLQL cho đội ngũ TTCM: Mục đích của biện pháp này là giúp cho đội ngũ TTCM đạt tới các tiêu chuẩn cần thiết của nhà quản lý giáo dục: Có năng lực lập kế hoạch, biết đưa các hoạt động của tổ vào kế hoạch hoạt động của tổ. Có khả năng xác định được hệ thống mục tiêu phấn đấu của TCM và xác định đúng thứ bậc ưu tiên của các mục tiêu đã chọn.

Có năng lực kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động của TCM và nhà trường. Có khả năng tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Có năng lực am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội để vận dụng vào công việc.

Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng mối quan hệ trong hoạt động quản lý của đội ngũ TTCM: Biện pháp này giúp tăng cường mối quan hệ giữa các TTCM với các cá nhân và tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường, từ đó phát huy sức mạnh của tập thể được tạo nên bởi sự đoàn kết thống nhất. Nhà trường muốn mạnh thì hiệu trưởng là người biết tạo sức mạnh từ sự thống nhất giữa hiệu trưởng với GV, giữa GV với các đoàn thể trong nhà trường.

Biện pháp 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của TTCM: Mục đích của biện pháp là giúp hiệu trưởng nắm bắt được thực tế quá trình thực hiện công việc của TTCM từ đó có thể điều chỉnh kịp thời, cần thiết đối với tiêu chí trong bản tiêu chuẩn đã ban hành.

Cụ thể: i. Xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá; ii. Xây dựng quy chế làm việc giữa Hiệu trưởng và TTCM (Phân công trách nhiệm cho TTCM). Hiệu trưởng giao cho TTCM chỉ đạo một số vấn đề sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động TCM trong năm học dựa vào văn

bản của Ngành và của nhà trường.Căn cứ vào khả năng của từng GV, dự kiến phân công GVgiảng dạy, tham mưu để hiệu trưởng ra quyết định. Chỉ đạo đổi mới PPDH. Đề xuất mua sắm TBDH theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Tổ chức sinh hoạt TCM theo quy chế của Bộ (2tuần/lần) và nội dung họp phải theo kế hoạch đã đăng ký với nhà trường. Chỉ đạo kiểm tra đánh giá HS của GV theo hướng đổi mới. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của GV. Chỉ đạo phong trào tự học, tự bồi dưỡng tự nghiên cứu của GV.

Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ TTCM: Biện pháp này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đội ngũ TTCM phát triển.

Mục đích cần đạt được của biện pháp này thể hiện qua các tiêu chuẩn sau:Thực hiện chính sách tiền lương nhanh chóng, đầy đủ; Ưu tiên công việc cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Chế độ khen thưởng hợp lý, kịp thời; Tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu; Xây dựng, nhân rộng điển hình TTCM giỏi; Trang bị điều kiện vật chất, thiết bị

3. Kết luận

PTĐN TTCM là tác động cho đội ngũ TTCM được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, từng bước nâng cao chất lượng TTCM trong nhà trường. PTĐN TTCM nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo một cách tốt, khai thác ở mức độ cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ TTCM để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở khoa học tác giả đề xuất 6 biện pháp PTĐN TTCM góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM nhằm thực hiện tốt các hoạt động GD&ĐT của TTH tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành TƯ (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TƯ vể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường Tiểu học.

Hà Nội

3. Bộ GD&ĐT (2001), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Giáo dục (2009), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. UBND tỉnh Bắc Giang (2015),Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030.

1. Đặt vấn đề

Học tập là hoạt động dù ít hay nhiều thường mang lại những khó khăn, áp lực nhất định cho người học. Những khó khăn, trở ngại trong học tập một mặt có thể là những động lực để học sinh học tập tốt hơn nhưng mặt khác có thể tạo ra các stress khiến nhiều học sinh mệt mỏi về mặt thể chất và tinh thần. Do vậy, tâm lý chán học, sợ học xuất hiện ở không ít học sinh.

Nhiều phụ huynh và thầy cô thường không tin rằng học sinh sợ học, và cho rằng sợ học chẳng qua là căn bệnh lười nhác, không chăm chỉ, chủ động học tập. Nhưng thực tế sợ học (Sophophobia) là căn bệnh có thực với nhiều biểu hiện tâm sinh lý khác nhau như lo lắng, bồn chồn, mất tập trung, tim đập loạn nhịp, không thể tập trung học được quá 15 phút, mất ngủ, khó thở, chán ăn, stress… Bởi vì sợ học nên học sinh lười học chứ không phải do lười mà học sinh sợ học. Sợ học có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Đó là cấu trúc sinh học, tư duy của mỗi cá nhân và các tác nhân bên ngoài [3].

Tóm lại, khía cạnh có liên quan đến việc học tập nói trên cho thấy, tham vấn học tập (TVHT) cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. Học sinh thường gặp các vấn đề như: không nhận diện được trí tuệ bản thân, không biết cách học, áp lực từ thi cử, định hướng nghề nghiệp… luôn là những vấn đề cần được nhà trường, thầy cô tham vấn.

2. Nội dung nghiên cứu

TVHT là một nhánh nhỏ của tham vấn học đường. Hoạt động TVHT là hoạt động hướng đến giải quyết các vấn đề khó khăn trong học tập của học

* ThS. Khoa Bồi dưỡng, Trường CĐSP Điện Biên

sinh như áp lực thi cử, phương pháp học tập, cải thiện trí nhớ và sự chú ý, khắc phục chứng sợ học, định hướng nghề nghiệp… Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xác định các nội dung TVHT cho học sinh theo chiều hướng phòng ngừa, nhằm mục đích cải thiện tốt hơn hoạt động học tập của người học.

Những vấn đề học tập thiết yếu cần tham vấn cho học sinh bao gồm:

2.1. Nhận diện được đặc điểm trí tuệ của mình Bà Carol Dwreck - Giáo sư tâm lý học của Đại học Stanford cho rằng: “Sự thông minh là điều gì đó mà chúng ta phải học tập và rèn luyện mà có được, chứ nó không được trao tặng cho bất kỳ một ai”, rõ ràng học sinh cần phải hiểu được điều này chứ thông minh không phải là bẩm sinh như nhiều người học thường huyễn hoặc, lầm tưởng.

Ngày nay, thầy cô, cha mẹ và học sinh cần thừa nhận: Đa trí tuệ – Multiple Intelligences là một điều tất yếu ở tất cả mọi người. Tức là, mỗi con người hay mỗi một HS có cho mình một thế mạnh riêng về trí tuệ. Theo học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, con người có ít nhất 7 loại hình trí tuệ gắn với các lĩnh vực: ngôn ngữ, logic toán học, hình ảnh không gian, âm nhạc, vận động thể chất, tương tác cá nhân và nội tâm. Nhà trường, thầy cô phải giúp học sinh nhận diện rõ trí thông minh của mình, không có HS nào có đẩy đủ các loại hình trí thông minh này vì vậy không thể yêu cầu học sinh phải học giỏi tất cả các môn. Làm trái điều này, giống như việc chúng ta bắt một con cá phải leo cây và một con mèo thì phải biết bơi (thực tế thì mèo rất sợ nước, cá thì không bao giờ leo được cây). Nhưng, cũng không được lầm tưởng: vậy thì học sinh chỉ cần học cái mà họ giỏi.

Điều này sẽ không làm họ thích nghi được với cuộc

MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỌC TẬP CẦN THAM VẤN

Đề cương

Tài liệu liên quan