• Không có kết quả nào được tìm thấy

BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH THEO CHỦ ĐIỂM CHO GIÁO VIÊN MẦM NON

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, trong xã hội hiện đại tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu được dùng để kết nối các quốc gia, các vùng lãnh thổ và kết nối giữa con người và con người một cách hữu dụng. Tiếng Anh được dùng trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa, thể thao, giải trí…và len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ tiếng Anh cho trẻ từ khi còn thơ ấu cần được chú trọng và cần được xã hội quan tâm.Tiếng Anh chính là điều kiện tiên quyết để trẻ có thể tiếp cận và cập nhật nguồn tri thức từ khắp mọi nơi trên thế giới. Có thể nói, tiếng Anh đã trở thành tấm vé thông hành giúp trẻ tự tin trong giao tiếp và thỏa sức khám phá màu sắc đa dạng từ các nền văn hóa các nước khác nhau. Vậy vấn đề dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non (TrMN) như thế nào, đòi hỏi những yêu cầu năng lực gì đối với người dạy luôn là câu hỏi được các nhà giáo dục quan tâm.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Ý nghĩa của việc học tiếng Anh với đối với lứa tuổi mầm non (LTMN)

Theo các nhà nghiên cứu, tuổi vàng phát triển ngôn ngữ của trẻ được khoanh vùng từ 0 đến 6 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 đến 6 tuổi. “ Ở lứa tuổi này chúng ta chứng kiến sự phát triển vượt bậc về chất và lượng trong ngôn ngữ của trẻ.Ở giai đoạn này, các lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ đã được khắc phục hoặc khắc phục dần”. Thêm vào đó, “vào thời điểm này trẻ đã khá thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ. Trẻ có thể bắt chước lời nói của

*ThS, Trường CĐSP Thái Nguyên

người lớn cũng như phát âm một cách chính xác các chữ cái hay các âm riêng rẽ, kể cả các âm không có trong ngôn ngữ mẹ đẻ”

TrMN từ 3 đến 6 tuổi không những có thuận lợi về mặt tiếp nhận ngôn ngữ mà còn có lợi thế về sự phát triển tâm sinh lý và thể chất. Ở giai đoạn này, tư duy của trẻ dần được hoàn thiện. Tâm sinh lý ngày càng có sự biến đổi nhanh chóng. Trẻ trở nên tò mò, muốn khám phá thế giới rộng lớn, trẻ muốn được yêu thương và được giao tiếp học hỏi từ người lớn, từ ba mẹ và bạn bè xung quanh.

Từ những đặc điểm tâm sinh lý trên, có thể nhận thấy lứa tuổi vàng để tiếp nhận một ngôn ngữ là lứa tuổi mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi. Việc học tiếng Anh từ giai đoạn này đã được khoa học chứng minh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ. Học tiếng Anh giúp TrMN phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách chủ động, tích cực. Trẻ cảm thấy thoải mái khi tham gia vào các hoạt động học tập bằng tiếng Anh. Việc học tiếng Anh ở giúp TrMN tiếp nhận ngôn ngữ nước ngoài tự nhiên giống như tiếng mẹ đẻ

Học tiếng Anh giúp TrMN sớm có sự phát triển về tư duy ngôn ngữ. Ngoài việc tư duy bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ học cách tư duy ngôn ngữ bằng tiếng Anh điều dó giúp bộ não của trẻ làm việc một cách liên tục và linh hoạt. Trẻ thông minh hơn nhờ học tiếng Anh. Ở độ tuổi này trẻ rất thích băt chước, học nói tập làm quen với trọng âm, ngữ điệu câu. Vì vậy TrMN được học tiếng Anh từ sớm có khả năng phát âm tương đối chuẩn xác.

Học tiếng Anh giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp xã hội. Qúa trình học tiếng Anh có thể giúp trẻ trau

BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH

dồi ngôn ngữ, linh hoạt trong cách sử dụng câu từ.

Vì vậy trẻ cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô và với mọi người xung quanh.

2.2. Thực trạng giảng dạy tiếng Anh ở bậc học mầm non

Từ khi Bộ GD&ĐT ra quy định về việc cho TrMN làm quen với tiếng Anh năm 2014. Việc thực hiện triển khai cho TrMN học tiếng Anh đã được triển khai một cách rộng khắp, không chỉ tại các tỉnh, thành lớn mà còn được thực hiện ở các tỉnh miền núi như Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái và Thái Nguyên. …..

Bước đầu các TMN mới chỉ xem chương trình dạy học (CTDH) tiếng Anh cho TrMN như một chương trình ngoại khóa kéo dài 30 đến 45 phút và thường được giảng dạy vào các buổi chiều.TDH tiếng Anh chưa thống nhất và đa phần chỉ dừng lại ở việc dạy cho trẻ một số cấu trúc đơn giản cũng như giới thiệu từ vựng tiếng Anh theo các chủ điểm quen thuộc. Đội ngũ GV có chuyên ngành sư phạm tiếng Anh còn yếu về năng lực sư phạm hoặc chưa được tuyển dụng vào biên chế vì vậy nguồn nhân lực không dồi dào. Do đó các TMN thường mời các GV nước ngoài từ các trung tâm Anh ngữ với chi phí đắt đỏ nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu học tập của TrMN tại các trường học.

2.3. Bồi dưỡng các PPDH từ vựng Tiếng Anh theo chủ điểm cho GVMN

Qua nghiên cứu, cho thấy cần bồi dưỡng cho GV tiếng Anh ở TMN một số PPDH từ vựng theo chủ điểm, cụ thể.

- Bồi dưỡng phương pháp sử dụng (PPSD) tranh ảnh (pictures) và các vật thật (real objects)

Một trong những phương pháp đơn giản và tiện lợi nhất để dạy từ vựng bằng tiếng Anh dành cho TrMN đó chính là tổ chức các hoạt động giảng dạy từ vựng có sử dụng tranh ảnh (pictures) và đồ vật thật (real objects). Việc sử dụng các bức ảnh trên các tờ báo hoặc sử dụng mạng internet để trình chiếu bằng powerpoint cho trẻ, thực tế cho thấy trẻ nắm bắt từ nhanh hơn và gây hứng thú lớn cho trẻ nhờ các màu sắc sinh động trong các bức tranh. Tác giả Karolina Witek cuốn sách “ Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ” viết“ Trẻ em ở LTMN có khả năng tập trung không được lâu và nhanh chán chỉ sau 5 đến 10 phút hoạt động học tập” Vì vậy sử dụng những bức tranh nhiều màu sắc, đồ chơi, con rối hoặc vật thật là giải pháp thu hút , duy trì hoạt động học tập của trẻ.Ở lứa này trẻ rất tò mò, ham học hỏi và khám phá thế giới

xung quanh. Được chạm vào vật thật và gọi tên được các vật thật bằng tiếng Anh sẽ kiến trẻ say mê, ham thích hơn đối với các hoạt động học tập và đây cũng là một gợi ý cho GVMN khi giảng dạy từ vựng tiếng Anh theo các chủ điểm.

- Bồi dưỡng PPSD các trò chơi- SDTC (games) và các trò chơi vận động(TCVĐ- physical movements)

SDTC và TCVĐ luôn gây sự hứng thú vô tận cho TrMN. Ởlứa tuổi này trẻ ham học hỏi, vận động và giao tiếp với thầy cô và bạn bè xung quanh. Tổ chức các TCVĐ trong lớp học (indoor) và ngoài lớp học (outdoor) như: lucky numbers, word of mouth, bingo, remembeing the pictures, hot seat, simon says, face game… sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Theo Scott và Ytreberg trong cuốn sách “dạy tiếng Anh cho TrMN” xuất bản năm 1990 “trẻ học và hiểu ngôn ngữ bằng tay, mắt và đôi tai và thế giới xung quanh luôn hiện hữu trước chúng”. Vì vậy tổ chức trò chơi và TCVĐ luôn là lựa chọn số một khi dạy học ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tiếng Anh cho TrMN. GV cần luôn sáng tạo các trò chơi để gây hứng thú cho trẻ.

- Bồi dưỡng PPSD các bài hát (songs), thơ (poems), truyệnkể(stories).

Theo tác giả Karolina Witek , khi dạy tiếng Anh cho TrMN, GV cần phải tạo bầu không khí sôi động cho trẻ, làm cho chúng cảm giác như đang dạo chơi trong một khu vườn đầy màu sắc và âm thanh. Những bài thơ hay những bài hát với những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc có giai điệu vui tươi luôn thôi thúc trẻ tham gia vào hoạt động học tập. Việc sử dụng các câu truyện ngắn (stories) có âm thanh, có hình ảnh, có tình tiết luôn gây cho trẻ sự ngạc nhiên, thích thú, tò mò muốn khám phá. Từ đó trẻ học tiếng Anh như một nhu cầu tự nhiên, không gượng ép. Vì vậy, các GV cần biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả các bài hát, thơ, truyện trong dạy tiếng Anh cho TrMN.

- Bồi dưỡng PPSD ngôn ngữ hình thể (body languages)

Các GV cần nhận thức rõ, ngôn ngữ hình thể (NNHT) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc dạy tiếng Anh ở LTMN. Tư duy của trẻ ở tuổi này là tư duy trực quan, hình ảnh, và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cảm xúc. Do vậy cần bồi dưỡng cho GV biết sử dụng thuần thực NNHT. Một số nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng khoảng 60% đến 70 % giao tiếp của con người biểu hiện qua ngôn ngữ hình thể. Ngôn ngữ hình thể được thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, ánh mắt điệu bộ, tay chân và trong quá trình giao tiếp.

Khi giảng dạy tiếng Anh cho các bé ở tuổi mẫu giáo, GV nên tận dụng tối đa phương pháp sử dụng NNHT nhằm biểu đạt, truyền tải các từ vựng liên quan đến hành vi và cảm xúc. Sự tiện lợi của phương pháp này là tiết kiệm chi phí sức lực chuẩn bị các đồ dùng dạy như các phương pháp đã nêu mà vẫn mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học. Đồng thời tạo sự tương tác và liên kết giữa người dạy và người học, giữa GV và TrMN, giúp chúng tránh xa được tâm lý sợ hãi, xa lánh khi tiếp xúc với các thầy cô.

- Bồi dưỡng phương pháp phân vai, đóng kịch (Role-play)

Trẻ luôn muốn khám phá học hỏi và bắt chước người lớn và những người xung quanh. Vì vậy GV cần tổ chức các hoạt động đóng vai để trẻ thực hiện các mẩu hội thoại nhỏ, hoặc xây dựng các tình huống giao tiếp giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng và vận dụng được các từ vựng đã học vào trong đời sống thực. GV cũng có thể phân vai cho trẻ đóng kịch sau khi đã kể một câu chuyện (stories) vài lần bằng các PPDH khác nhau. Cần bồi dưỡng cho GV cách thức thiết kế kịch bản, phân vai, điều khiển và kích thích trẻ tham gia các vai diễn.

2.4. Các biện pháp bồi dưỡng các PPDH từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm cho GVMN

Để bồi dưỡng PPDH từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm cho GVMNcác nhà QLGD cần xây dựng và thống nhất chương trình tiếng Anh dành cho TrMN.

- Mở các lớp tập huấn hè bồi dưỡng về từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm cho GVMN.Kết hợp với các trung tâm Anh ngữ, tiến hành bồi dưỡng về kiến thức từ vựng tiếng Anh cho những GV trẻ có năng lực Tiếng Anh, áp quy định chuẩn về tiếng Anh cho GVMN.

- Mở các lớp tập huấn hè bồi dưỡng PPDH từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm cho GV có chuyên

ngành SPMN và có năng lực tiếng Anh ở một trình độ nhất định.

Tại các lớp tập huấn, báo cáo viên sẽ cùng GV thảo luận về các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy từ vựng tiếng Anh cho TrMN.Từ đó rút ra được những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng trẻ mẫu giáo cũng như từng đơn vị bài học. Các báo cáo viên cũng sẽ báo cáo một bài dạy mẫu từ đó GV thảo luận và rút ra được ưu, nhược điểm của từng phương pháp được áp dụng trong bài học.Báo cáo viên yêu cầu GVMN dạy trích đoạn một hoạt động trong đơn vị bài học (microteaching).

- Ngoài các buổi tập huấn bồi dưỡng trên, GVMN có thể tự học, tự bồi dưỡng nghiên cứu các PPDH từ vựng môn tiếng Anh trên các kênh giải trí You Tube hoặc trang tiếng Anh 1,2,3…Tuyển GV có chuyên ngành về giảng dạy tiếng Anh cho TRMN, khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng về PPDH từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm.

2.5. Mẫu thiết kế bài dạy từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm cho TrMN

Sau đây, chúng tôi đề xuất 01 mẫu thiết kế bài dạy từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm cho TrMN:

LESSON 2: FAMILY A. Objectives

After the lesson, students will be able to:

+ Identify five members in a family B. Teaching Aids

Pictures, song “finger family”

C. Procedure I. Greeting II. New lesson

Warm up: (5 minutes)Sing and dance “Finger family” song

The content of the new lesson (25 minutes)

Content- key language Time Activities Teaching aids

Activity 1 8’ Introduce new vocabulary

- Use the finger to introduce daddy. mommy, brother, sister, baby.

- Students practice chorally and individually.

- Point to each finger and ask “who is this?”

- students answer “daddy/ mommy…”

Song “finger family”

Activity 2 Key vocabulary:

Daddy, mommy, brother, sister, baby

12’ Vocabulary drill

- Use the flashcard with picture of member in a family daddy/

mommy/ brother/ sister/ baby for student to practice the words.

- Choral drill the vocabulary on the flashcards, as a whole class, then in small groups. As you show your students the cards, say the words in different ways (slowly, loudly, high-pitched, softly,

Pictures

(Xem tiếp trang 67)

1. Giới thiệu phần mềm Kahoot

Hiện nay một số trường phổ thông đã sử dụng Kahoot trong dạy học. Kahoot là công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi và được sử dụng như một hệ thống lớp học tương tác. Phần mềm này giúp giáo viên (GV) tạo trò chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều lựa chọn với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nó cũng có thể tạo nhanh các câu hỏi để thảo luận vấn đề thời sự nào đó. Kahoot có bộ đếm thời gian, tự chấm điểm cho HS khi trả lời câu hỏi;

xếp hạng HS sau những lần chơi nên nó biến lớp học thành sân chơi hào hứng. Về bản chất Kahoot là một website. Vì vậy, nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị:

laptop, tablet, smartphone, máy tính,… miễn là thiết bị đó được kết nối Internet

2. Ứng dụng phần mềm Kahoot hỗ trợ dạy học ở trường Tiểu học theo hướng tương tác tích cực

2.1. Ứng dụng phần mềm Kahoot để hỗ trợ kiểm tra kiến thức cũ và củng cố kiến thức mới cho HS

Hiện nay, việc kiểm tra kết quả dạy học một cách khách quan, nhanh chóng với sự tính cực, chủ động, hào hứng tham gia của HS là vấn đề đang được các GV tiểu học đặc biệt quan tâm. Với hình thức kiểm tra truyền thống (kiểm tra vấn đáp bài học cũ và củng cố kiến thức bài học mới) qua các câu hỏi của GV, HS trực tiếp tra lời thì chỉ kiểm tra được rất ít HS là đã hết thời gian. Hình thức kiểm tra truyền thống này cũng không tạo được sự hứng thú, tương

* ThS, Trường CĐSP Nghệ An

tác tích cực, chủ động của HS. Kahoot với tính năng tạo câu hỏi trắc nghiệm, bộ đếm thời gian và tự chấm điểm, xếp hạng của phần mềm, ta có thể kiểm tra được kiến thức của tất cả HS trong lớp với một thời gian ngắn, qua việc xây dựng trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”, “Trò chơi rung chuông vàng”, “Trò chơi “ .

Ví dụ : Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” để củng cố kiến thức bài “Phòng bệnh sốt xuất huyết” môn Khoa họ ̣c lớp 5. Luật chơi: Trong thời gian 3 phút ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất và nhanh nhất người đó sẽ dành chiến thắng, với 5 các câu hỏi, ví dụ:

Câu 1: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì?

a. Muỗi A-no-phen; b. Muỗi vằn; c. Muỗi cỏ

Cules; d. Cả 3 loại trên

Câu 2: Tác nhân gây bệnh sốt xuất xuyết?

a. Vi khuẩn; b. Virut; c. Bọ ̣ gậy. d.Virut và vi khuẩn.

….

Cách xây dựng trò chơi như sau:

Bước 1: Đăng nhập phần mềm

+ Đăng nhập Kahoot: Để đăng nhập vào Kahoot ta truy cập vào địa chỉ website: https://kahoot.com/, kích chọn Sign up/ Teacher/ Sign up with google và điền đầy đủ thông tin vào hộp thoại Your account details.

Bước 2: Thiết kế trò chơi

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KAHOOT HỖ TRỢ DẠY HỌC Ở

Đề cương

Tài liệu liên quan