• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1 Bối cảnh tiêu dùng xanh

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, một trong 3 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Ngoài ra Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìnđến năm2020.

Việt Nam cũng đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững mà trong đó tiêu dùng xanh cũng đã bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn.

Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia vềsản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyến lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; tuyên ngôn quốc tếvếSản xuất sạch hơn vào năm 1999, Luật sửdụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả... Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh thái (BộTN&MT; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương);

Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tại TP Huếcũng như các thành phố khác trong cả nước, các chiến dịch vận động tiêu dùng xanh, mua sắm xanh,.. được thực hiện rầm rộ nhưng kết quảthu về chưa đáng kể, phần đông các chiến dịch này vẫn còn xa lạ với quần chúng. Điển hình là thống kê sức tiêu thị các sản phẩm xanh tại hệ thống Sài Gòn Coop cho thấy, chỉtrong tháng có chiến dịch tiêu dùng xanh thì sức tiêu thụ mới tăng lên 40%, sau đó không có gì thay đổi nhiều (Quỳnh Trang, 2013). Điều này cho thấy tiêu dùng xanh chưa hoàn toàn đi vào tiềm thức của người tiêu dùng, chỉ xảy ra theo phong trào khi được vận động.

Nghiên cứu của Nielsen năm 2011 đã cho thấy người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm đến môi trường. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mặc dù bày tỏ sự quan tâm đến môi trường nhưng việc này chỉ dừng lại ở nghĩ và nói, chưa đề cập đến việc hành động. Theo thống kê phong trào tiêu dùng xanh 2010 - 2012 cho thấy, doanh thu của các sản phẩm xanh chỉ tăng thêm trong những tháng phát động phong trào, còn các tháng còn lại doanh thu hầu như không có nhiềuthay đổi, chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu các mặt hàng cùng loại. Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy 91% người tiêu dùng cho rằng các công ty nên hành động vì môi trường nhưng chỉcó

Trường Đại học Kinh tế Huế

52% trong sốhọsẵn sàng mua sản phẩm xanh. Từnhững kết quảmâu thuẫn trên đặt ra thửthách cho các nhà sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường khi họphải đi tìm câu trảlời cho việc xác định được và sản xuất có hiệu quả các sản phẩm xanh phù hợp với phân khúc người tiêu dùng (Ostehus,1997).

2.1.2 Thc trng tiêu dùng xanh ti các siêu thị trên địa bàn TP Huế

Hướng đến tiêu dùng an toàn, sửdụng các thực phẩm sạch dần thay thế các sản phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc hay giảm chất gây ô nhiễm môi trường khi sửdụng túi nilon, ba hệthống siêu thị lớn nhất thành phốHuếlà Vinmart, Co.opMart và BigC cũng đã tạo ra nhiều chương trình nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm xanh:

Đối với siêu thị Co.opmart Huế, đã triển khai nhiều chương trình liên quan đến tiêu dùng xanh trong những năm vừa qua thu hút sựtham gia của rất nhiều khách hàng trong hệ thống siêu thị. Tiêu biểu là những hoạt động gần đây, nằm trong chuỗi hoạt động Chiến dịch Tiêu dùng xanh 2018, do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TPHCM – Saigon Co.op tổ chức, nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá đã được hệ thống Co.opmart kích hoạt nhằm giúp cộng đồng, người tiêu dùng tiếp cận nhận diện sản phẩm xanh, sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn bao gồm: “Thứ ba xanh - thả ga tích điểm”;

“Hành động hôm nay - Màu xanh ngày mai” dành tặng túi môi trường vải Canvas cho khách hàng; chương trình “Tái sử dụng, tạo tương lai” – tặng túi môi trường vải Canvas, tặng điểm thưởng và góp phần hạn chế sử dụng túi ni lông, được mua sản phẩm với giá ưu đãi.

Song song đó, Dự án “Nhận diện sản phẩm xanh - an toàn” là dự án trọng điểm của Chiến dịch nhằm hỗ trợ phát triển thương hiệu cho Doanh nghiệp xanh và sản phẩm xanh, sản phẩm an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng thông qua trò chơi nhận diện Sản phẩm Việt – Sản phẩm xanh được thiết kế trên ứng dụng trên điện thoại có tên là “Tiêu dùng Xanh”. Trong phần mềm này sẽ hiển thị sản phẩm của các doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và những sản phẩm của các doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Năm 2018, sản phẩm xanh sẽ được mở rộng là ngoài những sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

phẩm của các doanh nghiệp xanh, có thêm sản phẩm đạt chứng nhận organic, sản phẩm hữu cơ. Người dân tham gia trò chơi có tên “Tiêu dùng Xanh” nếu chọn đúng được 80 –100% sản phẩm xanh sẽ được tặng quà là một sản phẩm xanh bất kỳ hoặc sản phẩm tái chếhandmade.

Với hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người tiêu dùng từng bước tăng cường nhận diện sản phẩm xanh; từ đó thực hiện quyền của người tiêu dùng - ưu tiên tiêu dùng sản phẩm xanh, sẽ góp phần định hình xu hướng tiêu dùng mới - tiêu dùng xanh, có ích cho môi trường. ( Nguồn Website Siêu thị Co.opmart)

Cùng với siêu thị Co.opMart, siêu thị Big C Huếcũng liên tục thực hiện các dự án liên quan đến việc tiêu dùng xanh. Từcuối năm 2010, Big C đãđưa các công nghệ thân thiện với môi trường trong đó có bóng đèn tiết kiệm điện; trang bị hệthống giám sát và quản lý điện năng, áp dụng nhiều công nghệxanh vào hoạt động của các thế hệ đầu tiên của siêu thị. Trong đó, các đại siêu thị xanh Big C cho phép tiết kiệm khoảng 20% lượng điện sử dụng so với một trung tâm thương mại bình thường. Bên cạnh đó, siêu thịcũng đã lắp đặt hệthống giám sát và quản lý năng lượng; trang bịhệthống bồn trữlạnh; trang bị hệ thống tủ quầy đông lạnh; sử dụng vật liệu có tính cách nhiệt tốt nhất.

Đối với người tiêu dùng, hệthống siêu thị Big C thường xuyên tổchức tuyên truyền bảo vệ môi trường qua nhiều hình thức khác nhau như khuyến khích khách hàng hạn chếsử dụng túi nilon đểmang hàng về, thay vào đó là sửdụng thùng cartoon đã qua sửdụng cho khách hàng có giỏhàng lớn, chương trình bán túi Lohas sửdụng nhiều lần với giá không lãi, hay gần đây nhất là dựán tụi nhựa “xanh” Bag for Life. Túi nhựa xanh Bag for life (túi vì cộng đồng) được làm bằng chất liệu nilon dày, có thể mang nặng đến 7kg và sử dụng được nhiều lần. Túi được bán với giá hỗtrợ 3.000 đồng/túi và được đổi miễn phí túi mới, không hạn chếsốlần tại quầy Dịch vụkhách hàng.

Riêng siêu thị Vinmart Huế, từtrung tuần tháng 6/2018, hệthống bán lẻVinMart

& VinMart+ chính thức khởi động chương trình cộng đồng “Hành trình Tương Lai Xanh”. Với sứ mệnh “Vì chất lượng cuộc sống của mọi nhà”. Siêu thị Vinmart được cung cấp sản phẩm rau củ quả sạch từ hệ thống VinEco - là thương hiệu về nông nghiệp của Tập đoàn Vingroup. Rau sạch, an toàn của VinEco được canh tác theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

phương pháp hiện đại, thân thiện với môi trường, áp dụng công nghệsản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới của Israel và Nhật Bản. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về chất lượng của các yếu tố đầu vào như đất, giống, nước tưới cũng như quy trình chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, phân phối nên sản phẩm của VinEco đáp ứng tối đa các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hàm lượng dinh dưỡng, đảm bảo luôn tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng với sứmệnh “Vì chất lượng cuộc sống của mọi nhà”.

Tại hệ thống siêu thị Vinmart, sản phẩm AnEco là một sản phẩm hợp tác bởi Công ty Cổphần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát và siêu thị Vinmart, có mặt đầy đủ các mẫu mã từ túi đựng thực phẩm, túi shopping, túi đựng rác… Trong đó, túi vi sinh phân hủy hoàn toàn AnEco được làm hoàn toàn từtinh bột ngô và hạt nhựa sinh học nhập khẩu từ Châu Âu an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường. Đặc biệt, túi có khả năng phân hủy hoàn toàn (chỉ sau 1 năm) thành mùn nuôi cây, nước và CO2 ngay trong môi trường tự nhiên. AnEco là sản phẩm được công nhận bởi các tổ chức quốc tếvềchỉtiêu xanh - sạch và thân thiện môi trường.

Còn các siêu thịMinimart tại Tp Huếhoạt động với quy mô nhỏchủyếu phục vụ người dân bằng các thực phẩm tiện lợi như công nghệthực phẩm, thực phẩm tươi sống và đồ dùng cá nhân nên chưa chú trọng đến các vấn đề tiêu dùng xanh, chỉ chú trọng đến các mặt hàng thiết yếu.

Có thể nói tiêu dùng xanh là động lực để các doanh nghiệp dần chuyển đổi hoạt động sản xuất của mình theo hướng xanh hơn, bền vững hơn và đây chính là nền tảng đểtạo dựng một nền kinh tếxanh.