• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp nhằm năng cao nhận thức và thúc đẩy ý định mua sản phẩm xanh

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH Ý ĐỊNH MUA SẢN

3.2. Một số giải pháp nhằm năng cao nhận thức và thúc đẩy ý định mua sản phẩm xanh

Nghiên cứu này có thểgiúp các nhà quản lý tại các siêu thị đưa ra các sách lược phù hợp để thúc đẩy ý định tiêu dùng xanh. Khách hàng là nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp, thông qua làm hài lòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình. Vì vậy, để tìm hiểu được và thõa mãn được nhu cầu mong muốn của khách hàng, các nhà quản lý phải thấu hiểu vềkhách hàng.

Xuất phát từ định hướng phát triển của các siêu thị trên địa bàn TP Huế và từ việc xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm cuộc nghiên cứu đã ghi nhận nhiều các ý kiến của người tiêu dùng. Từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao sự thu hút khách hàng đến với siêu thị. Các giải pháp được đưa ra theo chính sách nhằm thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng tại các siêu thị:

Thứ nhất, theo kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh còn rất hạn chế. Thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP Huế có rất nhiều chương trình khuyến khích mua sản phẩm xanh nhưng người tiêu dùng vẫn đang rất hời hợt cũng như sử dụng sản phẩm xanh nhưng lại chưa hiểu rõ sản phẩm xanh là như thế nào. Chính vì thế, các siêu thị cần đưa ra nhiều các chương trình truyền thông đi kèm với những trải nghiệm thực tế tại các quầy sản phẩm để nâng cao mức độ nhận biết và tiếp cận của người tiêu dùng. Từ đó, người tiêu dùng có nhận thức tốt hơn nên ý định mua thực phẩm xanh.

Thứhai, sản phẩm xanh được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt vì thếmà chi phí rất tốn kém mà sản lượng lại không bằng thực phẩm thông thường, vì vậy sản phẩm xanh có mức giá cao hơn sản phẩm thông thường rất nhiều. Qua kết quảnghiên cứu cũng đã cho thấy giá là một yếu tố cản trở đến ý định mua sản phẩm xanh. Cho nên, để giảm giá thành sản phẩm xanh từ đó có thể cạnh tranh với các cửa hàng sản phẩm xanh trên thị trường thành phố Huế, các siêu thị nên có kế hoạch dài hạn trong việc đầu tư các nông trại trồng sản phẩm xanh tại Thừa Thiên Huế, hay tìm các nguồn

Trường Đại học Kinh tế Huế

cung với giá cảphải chăng và có nguồn gốc rõ ràng. Như vậy, mức giá sản phẩm xanh có thểmềm hơn như vậy sẽdễ kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm xanh.

Thứ ba, từ thực tế điều tra nhận thấy rằng sự đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Hiện tại, các mặt hàng chủyếu tại các siêu thị chủ yếu là thực phẩm tươi sống, sữa oganic, gạo sạch và một số đồ dùng dán nhãn xanh. Chính vì thế, siêu thị cần đa dạng các sản phẩm xanh hơn như vậy vừa có thểthu hút khách hàng nhiều hơn cũng như cạnh tranh với các cửa hàng xanh trên thị trường.

Thứ tư,kết quả điều tra còn nhận thấy rằng mức độkhách hàng nhận biết loại các sản phẩm xanh mà siêu thị đang bày bán không được cao. Chính vì thế, các siêu thị cần tăng cường hoạt động truyền thông nhằm tăng cường mức độ nhận biết của khách hàng. Hai kênh thông tin được nhiều khách hàng lựa chọn là tiếp cận thông tin tốt nhất đó là truyền hình và internet. Vì thế, các siêu thị có thểtận dụng hai kênh thông tin này đểtruyền thông đến người tiêu dùng.

Thứ năm, với thị trường sản phẩm xanh khá mới như thành phố Huế. Việc đầu tiên được xem như rất quan trọng ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng là cần phải tạo dựng được niềm tin cho người tiêu dùng. Thực tếnghiên cứu tại các siêu thị trên địa bàn TP cũngnhận thấy rằng hầu hết người được điều tra chưa thực sựhoàn toàn tin sản phẩm xanh được bày bán là sản phẩm xanh thật hay chỉ được gắn nhãn mác sản phẩm xanh thôi. Chính vì thế, đểxây dựng niềm tin cho người tiêu dùng các siêu thịcần cho khách hàng thấy những sản phẩm xanh được bày bán là có chứng nhận đạt tiêu chuẩn và có nguồn gốc rõ ràng. Như vậy, người tiêu dùng sẽ tin tưởng và an tâm hơn với những sản phẩm xanh và cóý định mua sản phẩm xanhcao hơn.

Trong quá trình nghiên cứu nhận thấy, ngoài các yếu tố tác động mạnh như về giá và thái độ người tiêu dùng thì các chính sách quảng bá và thu hút của siêu thị là một điểm nổi bật để kích thích mua sản phẩm xanh. Vì vậy việc phát triển các chính sách Marketing xanh thật sự rất quan trọng. Các siêu thị là trung gian tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng nên những chính sách Marketing xanh được đề cậptrong phần giải pháp này bao gồmcác chính sách sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính sách sản phẩm

Chiến lược GreenMarketing quan trọng nhất là bắt đầu với việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường nhưng ở siêu thị chúng ta sẽ đề cập đến việc bố trí và trang trí những khu vực có các sản phẩm xanh. Cần có những slogan để truyền tải đến người tiêu dùng và gây sự chú ý khi khách hàng mua sắm tại siêu thị.

Bên cạnh đó ưu tiên những nhãn hàng uy tín, có mẫu mã, bao bì đẹp thể hiện các tính năng xanh để bày tríở khu vực thu hút khách hàng.

Siêu thị có thể hướng sản xuất các nhãn hàng riêng theo xu hướng sản phẩm xanh với bao bì mẫu mãđa dạng để kích thích tiêu dùng của khách hàng.

Chính sách giá

Siêu thị cần có các chính sách về giá sao cho phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người tiêu dùng hiện nay đó là vẫn còn e ngại vềgiá của sản phẩm xanh:

Thứ nhất, với những sản phẩm giá cao cần tăng cường quảng bá chất lượng để người tiêu dùng biết rằng giá cả luôn đi cùng với chất lượng, những tính năng vượt trội mà sản phẩm này mang lại so với các sản phẩm cùng loại nhưng giá thấp hơn. Bên cạnh đó tăng cường các chương trình khuyến mãi, giảm giá các sản phẩm này vào các dịp đặt biệt như cuối tuần, dịp lễ. Ví dụ: vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần với hóa đơn 400.000 nghìn đồng, khách hàng sẽ được mua một số sản phẩm xanh với mức giá

“siêu ưa đãi”. Hoặc có thể tặng kèm túi bảo vệ vệ môi trường khi mua những sản phẩm xanh với mức giá cao hơn giá các sản phẩm thông thường.

Thứ hai, với các sản phẩm xanh cùng mức giá hay thấp hơn mức giá các sản phẩm thông thường cần tạo dựng cho khách hàng ý nghĩa của việc sử dụng sản phẩm xanh sẽtốt hơn sửdụng sản phẩm thông thường, lợi ích thiết thực mà nó mang lại vô cùng to lớn cho môi trường và chính khách hàng sửdụng.

Thứba, truyền thông những thông tin hữu ích cho khách hàng thấy tác dụng của sửdụng sản phẩm xanh ngoài việc bảo vệ môi trường còn giảm được chi phí. Họnhận thức được rằng lựa chọn của họ là đầu tư vào thứgìđó sẽcho phép họtiết kiệm tiền và tài nguyên trong tương lai, thay vì mua hàng ngắn hạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính sách phân phối

Vềchính sách phân phối sản phẩm: siêu thị là nơi tiếp nhận các sản phẩm đến từ các công ty cung cấp. Cần có yêu cầu nghiêm ngặt trong việc kiểm tra nhãn mác với chất lượng để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm tốt nhất và an toàn. Bên cạnh đó các công ty cung cấp sản phẩm xanh cho các siêu thị cần có chiến dịch quảng bá, tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm xanh mang lại và tăng cường nhận diện thương hiệu trong lòng người tiêu dùng để khi họ đến siêu thị mua sắm sẽdễdàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Đi cùng với đó, để tạo sự khác biệt và nhận diện cao thì các sản phẩm xanh của các doanh nghiệp được bày bán trong siêu thị cần đặt ở một khu tập trung, tách biệt với sản phẩm thông thường và phải là các địa điểm thuận tiện và dễ thấy. Các khu phân phối sản phẩm xanh này sẽ cam kết sử dụng những chất liệu thân thiện với môi trường, có thể thiết kế những vật dụng trưng bày sản phẩm bằng những nhiên liệu bảo vệ môi trường để tăng sự camkết xanh với khách hàng.

Chính sách xúc tiến

Các siêu thịnên quảng bá rõ ràng tính phát triển bền vững của mình với các sản phẩm xanh, coi đây là nhân tốchính của hoạt động kinh doanh và phản ánh đúng giá trịbềnh vững của nó.

Nên làm nổi bật một sản phẩm hoặc dịch vụxanh có thể giúp người tiêu dùng có thói quen với các sản phẩm đó. Ví dụ, sản phẩm sữa oganic đang ngày được người tiêu dùngủng hộ nhờ chiến dịch truyền thông tốt khi làm nổi bật lên tác dụng của nó, qua đó người tiêu dùng có thái độtích cựcủng hộsản phẩm này. Hay chương trình phát túi bảo vệ môi trường miễn phí với điều kiện “Thích” và “Chia sẻ” trang fanpage của siêu thịCoopmart Huếcũng nhận được sự hưởngứng của đông đảo khách hàng tham gia.

Vì vậy, các siêu thị cần có các chính sách xúc tiến phù hợp cho các sản phẩm xanh được bán ra. Nắm bắt tâm lý của những khách hàng hiện tại: có nhu cầu về các sản phẩm an toàn và góp phần cải thiện môi trường sống. Cácchương trình quảng bá phù hợp cần được thực hiện theo từng đợt để tăng tính hiệu quả. Cần tổ chức các chương trình tăng sự nhận thức về bảo vệ môi trường sống qua đó truyền tải thông điệp sản phẩm thân thiện với môi trường để tăng nhu cầu mua sắm của khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

được nâng cao. Ví dụ các chương trình vì cộng đồngnhư sự kiện Giờ Trái Đất, hưởng ứng ngày Môi trường thế giới...hay các chương trình tháng tiêu dùng xanh nhằm thu hút đông đảo sự quan tâm của khách hàng và thức tỉnh người tiêu dùng, khuyến khích họ có những hành động tích cực và thay đổi thói quen mua sắm nhằm bảo vệ môi trường.

Nói tóm lại để thực hiện tốt các công việc trên các nhà quản lý siêu thị cần tập trung nguồn lực cho phòng marketing để phát triển và thường xuyên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường:

- Về việc lên kế hoạch marketing, các nhà quản lí cần có sựchuẩn bị cho một kế hoạch truyền thông lâu dài. Việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng không hề đơn giản thế nên mục tiêu này chỉ có được thực hiện khi có một nỗ lực truyền thông dài hơi. Các thông điệp xanh cần phải được truyền tải đến người tiêu dùng hàng ngày có thể qua quảng cáo trên truyền hình, báo chí, mạng xã hội và qua các hoạt động xanh tổ chức thường niên giúpngười tiêu dùng hiểu được tầm quan trọng của hành động mua sản phẩm xanhvà khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động vì môi trường để họ có cảm nhận tích cực hơn. Ngay từ bây giờ, các kế hoạch marketing dài hơi cũng cần chú ý đến thế hệ trẻ bởi đây là khách hàng của các công ty trong tương lai và cũng là nhóm đối tượng dễ dàng giáo dục thay đổi nhận thức và hành vi. Tuy nhiên, những hoạt động trong kế hoạch không phải của chỉ riêng phòng marketing mà cần nhận được hỗ trợ từ các phòng ban khác. Tất cả các phòng ban cần ý thức một cách nghiêm túc vai trò của họ trong việc thực hiện các hoạt động marketing xanh của siêu thị.

- Về ngân sách marketing: ngân sách là một trong những rào cản khiến những người làm marketing khó có thể thực hiện những ý tưởng mà mình đặt ra bởi lẽ chiến lược này đòi hỏi nguồn vốn đáng kể và đặc biệt là không mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Vì vậy, các nhà quản lý cấp cao cầntăng khả năng chi ngân sách để tạo điều kiện cho marketing xanh có cơ hội được ứng dụng vào thực tiễn và chỉ có như vậy doanh nghiệp mới phát huy tốt các chiến dịch marketing xanh của mình.

- Về đào tạo con người, đội ngũ marketing cần phải đượcbồi dưỡng, cập nhật những kỹ năng mới mẻ. Thực tế, hầu như nhân viên marketing nào cũng được đào tạo các kỹ năng như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, bán hàng.... Tuy nhiên thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

thay đổi thường xuyên buộc các nhà quản lý phải chú trọng vào việc đào tạo những kiến thức và kỹ năng mới cho đội ngũ marketing của mình như xu hướng marketing xanh,xu hướng sử dụngcông cụ marketing trực tuyến,... để có thể ứng dụng vào các kếhoạch, chiến lược được đặt ra.

- Thường xuyên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường: Công tác nghiên cứu thị trường của các siêu thị cũng cần hoạt động thường xuyên để nhận ra xu hướng tiêu dùng xanh một cách nhanh nhất và đi đầu trong việc ứng dụng marketing xanh nhằm chiếm lĩnh thị trường này. Các nghiên cứu căn bảnvề thị hiếu hay xu hướng tiêu dùng cần được thực hiện thường xuyên mỗi tháng để phản ánh nhanh nhất những thay đổi của người tiêu dùng. Từ đó, các nhân viên phòng marketing cập nhật tình hình thị trường và đưa ra những đối sách marketing xanh cho thích hợp. Những cơ hội kinh doanh từ việc áp dụng marketing xanh được phát hiện thông qua nghiên cứu thị trường sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng marketing xanh trong hoạt động của mình vì khả năng mang lại lợi nhuận là rất tiềm năng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ