• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thứ hai, đánh giá lại công tác quảng cáo sản phẩm, xây dựng lại các chương trình lôi cuốn khách hàng,ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng.

Thứba, siêu thị cần phải xây dựng bộ phận Marketing chuyên nghiệp: trước khi quyết định phân phối một sản phẩm nào đó trên kệ hàng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu khách hàng, về thị phần của đối thủ cạnh tranh, về chủng loại hàng hoá tránh sự lãng phí vô ích về nguồn lực.

Thứ tư, siêu thị cần tận dụng tối đa yếu tố không gian bày trí sản phẩm ở những nơi có vị trí đẹp, bắt mắt nhằm đánh vào sự tò mò và kích thích người tiêu dùng. Song song với đó là quảng cáo sản phẩm xanh tới tận tay khách hàng nhằm gia tăng nhận thức vềsản phẩm này.

Thứ năm, siêu thị cần quan tâm hơn đến nhóm khách hàng Vip - nhóm khách trọng điểm của siêu thị, họ là nhóm có thu nhập cao nên sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm xanh nhiều hơn. Vì vậy cầncó chế độ ưu đãi, chăm sóc phù hợp nhằm giữ chân khách hàng đồng thời tăng doanh thu cho siêu thị.

Thứsáu, không ngừng nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng, phục vụ khách hàng cho nhân viên, giúp nâng cao dịch vụ ở siêu thị cũng như thúc đẩy ý định mua hàng của người tiêu dùng.

2.2 Kiến nghị đối với nhà nước

Nỗlực của Nhà nước là rất quan trọng để thúc đẩy tiêu thụthực phẩm xanh. Gắn nhãn thực phẩm xanh không chỉ cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà còn mang lại một hoạt động kinh doanh có đạo đức và bền vững (Hartlieb &

Jones, 2009). Quản lý, giám sát của chính phủ là chìa khóa để thúc đẩy chất lượng thực phẩm và bảo vệ môi trường (Szucs, Geers, & Sossidou, 2009). Nếu không có một hệ thống đánh giá tin cậy, một người tiêu dùng có thể không mua thực phẩm xanh ngay cả khi có ý định tiêu dùng (Tanner, 2006). Giá trị môi trường của người tiêu dùng là cần thiết để thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm xanh. Vì vậy cần có các kiến nghị đối với Nhànước như sau:

Thứnhất, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý vềtiêu dùng xanh sẽ tạo ra động lực khuyến khích và nguồn cung cho nhu cầu “tiêu dùng xanh trên thị trường.” Đồng thời cần đưa ra các chính sách khuyến khích các nhà sản xuất các sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

phẩm, dịch vụxanh. Đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, ưu tiên các chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sửdụng tiết kiệm và hiệu quảtài nguyên, phát triển công nghệ xanh, cơ chếphát triển sạch (CDM).

Thứ hai, qua kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập và giá có ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng xanh nên trong giai đoạn ban đầu, để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng cũng như tuyên truyền, khuyến khích cho sản phẩm xanh, chính phủ cần có chính sách trợ giá cho sản phẩm xanh để thúc đẩy tiêu dùng xanh. Chính sách và tài chính liên quan trợ cấp sẽ giành được ủng hộ từ người tiêu dùng và tăng đáng kể doanh số bán các sản phẩm xanh. Chính sách tài chính tương lai cần được mở rộng hơn cho các sản phẩm thân thiện môi trường và chú ý hơn đến giai đoạn sau tiêu thụ.

Cần phát triển và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp xanh, hỗtrợ về giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh và tăng cường tiếp thị quảng cáo trong tiêu thụ các sản phẩm xanh. Tổchức chương trìnhđào tạo vềsản xuất xanh cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các mô hình doanh nghiệp xanh. Tăng cường thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm, nhằm đưa các sản phẩm xanh vào tiêu dùng và nâng cao thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường của con người.

Thứ ba, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng xanh đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Cần xây dựng và ban hành khung chính sách, hướng dẫn toàn diện, hiệu quả về “Lối sống có trách nhiệm”, trong đó ưu tiên thực hiện mua sắm và tiêu dùng bền vững ở địa phương.

Thứ tư, thực hiện các chương trình gắn nhãn xanh: do sản phẩm xanh có những tiêu chuẩn và đặc điểm khác với các sản phẩm thông thường vì vậy việc dán nhãn xanh để người tiêu dùng dễ dàng phân nhận diện sản phẩm xanh là một chương trình cần thiết nhất là khi niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam về chất lượng các sản phẩm trên thị trường Việt Nam nói chung và sản phẩm xanh nói riêng còn rất thấp.

Thứ năm, thực hiện các chương trình hạn chế các chế phẩm có hại cho môi trường và tái chế: Cùng với sự gia tăng của mức sống của người dân, số lượng đồdùng gia đình và rác thải sinh hoạt không phân huỷ ngày càng tăng. Chính phủcần xây dựng quy trình thu gom và xử lý nước thải và rác thải để cải thiện điều kiện vệ sinh môi

Trường Đại học Kinh tế Huế

trường. Thực tế ởViệt Nam, tái sửdụng và tái chếchất thải đã có truyền thống từlâu, ví dụ ởcác làng nghềtruyền thống và việc buôn bán thu gom chất thải còn giá trị (như sắt, nhựa, giấy, bìa ...). Rác thải khó phân hủy của Việt Nam hiện nay gồm các bao bì làm từvật liệu plastic và chất rắn, trong đó các bao bì khác đều được phân loại từphía người tiêu dùng (để bán đồng nát) hoặc được thu nhặt bởi những người thu gom phế liệu, chỉ duy nhất sản phẩm túi nilon hiện tại rất khó thu gom bởi không tái chế được (túi nilon phần lớn khi thải ra thị trường trong tình trạng bẩn hoặc đựng rác bẩn) vì vậy biện pháp tái chếtúi nilon hiện tại không khảthi, vì vậy cần có các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng hạn chếsửdụng túi nilon. Thay vì dùng túi nilon thì sửdụng túi đi chợnhiều lần, túi giấy để đựng đồ đạc. Ngoài ra, chính phủ có thể tuyên truyền để người bán hàng thay vì sử dụng túi nilon thông thường thì sử dụng túi nilon sinh học có khả năng tự phân hủy.

Và điều quan trọng nhất đó là người dân cần ý thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đối với môi trường, sức khỏe của cá nhân, cộng đồng vì sự phát triển bền vững cho muôn đời sau. Tích cực vận động người thân, gia đình thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, coi đây là trách nhiệm và vinh dựlớn lao của mỗi con người trong xã hội.