• Không có kết quả nào được tìm thấy

Biến động số lượng và sản lượng lợn hơi tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Biểu 2.1. Biến động số lượng và sản lượng lợn hơi tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005 – 2012

Về năng suất và chất lượng đàn lợn thịt: Hầu hết người chăn nuôi lợn thịt đang sử dụng giống F1 (♀Móng cái x ♂ngoại) nên năng suất và chất lượng thịt còn thấp.

Việc nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao (75% máu ngoại trở lên) có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đàn lợn ngoại nuôi thịt có mặt thường xuyên trên địa bàn tỉnh tăng đáng kể, năm 2012 là 37.168 con, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2005-2012 là 30,7%. Song tỷ lệ này còn rất thấp so với tổng đàn lợn của tỉnh (chiếm 16,2%), so với đàn lợn thịt của tỉnh (chiếm 19,6%).

Năm 2005, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai Đề án phát triển đàn lợn giống chất lượng cao và được người chăn nuôi hưởng ứng triển khai ở các địa phương và mang lại hiệu quả cao, đến năm 2012 đàn lợn nái ngoại và nái F1 có 9.535 con, tăng hơn gấp 10,7 lần so với năm 2005 (886 con), chiếm 23,4% tổng đàn lợn sinh sản, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của người chăn nuôi.

18.000 18.500 19.000 19.500 20.000 20.500 21.000 21.500 22.000

50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Snợng lợn hơi (tn)

Sợng lợn (con)

Số lượng lợn (con) Sản lượng lợn hơi (tấn)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.5. Số lượng và chất lượng đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2012

ĐVT: Con

TT Chỉ tiêu 2005 2007 2010 2012 So sánh

11/05

TĐPT BQ năm (%) Tổng đàn 264.787 266.806 246.962 230.096 - 34.691 98,0 1 Lợn thịt 238.095 225.333 203.362 189.248 - 48.847 96,8

1.1 Lợn ngoại 5.698 3.053 6.888 37.168 31.470 130,7

1.2 Lợn lai 206.629 182.492 159.036 120.802 - 85.827 92,6

1.3 Lợn nội 25.768 39.788 37.438 31.278 5.510 102,8

2 Lợn nái 26.647 41.411 43.540 40.812 14.165 106,3

1.1 Nái MC 25.761 39.780 37.434 31.277 5.516 102,8

1.2 Nái F1 539 1.120 5.469 7.992 7.453 147,0

1.3 Nái ngoại 347 511 637 1.543 1.196 123,8

3 Lợn đực giống 45 62 60 36 - 9 96,9

1.1 Đực ngoại 38 54 56 35 - 3 98,8

1.2 Đực MC 7 8 4 1 - 6 75,7

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế) Với 2 trại lợn nái ngoại cấp bố mẹ để sản xuất lợn giống thương phẩm (Công ty Giống cây trồng - vật nuôi) với qui mô 300 nái, còn lại hầu hết được người dân nuôi với qui mô nhỏ (dưới 10 nái) nên nguồn giống lợn ngoại thương phẩm ở địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu, hàng năm người chăn nuôi phải nhập con giống từ các tỉnh khác như Thanh Hoá, Quảng Nam, ... Năm 2012 số lượng giống lợn nhập ngoại tỉnh có kiểm dịch là 670 con [29].

Việc phối giống cho đàn lợn nái hầu hết được thực hiện bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, số lượng đực giống của tỉnh còn ít nên một số cơ sở chăn nuôi phải nhập tinh lợn chất lượng cao ở ngoài tỉnh.

Chăn nuôi lợn thịt theo quy mô trang trại, gia trại ở trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Năm 2012, toàn tỉnh có 455 trại lợn thịt với quy mô từ 25 đến dưới 100 con và 12 trang trại lợn thịt có quy mô từ 100 con trở lên. Các địa phương có số lượng gia trại lợn thịt phát triển tương đối nhanh là Phong Điền (133), Phú Vang (125), Quảng Điền (75), Hương Thuỷ (39) [30].

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.6. Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huếnăm 2012

Đơn vị

Trại lợn Lợn nái

≥ 20 con

Lợn thịt 25<100 con

Lợn thịt

≥ 100 con

1. Phong Điền 1 133 1

2. Quảng Điền 5 75 3

3. Hương Trà 5 29 1

4. TP Huế 0 9 0

5. Hương Thủy 6 39 2

6. Phú Vang 2 125 1

7. Phú Lộc 2 15 1

8. Nam Đông 0 17 3

9. A Lưới 0 13 0

Tổng cộng 21 455 12

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế) Phương thức chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiến tiến đã được áp dụng trong sản xuất. Tuy chăn nuôi trang trại và gia trại đã có phát triển nhưng hình thức chăn nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 75% về đầu con, nhưng sản lượng chiếm khoảng 65% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả tỉnh. Chăn nuôi gia trại chiếm khoảng 15% đầu con, chăn nuôi trang trại còn rất ít, chiếm khoảng 10% về đầu con, 15% về sản lương thịt [44].

Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn hiện nay chủ yếu là do các hộ chăn nuôi tự giải quyết, một phần mua thức ăn đã chế biến. Nguồn nguyên liệu tại chổ để chế biến thức ăn còn thiếu, nhập từ nơi khác về như công ty Proconco, Vifoco, Lái Thiêu, ... với số lượng hàng ngàn tấn/năm với chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá thành chăn nuôi cao, trong lúc thức ăn dùng cho chăn nuôi lợn chiếm trên 70% giá thành, dẫn đến hạch toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thấp hơn các nơi khác.

Công tác qui hoạch các cơ sở giết mổ tập trung gia súc gia cầm đã được quan tâm, toàn tỉnh có 17 cơ sở giết mổ tập trung với công suất trên 20 con lợn/ngày và 56 điểm giết mổ có công suất dưới 20 con/ngày. Số lượng gia súc gia cầm ở các cơ sở giết mổ tập trung chiếm hơn 90% thị phần, việc này đã góp phần tích cực vào việc phòng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chống lây lan dịch bệnh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên ở các điểm giết mổ tập trung mới chỉ quản lý dịch bệnh; việc tu sửa và nâng cấp chưa được chú trọng thường xuyên nên còn gặp nhiều vấn đề về vệ sinh thú y và môi trường.

Bảng 2.7. Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi năm 2012

Đơn vị

Dịch vụ thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y

Cơ sở giết mổ lợn

(con/ngày) Chợ

tiêu thụ TACN(*) TTY <20 21-50 >50

1. Phong Điền 14 7 33 2 0 16

2. Quảng Điền 5 6 7 2 0 10

3. Hương Trà 5 6 6 2 0 12

4. TP. Huế 5 6 1 0 3 17

5. Hương Thuỷ 2 4 1 2 0 12

6. Phú Vang 10 4 6 1 0 20

7. Phú Lộc 0 3 1 6 0 12

8. Nam Đông 16 2 1 1 0 2

9. A Lưới 9 1 0 1 0 1

Tổng cộng 66 39 56 17 3 102

Ghi chú: (*) Cácđại lý cấp 1 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế) Hệ thống dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nói chung và thịt lợn nói riêng ở trên địa bàn tỉnh còn lạc hậu, phân tán, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo yêu cầu. Hầu hết sản phẩm được tiêu thụ tại địa phương và chủ yếu là lợn lai, lợn ngoại phải nhập từ các tỉnh khác về để giết mổ tiêu thụ, vấn đề này đã gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi do tư thương ép giá dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ.

Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được triển khai thường xuyên và rộng khắp nên hầu hết các sản phẩm động vật đưa ra thị trường đã được cơ quan thú y kiểm tra chặt chẽ, trên 90% số lượng gia súc được đưa vào giết mổ ở các cơ sở giết mổ tập trung.

Về đội ngũ cán bộ thú y, tính đến cuối năm 2012toàn tỉnh 558 thú y viên được cấp thẻ hành nghề. Nhìn chung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thú y viên còn rất thấp, số lượng thú y viên cơ sơ cấp chiếm tỷ lệ rất lớn (81,72%), trong khi đó,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chỉ có 11 thú y viên có trình độ đại học, cao đẳng, số lượng thú y viên có trình độ trung cấp chiếm 18,28%. Với chất lượng đội ngũ làm công tác thú y như hiện nay thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

(Nguồn: Chi cục Thu y, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)