• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
151
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

---

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: DHH 2012-06-16

Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Nguyễn Thanh Hùng

Huế, tháng 12/2014

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

---

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: DHH 2012-06-16

Xác nhận của cơ quan chủ quản Chủ nhiệm đề tài:

ThS. Nguyễn Thanh Hùng

Huế, tháng 12/2014

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(3)

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

I. THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU 1. Ths. Nguyễn Bá Tường, Chuyên viên Phòng TCHC 2. Ths. Nguyễn Mạnh Hùng, Chuyên viên Phòng TCHC 3. Ths. Lê Thị Kim Tuyến, Chuyên viên Khoa KT & PT

II. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Sở Nông nghiêp & PTNT tỉnh, Chi cục Thú Y tỉnh Thừa Thiên Huế và các trạm chăn nuôi thú y các huyện của tỉnh TT Huế

3. Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi tỉnh TT Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(4)

MỤC LỤC

PHẦNI. MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...13

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...19

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT ...19

1.1. Cơ sở lý luận...20

1.1.1. Lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt ...20

1.1.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi lợn trong nền kinh tế quốc dân...20

1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi lợn ...21

1.1.1.3. Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn ...23

1.1.2. Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt ...24

1.1.2.1. Phát triển...24

1.1.2.2.Phát triển bền vững...26

1.1.2.3. Phát triển chăn nuôi lợn thịt ...27

1.1.2.4. Nội dung phát triểnchăn nuôi lợn thịt...30

1.1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn ...32

1.2. Cở sở thực tiễn...36

1.2.1. Chăn nuôi lợn trên thế giới ...36

1.2.1.1. Tình hình sản xuất và thương mại thịt lợn trên thế giới ...36

1.2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở một số nước trên thế giới ...38

1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam...40

1.2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam ...40

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2005-2012...45

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế ...46

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(5)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...46

2.1.1.1. Vị trí địa lý...46

2.1.1.2 Một số đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ...46

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...48

2.1.2.1. Dân số và lao động ...48

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ...49

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ...51

2.1.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội ...51

2.2. Phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2005 – 2012 ...52

2.3. Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các đối tượng điều tra ...60

2.3.1. Điều kiện sản xuất và nguồn lực của các cơ sở điều tra...60

2.3.2. Phân loại các cơ sở chăn nuôi lợn thịt được điều tra...62

2.3.3. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra ...63

2.3.3.1. Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra ...63

2.3.3.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra...65

2.3.3.3. Chi phí đầu tư chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra ...67

2.3.3.4. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra ...70

2.3.3.5. Phân tích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt ...75

2.3.5. Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn thịt đối với phát triển kinh tế - xã hội – môi trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế...83

2.3.5.1. Về kinh tế...83

2.3.5.2. Về xã hội...84

2.3.5.3. Về môi trường...86

2.3.6. Tình hình dịch bệnh và xử lý dịch bệnh của các cơ sở điều tra ...89

2.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...91

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊTỞ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...94

3.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế...94

3.1.1. Quan điểm...94

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(6)

3.1.2. Định hướng ...95

3.1.3. Mục tiêu ...96

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế...97

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch ...97

3.2.1.1. Quy hoạch cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân ...97

3.2.1.2. Quy hoạch chăn nuôi lợn trang trại tập trung...98

3.2.1.3. Quy hoạch chăn nuôi gia trại, nông hộ...98

3.3.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật...98

3.3.2.1. Giải pháp về giống...98

3.3.2.2. Giải pháp về chuồng trại...100

3.3.2.3. Giải pháp về thức ăn...100

2.3.2.4. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền ...100

2.3.2.5. Giải pháp về thú y và môi trường...101

3.3.3. Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ ...103

3.3.3.1. Giải pháp về giết mổ, chế biến ...103

3.3.3.2. Tổ chức thị trường tiêu thụ ...103

3.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách...104

3.3.4.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ...104

3.3.4.2. Chính sách về đất đai...105

3.3.4.4. Chính sách về đầu tư và tín dụng ...105

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...107

1. Kết luận...107

2. Kiến nghị ...108

2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ...108

2.2. Đối với các cơ sở chăn nuôi ...109

TÀI LIỆU THAM KHẢO...109

PHỤ LỤC ...115

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(7)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Số lượng mẫu điều tra...5

Bảng 1.1. Tốc độ phát triển số lượng lợn và sản lượng thịt lợn ở nước ta giai đoạn 2001 – 2012 ...40

Bảng 2.1 Dân số, lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2012...49

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2012 ...50

Bảng 2.3. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2012 ...53

Bảng 2.4. Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2012 ...54

Bảng 2.5. Số lượng và chất lượng đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2012 ...56

Bảng 2.6. Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huếnăm 2012...57

Bảng 2.7. Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi năm 2012 ...58

Bảng 2.8. Tình hình cơ bản của các cơ sở điều tra ...61

Bảng 2.9. Phân loại cơ sở chăn nuôi điều tra theo phương thức và quy mô...62

Bảng 2.10. Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra ...64

Bảng 2.11. Nguồn cung giống lợn thương phẩm để nuôi thịt của các cơ sở điều tra ...65

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô ...66

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra phântheo phương thức chăn nuôi...67

Bảng2.14. Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra ...68

Bảng 2.15. Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo phương thức ...69

Bảng 2.16. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô chăn nuôi ...71

Bảng 2.17. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo phương thức chăn nuôi ...72

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(8)

Bảng 2.18. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo loại hình chăn nuôi ...73 Bảng 2.19. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo

giống lợn ...74 Bảng 2.20. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo

quy mô và phương thức chăn nuôi ...74 Bảng 2.21. Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-

Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật ...77 Bảng 2.22. Phân tổ mức hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt...78 Bảng 2.23. Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế

của tỉnh Thừa Thiên Huế ...83 Bảng 2.24. Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở điều tra ...84 Bảng 2.25. Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...85 Bảng 2.26. Quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều traphân theo quy mô

chăn nuôi...87 Bảng 2.27. Tình hình sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn của cáccơ sở điều tra ..88 Bảng 2.28. Đánh giá của người dân về ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn

tại tỉnh Thừa Thiên Huế...89 Bảng 2.29. Ma trận SWOT ...91 Bảng 3.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế đến năm 2020....96

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(9)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1. Tình hình xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều tra 87

Biểu 1.1. Sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới năm 2008 – 2012...36

Biểu 1.2. Sản lượng thịt lợn trên thế giới năm 1993-2011...37

Biểu 1.3. Các nước đứng đầu trong sản xuất thịt lợn trên thế giới ...37

Biểu 1.4. Thị phần các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu thịt lợn chínhtrên thế giới năm 2012...38

Biểu 2.1. Biến động số lượng và sản lượng lợn hơi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2012...55

Biểu 2.2. Đội ngũ cán bộ thu ý tỉnh Thừa thiên Huế năm 2012 ...59

Biểu 2.3. Phân phối tần suất chỉ số hiệu quả kỹ thuật...79

Biểu 2.4. Số lượng công trình Biogas tỉnh Thừa thiên Huế đến năm 2012 ...86

Biểu 2.5. Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại củacác loại dịch bệnh ở lợn ...90

Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới ... 27

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(10)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân

BCN Bán công nghiệp

CN Chăn nuôi

CN Công nghiệp

CN – XD Công nghiệp – Xây dựng

DT Diện tích

ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng

ĐVT Đơn vị tính

GT Giá trị

GTSX Giá trị sản xuất

HQKT Hiệu quả kinh tế

NQ Nghị quyết

NLN Nông lâm nghiệp

NN Nông nghiệp

NN và PTNT PTCN

Nông nghệp và phát triển nông thôn Phát triển chăn nuôi

QML Quy mô lớn

QMN Quy mô nhỏ

QMV Quy mô vừa

SX Sản xuất

TĐPT BQ Tốc độ phát triển bình quân

TS Thủy sản

TT Truyền thống

UBND Ủy ban nhân dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(11)

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài:Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Tỉnh Thừa Thiên Huế - Mã số:DHH 2012-06-16

- Chủ nhiệm đề tài:Ths. Nguyễn Thanh Hùng

Tel: 0914.024.989 E-mail: thanhhung@hce.edu.vn - Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:

+ Cơ quan: 1. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, Chi cục Thú Y tỉnh Thừa Thiên Huế và các trạm chăn nuôi thú y các huyện của tỉnh TT Huế 3. Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi tỉnh TT Huế

+ Cá nhân: 1. Ths. Nguyễn Bá Tường, Chuyên viên Phòng TCHC 2. Ths. Nguyễn Mạnh Hùng, Chuyên viên Phòng TCHC 3. Ths. Lê Thị Kim Tuyến, Chuyên viên Khoa KT & PT - Thời gian thực hiện: 01/01/2012 đến 31/12/2013

2. Mục tiêu:

- Hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt;

- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vững chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

3. Tính mới và sáng tạo:

Đề tài đã đưa ra quan điểm mới về phát triển chăn nuôi lợn thịt. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt được xem xét theo yêu cầu phát triển dựa trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Đề tài cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến phát triển chăn nuôi lợn thịt. Phân tích những mặt được và tồn tại trong phát triển chăn nuôi lợn thịt.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(12)

4. Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá và mô tả chi tiết về bức tranh phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế trên cả phương diện vĩ mô lẫn vi mô. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt của tỉnh trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ khoa học để xây dựng các chính sách phát triển chăn nuôi lợn thịt hiệu quả và bền vững.

5. Sản phẩm

- Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học - 01 bài báo đăng trên tạp chí Đại học Huế

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn thịt hiệu quả và bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tiến tiến, hiện đại.

- Tài liệu cho các cơ quan hoạch định chính sách của địa phương, học viên và sinh viên nghiên cứu, tham khảo.

- Địa chỉ ứng dụng: Các cơ quan liên quan và các cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 05 tháng 10 năm 2014

Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài

Ths. Nguyễn Thanh Hùng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(13)

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project title:Developing pig rearing in Thua Thien Hue province - Code number:DHH 2012-06-16

- Coordinator:MSc. Nguyễn Thanh Hùng

Tel: 0914.024.989 E-mail: thanhhung@hce.edu.vn - Implementing institution: College of Economics – Hue University

- Collaborative organizations and individuals:

+ Organizations: 1. Statistics Office of Thua Thien Hue

2. Thua Thien Hue Department of Agriculture and Rural Development, Thua Thien Hue Veterinary Division, and Veterinary and Animal Husbandry Stations in the districts of Thua Thien Hue

3. Thua Thien Hue Seeds Centre

+ Individuals: 1. MSc. Nguyễn Bá Tường, Office of Personnel and Administration

2. MSc. Nguyễn Mạnh Hùng, Office of Personnel and Administration

3. MSc. Lê Thị Kim Tuyến, Faculty of Economics and Development Studies

- Duration: from 01/01/2012 to 31/12/2013 2. Objectives

- Systematize and clarify theoretical and practical problems of pig rearing development;

- Assess the actual situation of pig rearing development in Thua Thien Hue province; Analyze key factors affecting the efficiency porker pig in Thua Thien Hue province;

- Suggest solutions for effective and sustainable development of pig rearing in Thua Thien Hue province.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(14)

3. Creativeness and innovativeness

The research project introduced a new view of pig rearing development. Pig rearing development was studied on the basis of the development requirement basing on social, economic and environmental aspects. The research project also identified the factors affecting the development of pig rearing, and analyzed the strengths and weaknesses of pig rearing development.

4. Research results

The study described, analyzed and evaluated the general picture of pig rearing development in Thua Thien Hue province at both micro and macro levels. Based on this, the study recommended solution groups for effective development of pig rearing in Thua Thien Hue province. The results of the study can serve as scientific bases for building policies for effective and sustainable pig rearing development.

5. Products

- A final report of the study

- 01 article published in Journal of Science, Hue University

6. Effectiveness, transfer alternatives of research results and applicability - Promoting effective and sustainable pig rearing development in Thua Thien Hue province in order to effectively explore the available resources, create jobs and enhance income for farmers, thus contributing to transformation of agricultural structure, especially husbandry structure in an advanced and modern way.

- For whom? The study report can be used as a reference document for local policy planning agencies, undergraduate and postgraduate students.

- Where? Stakeholders and pig rearing farms in Thua Thien Hue province.

October 5th, 2014

Organization in charge Project leader

MSc. Nguyễn Thanh Hùng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(15)

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Hai ngành này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để có một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cần phát triển đồng thời cả 2 ngành cân đối và bền vững. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm trên 21,9% và tăng trưởng bình quân hàng năm 6-7% năm giai đoạn 2001-2011 [8]. Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 75% tổng khối lượng sản phẩm.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súc như gạo, ngô, khoai, sắn và sản phẩm thuỷ sản rất lớn và đa dạng. Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt trên 30 vạn tấn, sản lượng cây có củ lấy bột trên 15vạn tấn.

Sản lượng lương thực tăng đã góp phần giải quyết nhu cầu lương thực của người dân, đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi của tỉnh. Theo quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi đạt 40% giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, tổng số đàn lợn đạt 405.200 con, tổng sản lượng thịt hơi đạt 43.758 tấn [44]. Việc đẩy mạnh phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng đàn lợn là vô cùng quan trọng, vì thịt lợn chiếm 80-85% sản lượng thịt hơi hàng năm của tỉnh.

Tuy vậy, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp; nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi còn hạn chế; thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi không ổn định; sản xuất gặp nhiều rủi ro;nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn; vấn đề ô nhiễm môi trường,… dẫn đến thu nhập của người chăn nuôi lợn thịt chưa cao và không ổn định, thiếu tính bền vững.

Trước bối cảnh đó, nhiều vấn đề được đặt ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển chăn nuôi lợn thịt?

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(16)

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợn thịt là gì?

- Để bảo đảm cho việc phát triển hiệu quả và bền vững ngành chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện những giải pháp nào?

Vì thế, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà khoa học. Nhưng các kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố chỉ đề cập từng khía cạnh, tập trung nhiều là các nghiên cứu về mặt kỹ thuật chăn nuôi, chưa có một nghiên cứu toàn diện và hệ thống về phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xuất phát từ đó, tôi chọn đề tài ‘‘Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế’’để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triểnchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2.Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn những những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt;

- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vững chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối tượng điều tra: các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn thịt; các đơn vị (tổ chức, cá nhân) liên quan đến đầu vào và đầu ra của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(17)

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung

Những vấn đề về tổ chức - quản lý và kinh tế - kỹ thuật đối với phát triển chăn nuôi lợn thịt hiệu quả và bền vững.

3.2.2. Về không gian

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, theo 03 vùng đại diện: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá ven biển.

3.2.3. Về thời gian

Phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt trong giai đoạn 2005-2012 và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:

4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thừa Thiên Huế là tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển nhất trong các loại hình chăn nuôi đa dạng. Đề tài sẽ căn cứ vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh để lựa chọn các khu vực tập trung nghiên cứu nhằm tiếp cận được toàn diện các loại hình, quy mô và phương thức chăn nuôi trên địa bàn. Vì vậy để phản ánh đúng thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt của tỉnh, chúng tôi tiến hành chọn 03 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái: đó là vùng đồi núi, vùng đồng bằng trung du và vùng đầm phá ven biển, mỗi vùng sinh thái này đều có những điều kiện thuận lợi và hạn chế khác nhau đối với hoạt động chăn nuôi lợn thịt. Vì vậy, khi chọn huyện nghiên cứu chúng tôi dựa theo các tiêu chí sau:

- Đại diện về quy mô, hình thức, loại hình chăn nuôi lợn

- Đại diện về vùng sinh thái (vùng đồi núi, đồng bằng trung du, đầm phá ven biển).

- Đại diện về vị trí địa lý so với Thành phố Huế

Trong mỗi huyện chúng tôi chọn 03 xã, mỗi xã chọn ra 30 cơ sở chăn nuôi đại diện để thu thập số liệu thực tế về tình hình chăn nuôi lợn thịt. Các cơ sở này được chọn ngẫu nhiên từ nhóm cơ sở chăn nuôi với các loại hình, quy mô và phương thức chăn nuôi khác nhau.

Cụ thể:

a. Huyện Nam Đông

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 huyện vùng đồi núi là Nam Đông và A Lưới, hoạt động chăn nuôi lợn ở hai huyện này phát triển tương đương nhau, năm 2012 số lượng đàn lợn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(18)

của huyện Nam Đông là 8.119 con và huyện A Lưới là 9.018 con, chiếm tương ứng là 3,52 và 3,92% tổng đàn lợn của cả tỉnh [12]. Trong hai huyện này chúng tôi chọn huyện Nam Đông để khảo sát vì vừa đại diện cho huyện có số lượng đàn lợn ít và có đầy đủ các quy mô chăn nuôi khác nhau, mặt khác giao thông đi lại thuận lợi hơn.Trong huyện Nam Đông chúng tôi cho 3 xã đại diện là Hương Phú, Hương Hoà và Thượng Long.

b. Thị xã Hương Thuỷ

Vùng đồng bằng trung du của tỉnh gồm các huyện, thị xã: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Lộc và Thành phố Huế. Trong đó Hương Thuỷ là một trong những địa bàn có hoạt động chăn nuôi lợn phát triển với đầy đủ loại hình, quy mô và số lượng trong các huyện đồng bằng trung du của tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2012 đàn lợn của huyện là 33.596 con, chiếm 14,6% trong tổng đàn lợn của tỉnh [12]. Trong Thị xã Hương Thuỷ chúng tôi chọn 3 xã Thủy Vân, Thủy Phù và Thủy Phương đại diện cho những địa phương dẫn đầu về phát triển chăn nuôi lợn trong những năm vừa qua để điều tra các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ.

c. Huyện Quảng Điền

Vùng đầm phá, ven biển của tỉnh bao gồm 2 huyện là Quảng Điền và Phú Vang. Số lượng đàn lợn ở hai huyện này có sự khác nhau đáng kể, năm 2012 đàn lợn của huyện Quảng Điền đứng thứ hai của tỉnh, ít hơn khoảng 12 ngàn con so với so với huyện Phú Vang nhưng có đầy đủ trang trại lợn nái, lợn thịt và đại diện cho huyện nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Huế. Ở huyện Quảng Điền hoạt động chăn nuôi lợn chỉ phát triển ở một số xã có đất đai rộng lớn, mật độ dân cư thấp như xã Quảng Vinh, Quảng Thái và Quảng Lợi, vì thế 3 xã này đã được lựa chọn để khảo sát.

4.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực và địa bàn đã nghiên cứu như: UBND tỉnh, Cục thống kê, Cục chăn nuôi, Sở NN và PTNTtỉnh, Chi cục thú y tỉnh, Phòng NN và PTNT của các huyện, các công báo của chính phủ, sách báo tài liệu có liên quan,...

- Đối với thông tin sơ cấp: Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (xác suất) để xác định các huyện, xã, các cơ sở chăn nuôi đại diện cho 3 vùng. Tổng số mẫu chúng tôi tiến hành khảo sát là 270 mẫu, trong đó mỗi huyện điều tra 90 mẫu, mỗi xã điều tra 30 mẫu. Thu thập thông tin bằng việc phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra theo bảng câu hỏi đã được lập sẵn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(19)

Bảng 1. Số lượng mẫu điều tra

Huyện

Trang trại Gia trại Hộ chăn nuôi nhỏ Số hộ

nuôi (*)

Số hộ điều tra

Số hộ nuôi (*)

Số hộ điều tra

Số hộ nuôi (**)

Số hộ điều tra

Quảng Điền 3 3 75 31 7.854 56

Nam Đông 3 3 17 6 1.603 81

Hương Thủy 2 2 39 13 5.336 75

Tổng cộng 8 8 131 50 14.793 212

Nguồn: (* ) Sở NN và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (**) Tổng điều tra NNNT và Thủy sản năm 2011 của Thừa Thiên Huế 4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hoá tài liệu điều tra theo các tiêu thức đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Việc xử lý, tính toán số liệu được tiến hành trên máy tính theo phần mềm thống kê ứng dụng.

Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá và điều tra bổ sung, thay thế một số phiếu điều tra không đạt yêu cầu. Số liệu điều tra được nhập vào máy tính (phần mềm Excel) để xử lý theo nội dung đã được xác định. Trong đó,các tiêu chí phân tổ căn cứ vào quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi,.... Mục đích của phân tổ nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.

4.5. Phương pháp phân tích:Phương pháp phân tích thống kê, hồi quy, tương quan, hàm sản xuất, kiểm định Anova, ...

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyết đối, số tương đối, số bình quân, dãy số thời gian,… kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích, nêu lên mức độ của hiện tượng (quy mô, cơ cấu đàn lợn, năng suất sản phẩm,…), tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng.

- Phương pháp hạch toán để đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt - Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên SFPF (Stochastic Frontier Production Function) để đo lường hiệu quả kỹ thuật.

Phát triển chăn nuôi lợn thịt là phát triển theo hướng bền vững, trong đó bền vững về kinh tế có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển. Điều này đòi hỏi các cơ sở

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(20)

chăn nuôi lợn thịt phải có các kỹ năng thực hành tốt (best practice) nhằm đạt được kết quả sản xuất lớn nhất. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, Đề tài đã phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá này chưa phản ánh chiều hướng tác động hay mức độ đóng góp của từng yếu tố đầu vào làm tăng kết quả chăn nuôi. Hơn thế nữa, năng lực thực hành của các chủ cơ sở chăn nuôi là một khái niệm tương đối rộng, vừa phản ánh trình độ sử dụng đầu tư các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt vừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố thuộc về đặc điểm chủ hộ và điều kiện kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong phần này tác giả vận dụng lý thuyết hiệu quả kỹ thuật nhằm phản ánh đầy đủ hơn về năng lực thực hành của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt.

Khái niệm hiệu quả kỹ thuật (TE-Technical Efficiency) được Farrell đưa ra vào năm 1957. Theo ông, hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng của một cơ sở sản xuất có thể tối đa hóa sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ nhất định[53].

Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết một cơ sở sản xuất (hãng, hộ, ...) có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí đầu vào cho một mức sản lượng nhất định.

Hiện nay, có 2 hướng tiếp cận để đo lường hiệu quả kỹ thuật, bao gồm: (1) hướng tiếp cận phi tham số (non – ParametricApproach) và (2) tiếp cận tham số(Parametric Approach)[50]. Theo hướng tiếp cận phi tham số, các nghiên cứu gần đây đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis). Trong khi đó, theo hướng tiếp cận tham số, mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên SFPF (Stochastic FrontierProduction Function) được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ưu điểm của phương pháp DEA là người nghiên cứu không cần xác định dạng hàm cụ thể, do đó ít mắc các sai lầm trong kết quả phân tích từ việc định dạng sai mô hình gây nên.

Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp DEA, các số liệu được đưa vào mô hình không được phép chứa các sai số ngẫu nhiên do phép đo lường. Điều đó có nghĩa là các thông tin về sản lượng đầu ra được ghi chép và sử dụng hoàn toàn chính xác. Trong một số ngành sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ như hiện nay,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(21)

việc ghi chép các thông tin chính xác về sản lượng và đầu vào thường không được chú trọng. Điều này đồng nghĩa rằng, hầu như chúng ta không có thông tin chính xác về sản lượng, do đó phương pháp DEA trở nên không phù hợp. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt vì nó có một số tính chất ưu việt nhất định.

a. Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được đề xuất độc lập bởi các tác giả Aigner, Lovell và Schmidt (1977) và Meeusen và Van den Broeck (1977). Hàm số này có dạng:

Yi= f(xi; β) exp(Vi- Ui), i=1,2,...N (1)

Trong đó: Yilà kết quả đầu ra (năng suất hoặc sản lượng) của quan sát thứ i; xi là ma trận yếu tố sản xuất đầu vào của quan sát thứ i; là tham số cần ước lượng. Hàm số này khác với hàm sản xuất truyền thống (hàm sản xuất xác định) ở chỗ là sai số ngẫu nhiên ở trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được chia làm hai thành phần: (1) thành phần Vi, đại diện sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và được giả định có phân phối chuẩn (iid) (v ~ N(0,σv2)) và độc lập với Ui; (2) thành phần Ui, đại diện cho tình trạng phi hiệu quả kỹ thuật (không đạt được mức sản lượng tối đa do sử dụng đầu vào không hiệu quả) được giả định lớn hơn hoặc bằng 0 (non-negative) và có phân phối nữa chuẩn (u ~|( N (0,u2)|). Nếu U=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên (frontier), tức đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có. Nếu U > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất biên (frontier), tức là kết quả đầu ra thực tế (Yi) thấp hơn kết quả đầu ra có thể đạt ở mức tối đa (Yi*) và hiệu số giữa Yi* và Yi là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp.

Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa kết quả đầu ra thực và kết quả đầu ra có thể đạt được ở mức tối đa. TE được ước lượng như sau:

/ * ( ; ) e x p ( ) / ( ; ) e x p ( ) e x p ( )

i i i i i i i

T E Y Y f x V U f x V U (2)

Để phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, chúng ta cần phải chọn dạng hàmf(xi;

β). Điều này có nghĩa là phương pháp tiếp cận theo tham số luôn đi kèm với một số yêu cầu về dạng hàm sản xuất. Một dạng hàm sản xuất tốt phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản như sau: (1) phản ánh được các quy luật kinh tế cơ bản, chẳng hạn như quy luật năng suất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(22)

cận biên giảm dần, quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng...Trong đó, quy luật năng suất cận biên giảm dần là quy luật kinh tế cơ bản nhất trong sản xuất của các đơn vị kinh tế; (2) tính đơn giản, dễ ước lượng và giải thích được kết quả là yêu cầu đầu tiên khi chọn dạng hàm; (3) kết quả dự đoán càng gần giá trị thực tế càng tốt; (4) các tham số ước lượng có thể kiểm định được. Đặc biệt, đối với phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, yêu cầu đối với việc chọn dạng hàm càng trở nên quan trọng.

Theo các nhà nghiên cứu, hàm sản xuất Cobb-Douglas hoặc Translog là rất phù hợp để sử dụng trong phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên [48], [62]. Tuy nhiên, so với dạng hàm Translog, hàm sản xuất Cobb-Douglas thường được sử dụng phổ biến hơn để đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế thông qua chỉ số hiệu quả kỹ thuật [48], [63].

Đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn, nhiều nghiên cứu gần đây đã sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên với dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích hiệu quả kỹ thuật, có thể kể đến như:

- Nghiên cứu của Khem R. Sharma, PingSun Leung, và Halina M. Zaleski (1996), “Hiệu quả chăn nuôi lợn công nghiệp ở Hawaii, Hoa Kỳ”[56]. Nghiên cứu này đã sử dụng đồng thời phương pháp DEA và hàm sản xuất biên ngẫu nhiễn để phân tích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn. Kết quả ước lượng hàm SFPF cho thấy, các biến thức ăn, lao động và các chi phí cố định khác đều có ảnh hưởng tích cực đến trọng lượng thịt xuất bán. Ngoài ra, các biến kinh nghiệm chăn nuôi và trình độ học vấn đều không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.

- Năm 2003, các tác giả S. Akter, M.A. Jabbar and S.K. Ehui đã thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam với đề tài, “Cạnh tranh và hiệu quả chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn ở Việt Nam” [64]. Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên gồm có các biến: giống; số ngày công lao động; số kg thức ăn; chi phí thú y; phương thức nuôi;

loại giống; tỷ lệ thức ăn thô; loại hình trang trại chăn nuôi (chăn nuôi tổng hợp); vùng sinh thái (Tây Bắc, Đông Bắc, và trung du miền núi phía bắc…). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoại trừ biến số tỷ lệ thức ăn thô, tất cả các yếu tố kể trên đều làm tăng lợi nhuận của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt. Các yếu tố: độ tuổi, tỷ lệ sử dụng đầu vào do Chính phủ hỗ trợ đều làm giảm hiệu quả.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(23)

- Một nghiên cứu khác của M. O. Adetunji và K. E. Adeyemo (2012) với tiêu đề “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở bang Oyo, Nigeria: Tiếp cận từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên”[61]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí giống, thức ăn và lao động có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả sản xuất. Theo kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả, hệ số gamma (γ) bằng 0,780 với độ tin cậy 99% phản ánh mô hình tồn tại phi hiệu quả kỹ thuật. Các nhân tố như giới tính, độ tuổi và quy mô hộ có tác động ngược chiều đến phi hiệu quả kỹ thuật, hay nói cách khác là các yếu tố này làm tăng hiệu quả kỹ thuật của các hộ chăn nuôi lợn.

- Một nghiên cứu gần đây được công bố trong năm 2013 của các tác giả Liborio S. Cabanilla, U-Primo E. Rodriguez, Antonio Jesus A. Quillóy (2013) với đề tài“Tăng trưởng chăn nuôi lợn và gia cầm theo hướng công nghiệp ở Philippine”[57].Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy, các yếu tố sản xuất như công lao động, chi phí giống, và thức ăn có ảnh hưởng tích cực đến trọng lượng thịt lợn sống (live weight). Ngược lại, yếu tố nguồn vốn tác động tiêu cực đến kết quả chăn nuôi lợn thịt. Các biến số thuộc về đặc điểm người chăn nuôi và điều kiện kinh tế - xã hội như:

tiếp cận tín dụng, tập huấn, có người thu mua thường xuyên, tiếp cận dịch vụ thú y và trình độ văn hóa của chủ cơ sở chăn nuôi đều ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và làm tăng hiệu quả kỹ thuật.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước đây, đồng thời dựa vào đặc điểm số liệu trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên với dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Mô hình có dạng như sau:

) ( 5 4 3 2 1

4 5 2 3

1 Vi Ui

i AX X X X X e

Y (3)

Logarit tự nhiên hai vế của mô hình (3), ta có:

i i j

ji j

i X V U

LnY  

 

5

1

0

(4) - Trong đó:

Yi- tổng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm của hộ thứ i (tạ/hộ).

X1i- chi phí giống của hộ thứ i (triệu đồng/hộ) X2i- chi phí thức ăn của hộ thứ i (triệu đồng/hộ) X3i– công lao động của hộ thứ i (công/hộ) X4i– chi phí thú y của hộ thứ i (triệu đồng/hộ)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(24)

X5i– quy mô đàn lợn thịt trong năm của hộ thứ i (con/hộ) βjlà các tham số cần ước lượng

- Các giả định về phân phối của Uivà Vi:

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có yêu cầu chặt chẽ về phân phối của sai số ngẫu nhiên Uivà Vinhư sau [49], [50], [55]:

+ Vicó phân phối chuẩn đối xứng với kỳ vọng bằng 0 và phương sai không đổi Vi~ N(0, σ2v)

+ Uicó phân phối chuẩn cụt với kỳ vọng lớn hơn 0 và phương sai không đổi Ui~ N+(0, σ2u) ~ N(U, σ2u)

+ Uivà Viđộc lập với nhau.

+ Hàm mật độ Ui≥ 0 được mô tả như sau:

2 ) exp(

2 ) 1

( 2

2

s u

U U

f

+ Hàm mật độ của Vi: 2 ) 2 exp(

) 1

( 2

2

s v

V V

f

với σs= (σ2v+ σ2u)1/2hay σ2s= σ2v+ σ2u đặt 2

2

s u

0 ≤ γ ≤1

+ Nếu γ ≈ 0, có nghĩa là phần sai số do phi hiệu quả kỹ thuật đóng góp trong tổng sai số là không đáng kể, và ta có thể kết luận là không có phi hiệu quả kỹ thuật [50], [54], [55].

+ Nếu γ ≈ 1, có nghĩa là phần phi hiệu quả kỹ thuật thắng thế trong tổng sai số ngẫu nhiên, và tồn tại tình trạng phi hiệu quả kỹ thuật [50], [54], [55].

a. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Uit trong công thức (4) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:

i ji j

i

i z

U

TIE 

6

1

0 (4)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(25)

Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i; Zj(j = 1, 2, …, 6) là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật, bao gồm:

Z1: Tuổi của chủ hộ (năm)

Z2: Trình độ văn hoá của chủ hộ (số năm đến trường) Z3: Kinh nghiệm nuôi lợn thịt của chủ hộ (năm) Z4: Số lượng lao động gia đình

Z5: Tập huấn

Z5= 1 nếu hộ có tham gia tập huấn Z5= 0 nếu hộ chưa tham gia tập huấn Z6: Tín dụng

Z6= 1 nếu hộ có vay vốn Z6= 0 nếu hộ không vay vốn

Số liệu được đưa vào phân tích trong mô hình hàm sản xuất là dạng dữ liệu chéo (cross-sectional data). Bộ số liệu này là kết quả điều tra từ 262 cơ sở chăn nuôi lợn thịt, trong đó có 212 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và 50 hộ chăn nuôi theo quy mô gia trại. Sự khác nhau về quy mô và tính chất công nghệ nuôi giữa 2 nhóm cơ sở chăn nuôi sẽ dẫn đến kết quả ước lượng sai lệch (bias estimation) nếu chúng ta xây dựng cùng một hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho 2 nhóm hộ kể trên. Chính vì vậy, mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên trong nghiên cứu này được thiết lập cho từng nhóm cơ sở chăn nuôi. Đối với các trang trại chăn nuôi lợn thịt, do số mẫu điều tra không đảm bảo phân phối chuẩn (chỉ có 8 trang trại), do đó chúng tôi không đưa vào phân tích.

Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng một bước (one-stage estimation) bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa MLE (Maximum Likelihood Estimations) với sự hỗ trợ Chương trình frontier 4.1 của Tim Coelli (2007).

4.6. Phương pháp ma trận phân tích SWOT

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợnthịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để từ đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững chăn nuôi lợn thịt trong những năm tới.

4.7. Phương pháp dự báo:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(26)

Được vận dụng nhằm đề xuất định hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và các nội dung có liên quan khác.

4.8. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển chăn nuôi lợn thịt

4.8.1. Các chỉ tiêu thể hiện quy mô, cơ cấu, tính biến động chăn nuôi lợn thịt Tổngsố đầu con; tổng trọng lượng xuất chuồng; tốc độ phát triển,…

4.8.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Thời gian nuôi đến khi xuất chuồng; trọng lượng bình quân 1 con xuất chuồng;

mức tăng trọng bình quân/ngày, trọng lượng giống nhập chuồng,…

4.8.3. Các chỉ tiêu thể hiện tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt -Chi phí trung gian: Chi phí giống, thức ăn, thú y, nhiên liệu, chi khác - Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí công lao động thuê ngoài - Lãi vay ngân hàng

4.8.4. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả chăn nuôi

* Các chỉ tiêu thể hiện kết quả [33]

+ Giá trị sản xuất (GO).

GO =

n

i

QiPi

1

Trong đó: GO là giá trị sản xuất; Qilà khối lượng sản phẩm thứ i và Pilà giá của sản phẩm thứ i tương ứng.

+ Giá trị gia tăng (VA).

VA = GO – IC

Trong đó: VA là giá trị gia tăng, GO là giá trị sản xuất và IC là chi phí trung gian.

+ Thu nhập hỗn hợp (MI).

MI = VA –(W+T+FF+D)

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp, VA là giá trị gia tăng, W là chi phí thuê lao động, T là thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, FF là chi phí khác về tài chính,D là khấu hao tài sản cố định.

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả [33]:

+ Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị sản xuất (GO/IC): Chỉ tiêu này cho

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(27)

biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất . - Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giới hạn nguồn lực chi phí .

- Hiệu suất chi phí trung gian theo thu nhập hỗn hợp (MI/IC): Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp .

4.8.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội và môi trường.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội như: số việc làm được tạo ra, thu nhập của lao động chăn nuôi lợn, tỷ lệ hộ nghèo đói, đóng góp của chăn nuôi lợn trong tổng thu nhập của hộ gia đình

Các chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của chất lượng môi trường như: số lượng công trình biogas, mức độ ô nhiểm môi trường, xử lý chất thải, hệ thống cấp nước và thoát nước dùng trong chăn nuôi lợn.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến ngành chăn nuôi lợn đã được tiến hành trên quy mô toàn quốc hoặc trong phạm vi nhỏ hơn. Các nghiên cứu đã làm rõ thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam về sản xuất, tiêu thụ và cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau:

- Phạm Vân Đình, Bùi Văn Trịnh (2005), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở Cần Thơ”

Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn, xác định kênh phân phối sản phẩm lợn thịt, mạng lưới đầu vào và đầu ra của người chăn nuôi, của người thương lái, của lò mổ, của người bán lẻ; đánh giá hiệu quả của các tác nhân tham gia vào kênh phân phối lợn thịt; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn thịt [15].

- Ngô Thị Thuận, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Tuấn Sơn và Cộng sự (2005),“Thương mại hóa sản phẩm lợn vùng đồng bằng Sông Hồng”. Công trình đã tập trung nghiên cứu ở một số tỉnh chăn nuôi nhiều lợn thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, đi sâu vào lĩnh vực tiêu thụ, kể cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu [37].

- Năm 2006, các tác giả Nguyễn Thuỳ Minh, Tomoyuki YUTAKA, Susumu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(28)

FUKUDA thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản đã thực hiện đề tài nghiên cứu “The Pork Consumption and Distribution in Urban Areas of Vietnam before WTO Accession - Phân phối và tiêu thụ thịt lợn tại các vùng đô thị ở Việt Nam trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO”. Đề tài đã tập trung phân tích kênh phân phối sản phẩm thịt lợn tại các vùng đô thị ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO, đồng thời lượng hoá những tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động chăn nuôi lợn và nhập khẩu thịt lợn [24].

- Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trần Thị Minh Hoàng, Bùi Minh Hạnh (2006), “Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu cực đồng bằng Sông Hồng”

Nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại; xác định một số yếu tố chi phí đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại bằng phương pháp phân tích hồi quy tương quan giữa một số thông số chi phí với tỷ suất lợi nhuận/chi phí; đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ở khu vực này [7].

- Phùng Thăng Long, Hoàng Mạnh Quân, Lê Đình Phùng (2007), “Hiện trạng và giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn thịt ở những hộ được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở huyện Quảng Trạch (quy mô chăn nuôi, cơ cấu đàn, giống, khả năng sinh trưởng, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt), xác định yếu tố hạn chế đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt là do chế độ dinh dưỡng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của con vật và đề xuất giải pháp khắc phục [22].

- Năm 2007, các tác giả Phạm Thị Mai Hương, Marcus Mergenthaler, Brigitte Kaufmann, Anne Valle-Zárat thuộc Trường Đại học Hohenheim, Cộng hoà Liên Bang Đức đã có công trình nghiên cứu về “Production and Marketing of Indigenous Pig Breeds in the Uplands of Vietnam – Sản xuất và tiêu thụ lợn bản địa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”. Các tác giả đã nghiên cứu các kênh tiêu thụ lợn Bản và lượng hoá lợi nhuận biên ròng của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung lợn Bản; phân tích hoạt động chăn nuôi các giống lợn Bản về khía cạnh kinh tế, đồng thời xác định vai trò của các giống lợn Bản và các mối quan hệ thương mại đối với hoạt động chăn nuôi lợn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(29)

và thu nhập của nông hộ [18].

- Bùi Văn Trịnh (2007) đã nghiên cứu đề tài“Xác định và hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt trên địa bàn tỉnh Cần Thơ”

Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt từ người nông dân chăn nuôi qua các thành viên trung gian tiêu thụ để đến người tiêu dùng, sử dụng cách tiếp cận cấu trúc, điều hành và thực hiện để phân tích kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Cần thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt ở Cần Thơ [40].

- Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự (2007), “Lợi thế so sánh của sản phẩm thịt lợn tại vùng đồng bằng sông Hồng”.

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hạch toán, so sánh và phân tích lợi thế so sánh (thông qua các chỉ số DRC, DRC/SER, lợi nhuận thực tế và lợi nhuận xã hội,…).

Lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn xuất khẩu được xác định thông qua chỉ tiêu chi phí các nguồn lực trong nước DRC. Lợi thế so sánh của sản xuất thịt lợn xuất khẩu được xem xét thông qua tỷ số DRC/SER. Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh của ngành hàng lợn xuất khẩu, nghiên cứu đã đưa ra ba kịch bản: Giá FOB của sản phẩm xuất khẩu giảm 5%-15%; nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi giảm 5%-15%; Giá thành sản xuất giảm 5% - 15% so với ban đầu nhờ tăng năng suất. Kết quả cho thấy, với mỗi kịch bản độc lập, sản phẩm thịt lợn vẫn có lợi thế so sánh [38].

- Lê Ngọc Hướng (2007), “Sử dụng hàm Logit trong nghiên cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định nuôi lợn của hộ nông dân huyện Vân Giang, tỉnh Hưng Yên”.

Nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định nuôi lợn của hộ, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó có những giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn ở Văn Giang. Nghiên cứu đã chạy hàm logit bằng phần mềm LIMDEP 7.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ quyết định có nuôi lợn hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ, mức độ tự tin về kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là thu nhập ngoài chăn nuôi lợn [19].

- Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự (2009), “Nghiên cứu các hình thức trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam”.

Nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở miền Bắc Việt Nam tồn tại 3 hình thức chính trong hợp tác chăn nuôi lợn: hợp đồng chính thống, hợp đồng không chính thống và chăn nuôi độc lập. Các hộ chăn nuôi có liên kết với tư thương có thu nhập cao hơn các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(30)

hộ không có liên kết và liên kết với HTX lại càng có ưu thế hơn. Chăn nuôi lợn ngoại chỉ phù hợp với các hộ có quy mô chăn nuôi từ trung bình trở lên [30].

- Nguyễn Thị Minh Hoà (2010), đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Đề tài cấp Đại học Huế.

Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích chuỗi cung thịt lợn ở tỉnh Nghệ An nhằm đưa ra giải pháp giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập, cụ thể là nghiên cứu cấu trúc chuỗi cung lợn thịt, nghiên cứu chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung thịt lợn, các mối quan hệ qua lại giữa các tác nhân trong chuỗi cung thịt lợn, đề xuất những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thịt lợn ở tỉnh Nghệ An [16].

- Trịnh Quang Tuyên và cộng sự (2010),“Một số giải pháp xử lý phân và nước thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung”.

Nghiên cứu đã xác định được phương pháp xử lý phân lợn và nước thải phù hợp trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung ở Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng được các mô hình chăn nuôi lợn trang trại áp dụng phương pháp xử lý phân và nước thải góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường [42].

- Đinh Xuân Tùng và công sự (2010),“Đánh giá lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn ở nước ta”

Nghiên cứu tập trung đánh giá lợi thế so sánh chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở chăn nuôi lợn ở 3 miền Bắc – Trung – Nam. Xác định và so sánh hiệu quả kinh tế giữa các quy mô chăn nuôi, giữa các loại hình chăn nuôi, giữa các giống nuôi và giữa các vùng. Kết quả chăn nuôi quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ ở hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Sử dụng ma trận chính sách (PAM) nhằm đánh giá lợi thế so sánh của việc sản xuất lợn thịt và tác động của chính sách. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong chăn nuôi lợn [43].

- Công trình nghiên cứu của Marina Petrovska (năm 2011), Bộ môn Kinh tế , Đại học Khoa học Nông nghiệp Swedish, Thụy Điển với đề tài: “Efficiency of pig farm production in the Republic of Macedonia - Hiệu quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn ở Cộng hòa Macedonia”. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích DEA theo hai mô hình DEACRS và DEAVRS. Kết quả phân tích đã tính được hiệu quả kỹ thuật trung bình TECRS = 0,75 và TEVRS = 0,9. Ngoài ra, có sự khác nhau về hiệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(31)

quả kỹ thuật giữa các trang trại quy mô nhỏ và quy mô lớn [59].

- Trần Đình Thao, Nguyễn Thị Minh Thu (2012), “Rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam”

Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam xuất hiện khá đa dạng cả về hình thức và mức độ thiệt hại. Có hai loại rủi ro trọng yếu đã và đang ảnh hưởng đến toàn bộ ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đó là rủi ro bệnh dịch và rủi ro thị trường. Đây là hai loại rủi ro hệ thống, mang tính tương quan và ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị chăn nuôi lợn. Các biện pháp quản lý rủi ro hiện thời đều là các chiến lược phi chính thống, tập trung chủ yếu vào khắc phục rủi ro thay vì phòng chống rủi ro.

Vì vậy để có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam, rất cần sự can thiệp của Chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro cho toàn chuỗi giá trị. Can thiệp của Chính phủ cần tập trung ưu tiên cho quản lý rủi ro bệnh dịch và rủi ro thị trường [32]

- Lê Ngọc Hướng, Nguyễn Duy Linh (2012),“Nghiên cứu nhằm định dạng các loại rủi ro và các chính sách quản lý rủi ro”.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro dịch bệnh và rủi ro thị trường là những loại rủi ro nghiên trọng nhất mà người chăn nuôi đang gặp phải ở tất cả các quy mô chăn nuôi.

Kết quả phân tích chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn cũng cho thấy trong số 62 văn bản pháp quy, có tới 53 văn bản được xếp vào nhóm phòng chống rủi ro. Tuy nhiên hệ thống văn bản này vẫn còn bộc lộ hai yếu điểm lớn là việc ban hành chính sách còn chậm; hệ thống chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ [20].

- Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu (2012),“Đá

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu tập trung phân tích tình hình phát triển nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Việt Nam, và mức độ rủi ro thị trường tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên,

Gắn liền với các khu rừng nguyên sinh là lưu vực các con sông lớn lắm thác, nhiều ghềng đá rất hoang sơ và hùng vĩ, Thừa Thiên Huế được thiên nhiên ưu

Theo kết quả nghiên cứu đa số khách hàng điều ưa chuộng việc hộ kinh doanh xây dựng một hệ thống kênh phân phối riêng cho sản phẩm thịt bò Vàng nội địa. Một

Nghiên cứu được tiến hành trên đàn lợn cái hậu bị và nái sinh sản dòng DVN1 và DVN2 nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp – Trung tâm Nghiên

Trong bài báo này, lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTH trong Holocen được minh chứng dựa trên những dẫn liệu về đặc điểm địa hình, địa mạo; Đặc điểm

Mục tiêu của giải pháp Bên cạnh sự phát triển về mặt quy mô, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc phát triển chất lượng các hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

i Sự cố quá tải chuồng nuôi Trong trường hợp số lượng lợn con sinh ra quá nhiều, chuồng nuôi không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của đàn lợn Kết luận: Sau khi trình bày các

Năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản giá so sánh năm 2010 đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%, Ứng dụng công nghệ cao để phát