• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp về kỹ thuật

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở

3.3.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

Trong chăn nuôi lợn thịt, giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, cần có hướng ưu tiên đầu tư để sản xuất đủ con giống đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài, cụ thể là:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các thành phần kinh tế hình thành các trại giống lợn cấp bố mẹ có quy mô từ 50 – 200 lợn nái để phục vụ nhu cầu giống cho địa phương mình, đồng thời quy hoạch trọng điểm để hỗ trợ đầu tư về nhiều mặt (cơ sở hạ tầng, nhân lực, con giống, kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, môi trường,…) nhằm xây dựng các vùng giống nhân dân phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Việc hình thành và phát triển các vùng giống nhân dân phải mang tính hiệu quả, bền vững và đảm bảo môi trường trong thời gian lâu dài.

- Đối với cơ sở sản xuất giống lợn: Đầu tư hỗ trợ với các cơ chế, chính sách phù hợp cho các thành phần tham gia sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh, trước mắt để sản xuất và dịch vụ cung ứng giống kịp thời nhằm giải quyết một phần nhu cầu giống tại chỗ, cần có chính sách đầu tư cho những đơn vị chủ lực làm công tác giống ban đầu (Công ty Cổ phần giống cây trồng vật nuôi, các trại giống có qui mô lớn…).

- Quản lý chặt chẽ và có quy hoạch phát triển các trại lợn nái bố mẹ, cơ sở nuôi nái ngoại và nái F1 thuộc Đề án Phát triển đàn lợn giống chất lượng cao trong nhân dân để cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu nuôi lợn thương phẩm có tỷ lệ nạc cao trong thời gian tới. Bên cạnh sử dụng lợn ngoại để tăng tỷ nạc của đàn lợn thịt trên địa bàn thị xã, cũng cần phải quản lý tốt có chọn lọc đàn lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt để tạo ra con lai F1 (nái Móng Cái lai với đực ngoại), việc dùng lợn cái lai F1 (1/2 máu ngoại) để làm nền tạo ra con lai F2 thương phẩm (3/4 máu ngoại) cũng là bước đi đúng đắn trong việc nâng dần tỷ lệ nạc của đàn giống thương phẩm hiện nay.

Kết quả phân tích và đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra ở chương 2 cho thấy, nuôi lợn F2 cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẵn so với lợn F1 và lợn ngoại, bởi lẽ lợn F2 có tính thích nghi rộng, chi phí đầu tư ở mức trung bình phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế, thêm nữa là nhu cầu thị trường về sản phẩm lợn thịt F2 là rất cao. Như vậy, trong thời gian tới ngành chăn nuôi của tỉnh nên bố trí cơ cấu nuôi 3 loại lợn thương phẩm (F1, F2, ngoại), trong đó F2 là đối tượng nuôi chủ lực.

- Tiến hành nhập một số giống ngoại hậu bị cấp bố mẹ về nuôi tại các trang trại lợn giống, vùng giống nhân dân nhằm chủ động đáp ứng một phần nhu cầu của người chăn nuôi về giống lợn nái ngoại và lợn thương phẩm hướng nạc trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, tuyên truyền vận động nông dân phát triển lợn nái lai F1 làm nền, phối giống đực ngoại sản xuất lợn F2 nuôi thương phẩm, tăng tỷ lệ nạc.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.3.2.2. Giải pháp về chuồng trại

Qua điều tra tại các cơ sở chăn nuôi lợn thịt cho thấy, phần lớn số chuồng trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế không được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, do đó không phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của đàn lợn thịt, đồng thời dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Giải pháp về phát triển chuồng trại trong thời gian tới phải đảm bảo một số nguyên tắc: xây dựng hệ thống chuồng trại phải cách biệt với nơi sinh hoạt, thông thoáng, an toàn vệ sinh thú y, đảm bảo phù hợp từng giai đoạn phát triển của lợn thịt, thuận tiện cho việc vệ sinh tiêu độc, có hệ thống xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với các trạng trại, việc xây dựng chuồng trại phải thực hiện theo các nguyên tắc (hoặc các mẫu thiết kế) và quy định của Bộ NN&PTNT.

Ngành chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế nên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông của tỉnh để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng các mô hình, mẫu chuồng trại đúng quy cách, hợp vệ sinh và phù hợp với quy luật phát triển của đàn lợn thịt.

3.3.2.3. Giải pháp về thức ăn

- Hỗ trợ và khuyến khích việc hình thành và phát triển các nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Tìm nguồn đối tác đầu tư để trong thời gian tới xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp nhằm chủ động dần nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh.

Tăng cường quản lý thức ăn công nghiệp đang lưu hành trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế ít nhất 1 năm 2 lần. Kiên quyết xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi lợn, đồng thời tạo điều kiện tốt để khuyến khích việc hình thành mạng lưới cung ứng, dịch vụ thức ăn có uy tín về chất lượng nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ về nhu cầu thức ăn công nghiệp cho người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, các địa phương bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây như ngô, cây họ đậu, khoai lang, cây thức ăn xanh, ...góp phần chủ động một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khắc phục dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập từ nơi khác.

2.3.2.4. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền Thông tin tuyên truyền:

Bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhằm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chuyển biến sâu sắc nhận thức tập quán của người chăn nuôi lợn, thay đổi dần tập quán chăn nuôi lạc hậu sang phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Phổ biến, tuyên truyền những kinh nghiệm, cách làm có hiệu quả của một số địa phương, chủ trang trại, hộ chăn nuôi về tổ chức sản xuất và phòng chống dịch bệnh.

Công tác khuyến nông:Cơ quan khuyến nông là lực lượng chủ lực và trực tiếp chuyển tải các thông tin khoa học kỹ thuật mới từ các đơn vị khoa học đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công đến người chăn nuôi một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Vì vậy, để người nông dân nhận thức, áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi lợn, xóa dần các thói quen sản xuất nhỏ và lạc hậu, chính quyền các cấp cần phải coi trọng công tác khuyến nông. Để đẩy mạnh công tác khuyến nông, ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau:

- Xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn thịt đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả cao.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất. Coi trọng việc đào tạo về quản lý trang trại, doanh nghiệp cho nông dân.

- Phát triển các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích về sản xuất chăn nuôi lợn để hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất chăn nuôi, hình thành mô hình “nông dân học từ nông dân”.

- Tổ chức các buổi thăm quan học tập, mở các buổi Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở, địa phương (hợp tác xã, xã,...) về thực hiện các mô hình có hiệu quả trong chăn nuôi, tiêu thụ ...trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường đầu tư kinh phí khuyến nông có trọng điểm, đặc biệt là trong việc hình thành các mô hình khuyến nông, dịch vụ khuyến nông có hiệu quả, từ đó thông qua các kênh thông tin tuyên truyền để nâng cao năng lực thực hành cho nông dân, hướng dẫn về kỹ thuật, tư vấn thị trường, nguồn vốn, ...để nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi lợn.

2.3.2.5. Giải pháp về thú y và môi trường

* Công tác thú y:

-Triển khai thực hiện tốt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2015.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn lợn. Phấn đấu đến năm 2015, mỗi vụ hàng năm, tiêm phòng vaccine các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại các địa phương (như tụ huyết trùng, dịch tả...) đạt 75 - 80% tổng đàn lợn, trong đó 100% đàn lợn ở các trang trại và gia trại được tiêm phòng.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát điều kiện chăn nuôi, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại. Kiểm tra liên hoàn và nghiêm túc từ sản xuất đến lưu thông tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm lợn thịt đưa ra thị trường phải được kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thú y.

- Phấn đấu đến năm 2015 Thừa Thiên Huế được phê duyệt là vùng an toàn dịch bệnh đối với dịch tả ở lợn.

- Cung ứng đầy đủ về số lượng và chủng loại các loại vaccine, thuốc thú y, hóa chất để phòng chống các loại dịch bệnh mới ở lợn đang phát triển tại các địa phương.

- Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới thú y cơ sở là “Ban chăn nuôi thú y cơ sở” (xã, phường, thị trấn). Nâng mức phụ cấp cho cán bộ, kinh phí phòng chống dịch bệnh hàng năm; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn như hiện nay.

- Tăng cường hệ thống thú y cả về năng lực và trang thiết bị hiện đại để thực hiện tốt việc kiểm tra, chẩn đoán xét nghiệm và điều trị có kết quả các bệnh thường gặp ở địa phương và một số bệnh mới phát sinh.

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật về thú y chuyên ngành, xây dựng các điểm trình diễn và nhân rộng có hiệu quả các mô hình về an toàn sinh học trong chăn nuôi.

* Giải pháp về môi trường

Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong phát triển chăn nuôi lợn, cần phải chú trọng một số vấn đề sau:

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với bảo vệ môi trường dưới nhiều phương thức như chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, chăn nuôi theo hệ thống nông nghiệp bền vững.

- Tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các mô hình an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn thịt, địa điểm xây dựng chuồng trại đảm bảo cách ly với nơi ở, nguồn nước sinh hoạt, trồng cây xanh bóng mát tạo môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, công trình khí sinh học, ...đảm bảo chuồng trại chăn nuôi không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo mô hình khép kín từ chuồng trại, con giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh,...để sản phẩm lợn thịt đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thú y.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp sản xuất chăn nuôi lợn vi phạm về vệ sinh thú y và môi trường theo quy định của Nhà nước.

- Hàng năm, ngành Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với ngành tài nguyên và môi trường, chính quyền cấp huyện và các đơn vị có liên quan tiến hành tổ chức đánh giá các tác động về môi trường trong chăn nuôi lợn để chủ động đưa ra những biện pháp phòng chống ô nhiễm có hiệu quả và lâu dài.

3.3.3. Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ