• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phát triển chăn nuôi lợn thịt

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt

1.1.2.3. Phát triển chăn nuôi lợn thịt

Nông nghiệp được xem là ngành sản xuất truyền thống của nước ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ở khu vực nông thôn, đồng thời đóng góp rất lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Để ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi các bộ phận cấu thành trong ngành (các chuyên ngành nông nghiệp) phải phát triển mạnh với một cơ cấu hợp lý. Như vậy, chăn nuôi lợn là ngành sản phẩm của ngành chăn nuôi và nằm trong hệ thống ngành nông nghiệp của nước ta, do đó phát

* Giảmđói nghèo

* Xây dựng thể chế

* Bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

* Đa dạng sinh học và thích nghi

* Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

* Ngăn chặn ô nhiễm hoá dân tộc

*Tăng trưởng

* Hiệu quả

* Ổn định

- Công bằng giữa các thế hệ - Sự tham gia của quần chúng

Kinh tế

hội

Môi trường - Công bằng giữa các thế hệ

- Mục tiêu trợ giúp việc làm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

triển chăn nuôi lợn thịt phải đặt trong sự phát triển của ngành chăn nuôi và trong tổng thể ngành nông nghiệp.

Mục tiêu tổng quát ở trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 đề ra là:“Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”. Theo đó, mục tiêu cụ thể đặt ra trong giai đoạn 2016 - 2020 là “Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền”[3]. Nội dung chiến lược cũng xác định: “Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường”[3].

Quan điểm về phát triển chăn nuôi được nêu rõ trong chiến lược PTCN đến năm 2020 là:“Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...”[9]. Với mục tiêu chung được đặt ra là:“Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu”[9]; “Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng”[9].

Theo Đề án Đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020 của Bộ NN&PTNT, mục tiêu chung được xác định là:“Phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với sự phát triển chăn nuôi các vật nuôi khác trong tổng thể các hoạt động chăn nuôi ở nước ta, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn trong nước và hướng tới xuất khẩu; nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm;

phát triển chăn nuôi lợn bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội”[4].

Trên cở sở các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành nông nghiệp và chăn nuôi, đồng thời dựa vào lý thuyết tăng trưởng và phát triển, chúng ta có thể khái quát một số vấn đề chính về phát triển chăn nuôi lợn thịt như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Phát triển chăn nuôi lợn thịt là sự tăng lên về mặt số lượng và chất lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về sản phẩm chăn nuôi lợn.

Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường:

+ Hiệu quả kinh tế: Phát triển chăn nuôi lợn thịt nhằm đảm bảo sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm với giá thành thành hạ, chất lượng sản phẩm tăng, nâng cao năng suất lao động của người chăn nuôi trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Hiệu quả xã hội: Phát triển chăn nuôi lợn thịt nhằm tạo việc làm, tận dụng lao động nông nhàn, tạo cơ hội tăng nguồn thu nhập, không ngừng cải thiện mức sống cho người nông dân.

+ Hiệu quả môi trường sinh thái: Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường do việc phát triển chăn nuôi quy mô lớn.

Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước:Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng phải theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Do đó, đi đôi với việc phát triển chăn nuôi lợn thịt phải chú ý mở rộng thị trường, trong đó bao gồm cả thị trường vốn, lao động, thị trường vật tư (đầu vào như giống, thức ăn gia súc,…) và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) cùng hệ thống các dịch vụ khác như dịch vụ thú y, dịch vụ khoa học kỹ thuật,...

Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh:Phát triển chăn nuôi lợn thịt được đặt trong sự phát triển tổng thể kinh tế nói chung và phát triển chăn nuôi của vùng, của địa phương. Vì vậy đẩy mạnh phát triển ngành nào, loại gia súc nào hoặc sản phẩm nào, tốc độ tăng trưởng bao nhiêu? Cần thiết phải tính đến lợi thế so sánh của nó, có như vậy mới phát huy được tiềm năng của vùng, của địa phương, mặt khác mới nâng cao được tính hiệu quả và bền vững của việc phát triển kinh tế.

Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:Chăn nuôi lợn thịt không thể phát triển nếu chỉ dựa trên phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lạc hậu mà cần phải hướng tới sản xuất hàng hoá theo quy mô phù hợp với trình độ thâm canh cao, kỹ thuật

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

công nghệ chăn nuôi tiên tiến như giống mới, thức ăn, thuốc thú y mới, … cho phép tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Theo đó, “Phát triển chăn nuôi lợn thịt là sự tăng lên cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu quả ngày càng cao, gắn liền với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường cũng như các yêu cầu về ổn định xã hội”.