• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp về chính sách

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở

3.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách

3.3.4.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Để đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi lợn trong bối cảnh hiện nay, đồng thời hoàn thành kế hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và 2020, ngành chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, cụ thể là:

- Tăng cường bổ sung biên chế nguồn cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi với cơ cấu đội ngũ hợp lý.

- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong tỉnh và nơi khác về phục vụ công tác phát triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban hành chế độ phụ cấp kinh phí và các điều kiện sinh hoạt khác cho các cán bộ làm công tác chăn nuôi. Đối với lực lượng khuyến nông viên làm công tác chăn nuôi, thú y cơ sở (xã, phường, thị trấn), có chính sách nâng cao phụ cấp lương nhằm tạo động lực làm việc, gắn với quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ này.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng cán bộ làm công tác quản lý và kỹ thuật của của đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nghiệp vụ; đi thăm quan học tập các mô hình liên quan đến tổ chức sản xuất chăn nuôi mang tính thiết thực và có hiệu quả trong và ngoài nước nhằm áp dụng tốt trong công tác triển khai chỉ đạo và chuyển giao kỹ thuật.

- Đào tạo, tập huấn thường xuyên các khóa học ngắn hạn về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng lực khuyến nông chăn nuôi cho cán bộ làm công tác khuyến nông, chăn nuôi và thú y cơ sở.

3.3.4.2. Chính sách về đất đai

- Vận dụng Điều 82 của Luật đất đai năm 2003, Điều 50, 69, 102 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và thu hồi đất để quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung với quy mô trang trại.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được thuê đất để đầu tư chăn nuôi lợn với thời gian ít nhất 30 – 50 năm trở lên. Trong một số trường hợp đất dành cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn mà chưa có nhu cầu sử dụng để xây dựng các công trình công cộng của địa phương thì UBND xã, phường và thị trấn có thể cho hộ gia đình, cá nhân thuê lập trang trại chăn nuôi lợn.

3.3.4.3. Chính sách về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng thâm canh công nghiệp. Vì vậy, việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Để thực hiện tốt vấn đề này, trước hết UBND tỉnh phải là cấp có thẩm quyền cao nhất trong việc đầu tư xây dựng vùng cơ sở sản xuất giống, sản xuất chế biến thức ăn, xây dựng vùng trang trại tập trung,…với quy mô và phạm vi lớn theo từng loại hình chăn nuôi.

Các địa phương cần bố trí hợp lý nguồn ngân sách và các nguồn khác (chương trình, dự án, …) để xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi đã quy hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương mình.

3.3.4.4. Chính sách về đầu tư và tín dụng

Cùng với các chính sách huy động sức dân đầu tư phát triển chăn nuôi, nguồn vốn được phân bổ từ trung ương, nguồn vốn ngân sách tỉnh, thị xã và các tổ chức khác phải được sử dụng hợp lý để xây dựng các chương trình trọng điểm về phát triển chăn nuôi lợn như chương trình phát triển đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi lợn trang trại, thành lập các hợp tác xã dịch vụ, hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất cho các lò mổ tập trung,…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ưu tiên việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh và địa phương để đầu tư hệ thống chuồng trại, con giống và các thiết bị để nuôi lợn giống ngoại (cấp ông bà, bố mẹ và đực sản xuất tinh). Giải quyết cho vay vốn và hỗ trợ lãi suất để xây dựng chuồng trại (đối với chăn nuôi trang trại), hỗ trợ một phần kinh phí (30-40%) và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học Biogas để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tăng cường vốn ngân sách của của tỉnh, của các địa phương và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án…cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung, cơ sở giết mổ và chế biến sản phẩm lợn thịt. Theo đó, các tổ chức và cá nhân đều được hưởng chính sách hỗ trợ để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng (các công trình điện, nước, giao thông, thủy lợi, xử lý chất thải,…), hỗ trợ lãi suất vay vốn trong 2-3 năm đầu, trợ giá giống lần đầu đối với giống lợn cấp ông bà và bố mẹ.

Thực hiện chính sách cho người chăn nuôi lợn vay vốn lãi suất thấp với thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất của lợn thịt; chính sách không thu thuế trong 5 năm đầu đối với tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất chăn nuôi, chế biến sản phẩm lợn thịt (theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn).

Có các quy định cụ thể về chính sách đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để khuyến khích nhân dân mạnh dạn đầu tư và chủ động phát triển chăn nuôi lợn thịt.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ