• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đội ngũ cán bộ thu ý tỉnh Thừa thiên Huế năm 2012

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Biểu 2.2. Đội ngũ cán bộ thu ý tỉnh Thừa thiên Huế năm 2012

chỉ có 11 thú y viên có trình độ đại học, cao đẳng, số lượng thú y viên có trình độ trung cấp chiếm 18,28%. Với chất lượng đội ngũ làm công tác thú y như hiện nay thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

(Nguồn: Chi cục Thu y, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tóm lại, bằng việc tổng hợp các số liệu thứ cấp kết hợp với phương pháp phân tích thống kê và phân tích kinh tế, chuyên đề đã mô tả khá chi tiết về thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu trên phương diện vĩ mô (ngành). Để làm sáng tỏ thêm bức tranh chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt tỉnh Thừa Thiên Huế chuyên đề sẽ đi sâu phân tích kết quả nghiên cứu, khảo sát các cơ sở chăn nuôi lợn thịt thông qua bộ số liệu sơ cấp.

2.3. Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các đối tượng điều tra 2.3.1. Điều kiện sản xuất và nguồn lực của các cơ sở điều tra

Trong chăn nuôi lợn, các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, kiến thức, kinh nghiệm, thị trường,…. là rất cần thiết. Những yếu tố này rất khác nhau ở mỗi cơ sở chăn nuôi lợn thịt và có ảnh hưởng lớn đến các quyết định, kết quả và hiệu quả SX kinh doanh.

Điều kiện sản xuất chủ yếu của các cơ sở điều tra được tổng hợp trong bảng 2.8.

Bình quân chung nhân khẩu của các cơ sở điều tra là tương đối cao, tương ứng với 5,38 người và không có sự khác biệt lớn về bình quân nhân khẩu giữa 3 nhóm.

Mặc dù bình quân nhân khẩu cao, nhưng bình quân lao động gia đình chỉ ở mức 2,54 lao động. Bên cạnh đó, độ tuổi của các chủ cơ sở chăn nuôi lợn thịt là tương đối trẻ, phần lớn độ tuổi của các chủ hộ tập trung ở tuổi 43 – 47. Trong 3 nhóm đối tượng điều tra thì các chủ trang trại có độ tuổi trẻ nhất (43,88 tuổi). Sự trẻ hóa về độ tuổi của các chủ trang trại là một trong những nhân tố hình thành nên hành vi chấp nhận rủi ro và có tính quyết đoán trong sản xuất.

Phần lớn các chủ cơ sở tham gia vào hoạt động chăn nuôi lợn đã học hết lớp 7.

So với khu vực nông thôn ở nước ta hiện nay thì chỉ tiêu này là khá cao và có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn. Nhìn vào bảng số liệu 2.8 ta thấy, trình độ văn hóa của các chủ trang trại cao hơn so với các chủ gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ.

Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức sản xuất. Theo kết quả điều tra, bình quân số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn thịt của các chủ cơ sở là 11,9 năm và có sự chênh lệch giữa 3 nhóm. Mặc dù các chủ trang trại có số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn thấp hơn so với các chủ hộ khác nhưng với ý chí vươn lên làm giàu, cộng với sự am hiểu về các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nên họ đủ khả năng để mở rộng quy mô sản xuất.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.8. Tình hình cơ bản của các cơ sở điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Trang

trại

Gia trại

Hộ chăn nuôi nhỏ

BQ chung 1. Thông tin về hộ điều tra

1. 1. Nhân khẩu Người 5,75 5,70 5,29 5,38

1. 2. Lao động gia đình LĐ 2,38 2,64 2,52 2,54

1. 3. Tuổi của chủ hộ Tuổi 43,88 46,76 47,18 47,00

1. 4. Số năm đến lớp của chủ hộ Năm 9,75 8,64 7,33 7,65

1. 5. Kinh nghiệm chăn nuôi lợn Năm 9,63 10,94 12,24 11,92 2. Điều kiện sản xuất của hộ

2.1. Diện tích chuồng trại m2 518,75 269,56 36,20 93,71

2.2. Số lượng ô Ô 21,88 13,82 3,57 6,01

2.3. Số năm sử dụng Năm 7,75 9,64 9,00 9,09

2.4. Tổng KPXD chuồng trại Tr.đ 162,50 82,07 12,77 30,04

2.5. Phương tiện, dụng cụ Tr.đ 3,12 1,85 1,67 1,75

2.6. Tổng nguồn vốn Tr.đ 405,00 90,52 12,80 38,81

- Nguồn vốn tự có Tr.đ 286,25 60,58 10,54 27,98

- Vốn vay Tr.đ 118,75 29,94 2,26 10,84

(Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy, bình quân diện tích chuồng trại của các cơ sở điều tra là khá lớn, là 93,71m2, trong đó chỉ tiêu này ở các trang trại là 518,75m2, cao gấp 1,92 lần so với các gia trại và 14,33 lần so với các hộ chăn nuôi nhỏ. Hầu hết chuồng trại chăn nuôi lợn được xây kiên cố, đặc biệt một số gia trại và trang trại đều trang bị hệ thống uống ước tự động cho lợn. Chính vì vậy, kinh phí xây dựng chuồng trại khá cao, bình quân là 30,04 triệu đồng, trong đó quy mô chăn nuôi trang trại là 162,50 triệu đồng, gia trại là 82,07 triệu đồng và hộ chăn nuôi nhỏ là 12,77 triệu đồng.

Khác với hoạt động trồng trọt, chăn nuôi lợn đòi hỏi vốn lớn để đầu tư các khâu sản xuất như: xây dựng chuồng trại, giống, thức ăn...Vì vậy, nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của các cơ sở chăn nuôi. Bình quân nguồn vốn của các cơ sở điều tra là 38,81 triệu đồng, trong đó nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng cao 72,09%. Đối với các trang trại, bình quân nguồn vốn dành cho hoạt động chăn nuôi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lợn là 405 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm 29,3%; các gia trại là 90,52 triệu đồng, các hộ chăn nuôi nhỏ là 12,80 triệu đồng và chủ yếu được hình thành từ vốn tự có.

Như vậy có hai vấn đề được đặt ra là: tiềm năng về vốn tự có của các cơ sở chăn nuôi rất dồi dào? Hay nhu cầu vay vốn cho sản xuất của họ là rất lớn? Thực tế các cơ sở chăn nuôi lợn có nhu cầu vay vốn là rất lớn, tuy nhiên, do tâm lý sợ rủi ro, bên cạnh đó thủ tục vay vốn thường phức tạp và lãi suất còn cao nên vốn vay còn hạn chế.

2.3.2. Phân loại các cơ sở chăn nuôi lợn thịt được điều tra

Trong điều kiện hiện nay khi khoa học ngày càng phát triển, nhu cầu thực phẩm của xã hội đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đã hình thành và phát triển các phương thức và quy mô chăn nuôi khác nhau tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở.

Qua điều tra thu thập số liệu của 270 hộ chăn nuôi lợn thịt đại diện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, dựa vào căn cứ phân loại đã được xác định, chúng tôi phân loại cơ sở điều tra theo các tiêu thức sau: phương thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi ở các cơ sở chăn nuôi lợn thịt khác nhau.

Bảng 2.9. Phân loại cơ sở chăn nuôi điều tra theo phương thức và quy mô

Tiêu chí Trang trại Gia trại Hộ CN nhỏ Tổng

- Công nghiệp 8 3 0 11

- Bán công nghiệp 0 47 76 123

- Truyền thống 0 0 136 136

Tổng 8 50 212 270

(Nguồn: Số liệu điều tra)

* Phương thức chăn nuôi

Trong tổng số 270 cơ sở điều tra có 11 cơ sở áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp, chủ yếu tập trung vào các cơ sở chăn nuôi lớn như trang trại và gia trại, đây là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, tỷ lệ sử dụng thức ăn 100%, thức ăn khi mua về không phải qua chế biến mà cho ăn trực tiếp, các giống lợn thường được sử dụng trong phương thức chăn nuôi cho chất lượng sản phẩm thịt tốt như các giống lợn lai F2, ngoại, chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công tác thú y phải thường xuyên đảm bảo.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Phương thức chăn nuôi BCN có 123 cơ sở chăn nuôi lợn thịt áp dụng trong tổng số 270 cơ sở điều tra (chiếm 45,6%). Đây là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa kinh nghiệm nuôi tuyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến. Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có như cám gạo, ngô, khoai, sắn, hèm bia,… kết hợp thức ăn công nghiệp đậm đặc với tỷ lệ khoảng 56,%, đồng thời sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp khoảng 7,8% nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển.

Phương thức chăn nuôi truyền thống có 136 hộ chiếm 50,4% chủ yếu tập trung vào những hộ có thu nhập thấp, họ ít đầu tư vào chăn nuôi nên yêu cầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa hoặc các phế, phụ phẩm của ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm là chính, thức ăn công nghiệp chỉ được sử dụng một tỷ lệ rất ít, khoảng dưới 10% để phối trộn với các loại thức ăn sẵn có khác.

Các giống lợn được nuôi theo phương thức này là các lợn F1, khả năng tăng trọng thấp, thời gian nuôi dài, tỷ lệ mỡ cao,…

* Quy mô chăn nuôi:

Quy mô trang trại, do số lượng còn hạn chế, toàn tỉnh chỉ có 12 trang trại với quy mô trên 100 con lợn thịt, các huyện mà chúng tôi tiến hành điều tra có 8 trang trại nên chúng tôi tiến hành điều tra cả 8 trang trại để nghiên cứu, đánh giá.

Quy mô gia trại đang có xu hướng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, với 50 cơ sở chăn nuôi được điều tra với quy mô từ 25 đến dưới 100 con lợn thịt.

Quy mô hộ chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các hộ chăn nuôi trong toàn tỉnh, có 212 hộ trên 270 cơ sở điều tra, với quy mô dưới 25 con lợn thịt.

Như vậy, chăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung vào nông hộ chiếm tỷ lệ 78,5%, chăn nuôi trang trại, gia trại đang có xu hướng tăng lên nhưng với tốc độ còn chậm. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi lợn thịt còn hạn chế, chưa nhiều. Thể hiện số cơ sở chăn nuôi theo phương thức công nghiệp chỉ có 08 cơ sở, còn lại chủ yếu là phương thức bán công nghiệp và truyền thống theo hướng sử dụng nguồn lực sẵn có là chính.

2.3.3. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra 2.3.3.1. Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra

Qua số liệu bảng 2.10 ta thấy, bình quân chung số lượng lợn thịt của các cơ sở điều tra là 53,63 con/cơ sở/năm, trong đó ở các trang trại là 341,13 con, gia trại là

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

114,28 con và hộ chăn nuôi nhỏ là 28,48 con. Phần lớn các cơ sở chăn nuôi lợn thịt đều nuôi lợn F1 và F2 là chủ yếu, đối với lợn ngoại đa số được nuôi ở các trang trại.

Sỡ dĩ tồn tại thực trạng này là do vốn sản xuất của các gia trại và nông hộ chăn nuôi nhỏ còn thiếu, cộng với khả năng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật còn kém nên không đủ khả năng để nuôi lợn nái ngoại.

Bảng 2.10. Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra (BQ cơ sở/năm)

ĐVT: Con Chỉ tiêu

Trang trại

Gia trại

Hộ chăn nuôi nhỏ

BQ chung

1. Quy mô đàn lợn nái trong năm 8,38 6,08 1,12 2,25

- Móng Cái 0,00 0,90 0,53 0,58

- F1 3,75 3,08 0,59 1,14

- Ngoại 4,63 2,10 0,00 0,53

2. Quy mô đàn lợn thịt có mặt thường xuyên 107,00 36,38 9,71 17,53

- F1 0,00 9,96 5,10 5,85

- F2 43,25 20,28 4,61 8,66

- Ngoại 63,75 6,14 0,00 3,03

3. Quy mô đàn lợn thịt xuất chuồng trong năm

341,13 114,28 28,48 53,63

- F1 0,00 31,02 15,02 17,53

- F2 130,38 63,70 13,46 26,23

- Ngoại 210,75 19,56 0,00 9,87

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Năm 2005, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai Đề án phát triển đàn lợn giống chất lượng cao và được người chăn nuôi hưởng ứng triển khai ở các địa phương và mang lại hiệu quả cao. Nhìn chung, nguồn cung giống lợn để nuôi lợn thịt chủ yếu là tự túc con giống chiếm 67,85%, số lượng giống mua ngoài chiếm 32,15%. Các cơ sở chăn nuôi lợn chủ động được nguồn giống sẽ tiếp kiệm được chi phí giống so với giống lợn mua ngoài.Đặc biệt, chất lượng giống được kiểm soát tốt, hạn chế được dịch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

bệnh và môi trường sống của lợn thịt không bị thay đổi nên khả năng tăng trọng nhanh.Đối với giống lợn thịt mua ngoài chất lượng con giống khó kiểm soát hơn và nguy cơ dịch bệnh cao hơn con giống tự túc.

Bảng 2.11. Nguồn cung giống lợn thương phẩm để nuôi thịt của các cơ sở điều tra (BQ hộ/năm)

Chỉ tiêu

Trang trại Gia trại

Hộ chăn nuôi nhỏ

BQ chung

SL % SL % SL % SL %

Số lợn thịt xuất chuồng trong năm

341,13 100,00 114,28 100,00 28,48 100,00 53,63 100,00

- Tự túc giống 199,38 58,45 101,46 88,78 14,89 52,28 36,39 67,85

- Mua ngoài 141,75 41,55 12,82 11,22 13,59 47,72 17,24 32,15

(Nguồn: Số liệu điều tra) 2.3.3.2. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra

Đây là chỉ tiêu trực tiếp cấu thành nên kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt.

- Xét theo quy mô: Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy bình quân số lứa lợn thịt nuôi trong năm là 2,58 lứa/năm. Khác với các gia trại và nông hộ chăn nuôi nhỏ, giống lợn được đưa vào nuôi thịt ở các trang trại chủ yếu là lợn ngoại (giống Yorkshire và Landrace), do đó tuổi nuôi thịt và trọng lượng nhập chuồng cao hơn nhiều. Mặt khác, sự gia tăng đầu tư thức ăn công nghiệp, đặc biệt một số trang trại sử dụng thức ăn chế phẩm sinh học nhằm tăng hệ thống miễn dịch, cộng với quy trình nuôi khép kín nên khả năng tăng trọng của lợn thịt rất nhanh, góp phần rút ngắn thời gian nuôi. Thực hiện phép kiểm định ANOVA từng cặp cho thấy, đa số các chỉ tiêu được kiểm định từng cặp đều có ý nghĩa thống kê, tức là các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa các nhóm hộ chăn nuôi lợn thịt là hoàn toàn khác nhau.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô (Tính bình quân 1 cơ sở)

Chỉ tiêu ĐVT

Trang trại

(I)

Gia trại (J)

Hộ CN nhỏ (K)

BQ chung

ANOVA (Post Hoc Multiple Comparisons)

I-J I-K J-K

Tuổi nuôi thịt Tháng 1,20 1,18 1,14 1,15 0,02ns 0,06ns 0,04ns (0,982) (0,833) (0,655) Trọng lượng giống Kg/con 13,13 10,96 10,76 10,87 2,17*** 2,37*** 0,20ns

nhập chuồng (0,000) (0,000) (0,456)

Thời gian nuôi thịt Tháng 3,25 3,40 3,67 3,61 -0,15ns -0,42* -0,27***

(0,757) (0,086) (0,005) Trọng lượng xuất Kg/con 76,75 70,16 62,85 64,61 6,59*** 13,90*** 7,31***

chuồng (0,001) (0,000) (0,000)

Số lứa nuôi trong năm Lứa 2,88 2,72 2,54 2,58 0,16ns 0,34ns 0,18**

(0,682) (0,136) (0,048) Mức tăng trọng BQ Kg/con 0,68 0,61 0,51 0,53 0,07** 0,17*** 0,10***

trong ngày (0,043) (0,000) (0,000)

Giá bán BQ 1kg lợn 1000đ 48,38 46,39 44,00 44,57 1,99** 4,38*** 2,39***

hơi xuất chuồng (0,018) (0,000) (0,000)

(Nguồn: Số liệu điều tra) Ghi chú: ***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa TK.

- Xét theo phương thức chăn nuôi: Do mức đầu tư không giống nhau nên giữa các hộ áp dụng phương thức chăn nuôi khác nhau, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được cũng không giống nhau. Số liệu tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo phương thức chăn nuôi thể hiện trong bảng 2.13, ta thấy do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, con giống tốt nên phương thức chăn nuôi công nghiệp có mức tăng trọng cao (0,69 kg/ngày). Phương thức chăn nuôi truyền thống chủ yếu được nuôi ở các hộ chăn nuôi nhỏ, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc không tốt nên mức tăng trọng chậm, thời gian nuôi một lứa kéo dài (3,69 tháng), trọng lượng xuất chuồng thấp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Chi phí đầu tư chăn nuôi lợn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho cả chu kỳ chăn nuôi lợn của các nông hộ. Việc xác định chính xác và đầy đủ về các khoản mục chi phí là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.

- Xét theo quy mô chăn nuôi:

Qua bảng số liệu 2.14 ta thấy, nếu tính chung cho cả 270 cơ sở chăn nuôi thì tổng chi phí sản xuất bình quân 100 kg lợn xuất chuồng là 3,78 triệu đồng, trong đó, trung gian chiếm 97,0%, các chi phí khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tổng chi phí sản xuất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chăn nuôi lợn thịt tính bình quân trên 100 kg lợn hơi giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau có sự chênh lệch, đặc biệt cơ cấu chi phí cụ thể trong chi phí trung gian.

Trong chi phí trung gian thì chi phí thức ăn chiếm lớn nhất, bình quân 2,25 triệu đồng, chiếm 61,39%, đặc biệt ở quy mô trang trại, chi phí thức ăn là 2,40 triệu đồng, còn ở quy mô hộ chăn nuôi nhỏ là 2,22 triệu đồng.

Bảng2.14. Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra (1000đ/100Kg)

Chỉ tiêu Trang trại (I) Gia trại (J) Hộ chăn

nuôi nhỏ (K) BQ chung Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng chi phí (TC) 4.210,93 100,00 3.776,67 100,00 3.765,74 100,00 3.780,96 100,00 1. Chi phí trung gian (IC) 4.044,01 96,04 3.643,70 96,48 3.659,09 97,17 3.667,65 97,00 1.1. Giống 1.452,60 35,92 1.140,46 31,30 1.347,50 36,83 1.312,27 35,78 1.2. Thức ăn 2.407,73 59,54 2.364,38 64,89 2.218,96 60,64 2.251,48 61,39

1.3. Thú y 89,75 2,22 53,28 1,46 24,72 0,68 31,94 0,87

1.4. Nhiên liệu 33,98 0,84 27,39 0,75 23,28 0,64 24,36 0,66

1.5. Chi phí khác 59,96 1,48 58,17 1,60 44,63 1,22 47,60 1,30

2. Khấu hao chuồng trại 47,52 1,13 87,22 2,31 91,28 2,42 89,23 2,36 3. Chi phí thuê lao động 61,37 1,46 11,86 0,31 0,00 0,00 4,01 0,11 4. Trả lãi vay 58,03 1,38 33,90 0,90 15,38 0,41 20,07 0,53

(Nguồn: Số liệu điều tra) Chi phí giống: đây là khoản chi phí tương đối lớn trong tổng chi phí chăn nuôi.

Đối với quy mô trang trại, chi phí giống là 1,45 triệu đồng, chiếm 35,92% trong chi phí trung gian và có sự chênh lệch giữa các quy mô. Sở dĩ như vậy là do chi phí giống mua ngoài rất cao, đối với lợn F1 là 84,5 nghìn đồng/kg, F2 là 92,58 nghìn đồng/kg và lợn ngoại là 100 nghìn đồng/kg, trong khi đó nếu tự túc được con giống thì sẽ tiết kiệm được khoảng 20-30% chi phí giống.

Trong tổng chi phí, chi phí thú y chiếm tỷ trọng không cao nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăn nuôi lợn thịt. Chi phí thú y được tính toán ở đây bao gồm:

vacxine phòng bệnh, thuốc tẩy trùng, thuốc điều trị bệnh khi lợn ốm. Chi phí thú y bình quân trên 100kg lợn hơi của các hộ điều tra là 31,94 nghìn đồng, trong đó ở các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trang trại là 89,75 nghìn đồng, ở các gia trại là 53,28 nghìn đồng và các hộ chăn nuôi nhỏ là 24,72 nghìn đồng. Có thể nói, quy mô chăn nuôi càng lớn thì công tác thú y càng được chú trọng và thực hiện rất tốt.

Lao động là yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động chăn nuôi lợn.

Nguồn lao động được sử dụng trong chăn nuôi lợn chủ yếu là lao động gia đình, ở các trang trại và gia trại có thêm lao động thuê ngoài nhưng rất ít. Lao động thuê ngoài làm việc theo hợp đồng dài hạn, với mức tiền công bình quân hàng tháng từ 2,5 triệu đến 3,0 triệu đồng/tháng.

- Xét theo phương thức chăn nuôi

Tổng chi phí sản xuất chăn nuôi lợn thịt tính bình quân trên100 kg lợn hơi giữa phương thức chăn nuôi công nghiệp có sự chênh lệch nhau nhiều với phương thức bán công nghiệp và hộ chăn nuôi nhỏ, cụ thể trong chi phí trung gian có có sự khác nhau rất rõ.

Bảng 2.15. Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo phương thức (1000đ/100Kg)

Chỉ tiêu

Công nghiệp (I)

Bán công nghiệp (J)

Truyền thống

(K) BQ chung

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng chi phí (TC) 4.232,80 100,00 3.760,63 100,00 3.762,80 100,00 3.780,96 100,00 1. Chi phí trung gian (IC) 4.015,41 94,86 3.665,84 97,48 3.641,15 96,77 3.667,65 97,00 1.1. Giống 1.430,33 35,62 1.228,61 33,51 1.378,39 37,86 1.312,27 35,78 1.2. Thức ăn 2.384,98 59,40 2.326,86 63,47 2.172,51 59,67 2.251,48 61,39

1.3. Thú y 103,23 2,57 34,85 0,95 23,54 0,65 31,94 0,87

1.4. Nhiên liệu 35,86 0,89 24,12 0,66 23,65 0,65 24,36 0,66

1.5. Chi phí khác 61,01 1,52 51,41 1,40 43,06 1,18 47,60 1,30

2. Khấu hao chuồng trại 76,92 1,82 71,83 1,91 105,96 2,82 89,23 2,36 3. Chi phí thuê lao động 71,17 1,68 2,45 0,07 0,00 0,00 4,01 0,11

4. Trả lãi vay 69,30 1,64 20,52 0,55 15,68 0,42 20,07 0,53

(Nguồn: Số liệu điều tra) Xét về cơ cấu chi phí đầu tư, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loại chi phí. Thức ăn được các cơ sở chăn nuôi sử dụng gồm có: thức ăn tinh (cám, gạo, bột ngô, khoai); thức ăn thô xanh (rau xanh); thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp dạng viên và thức ăn đậm đặc); thức ăn phụ phế phẩm (hèm bia và thực phẩm dư thừa). Bình quân chi phí thức ăn trên100 kg lợn hơi xuất chuồng của các hộ điều tra là 2,25 triệu đồng, chiếm 61,39% trong tổng chi phí, trong đó chi phí thức ăn mua ngoài là chủ yếu.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ