• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN

2.3. Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các đối tượng điều tra

2.3.3. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

2.3.3.4. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

Kết quả phân tích cho thấy giữa các phương thức chăn nuôi lợn thịt có mức đầu tư chi phí thức ăn khác nhau. Ở phương thức công nghiệp và bán công nghiệp do sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu, cộng với phương thức nuôi lợn cao sản theo hướng nạc nên chi phí thức cao hơn và có sự biệt với phương thức truyền thống.

Về chi phí con giống: Chi phí con giống cao hay thấp phụ thuộc vào loại giống, chất lượng và trọng lượng giống cũng như giá cả thị trường. Qua phân tích chi phí ta thấy giữa các phương thức chăn nuôi CN với BCN và giữa phương thức BCN và truyền thống có sự khác biệt rất lớn về chi phí giống do phụ thuộc và nguồn giống mua ngoài và giống tự có.

Về chi phí thú ý, nhiên liệu, khấu hao, trả lai vay, thuê lao động và chi phí khác ở từng cặp trong ba phương thức đa số đều có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kê cao.

Tổng hợp tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn theo quy mô và theo phương thức chăn nuôi là cơ sở để đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cở sở chăn nuôi.

Bảng 2.16. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô chăn nuôi (BQ 100 kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT

Trang trại

(I)

Gia trại (J)

Hộ CN nhỏ

(K) BQ chung

Phân tích phương sai

(ANOVA:Post Hoc Multiple Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 5.137,50 4.707,00 4.379,72 4.462,78 430,50*** 757,78*** 327,28***

(0,000) (0,000) (0,000)

2. VA 1000đ 1.093,49 1.063,30 720,62 795,13 30,19ns 372,86*** 342,68***

(0,922) (0,000) (0,000)

3. MI 1000đ 926,57 930,33 613,97 681,82 -3,75ns 312,60*** 316,35***

(0,999) (0,000) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,27 1,29 1,20 1,22 -0,02ns 0,07*** 0,09***

(0,700) (0,004) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,27 0,29 0,20 0,22 -0,02ns 0,07*** 0,09***

(0,700) (0,004) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,23 0,26 0,17 0,19 -0,02ns 0,06** 0,09***

(0,555) (0,022) (0,000)

(Nguồn: Số liệu điều tra) Ghi chú: ***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Chỉ số GO/IC bình quân của các cơ sở điều tra là 1,22 lần, tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì đem lai 1,22 đồng giá trị sản xuất, điều này phản ánh tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí trung gian. Như vậy, trong số 3 nhóm cơ sở chăn nuôi lợn thịt thì chăn nuôi theo quy mô gia trại (từ 25 – dưới 100 con) cho hiệu quả cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng chi phí sản xuất của các gia trại hiệu quả hơn so với các trang trại và hộ chăn nuôi nhỏ.

- Xét theo phương thức chăn nuôi

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra phân theo phương thức chăn nuôi được thể hiện qua bảng 2.17

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.17. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo phương thức chăn nuôi (BQ 100 kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT

Công nghiệp

(I)

Bán công nghiệp

(J)

Truyền thống

(K)

BQ chung

Phân tích phương sai (ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 5.181,82 4.551,22 4.324,63 4.462,78 630,60*** 857,19*** 226,59***

(0,000) (0,000) (0,000) 2. VA 1000đ 1.166,41 885,38 683,48 795,13 281,03*** 482,93*** 201,90***

(0,000) (0,000) (0,000) 3. MI 1000đ 949,02 790,59 561,83 681,82 158,43* 387,19*** 228,76***

(0,052) (0,000) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,29 1,24 1,19 1,22 0,05** 0,10*** 0,05***

(0,044) (0,000) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,29 0,24 0,19 0,22 0,05** 0,10*** 0,05***

(0,044) (0,000) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,24 0,22 0,16 0,19 0,02ns 0,08*** 0,06***

(0,546) (0,000) (0,000)

(Nguồn: Số liệu điều tra) Ghi chú: ***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Ta thấy chi phí sản xuất tính bình quân cho 100 kg lợn hơi ở các phương thức chăn nuôi có sự khác biệt lớn, ở phương thức công nghiệp thường nuôi chủ yếu giống lợn F2 và lợn ngoại nên giá bán sản phẩm cao hơn các giống lợn khác nên thu nhập hỗn hợp của phương thức này là cao nhất (949,02 nghìn đồng/100 kg lợn hơi) chỉ tiêu này thấp nhất là ở phương thức truyền thống (561,83 nghìn đồng/100 kg lợn hơi). Vì vậy hiệu quả thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí bỏ ra của phương thức chăn nuôi công nghiệp là cao nhất và có sự khác biệt giữa các phương thức chăn nuôi.

- Xét theo loại hình chăn nuôi:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.18. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo loại hình chăn nuôi (BQ 100 kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT

Tự túc con giống

(I)

Tự túc và mua giống

(J)

Mua giống

(K)

BQ chung

Phân tích phương sai (ANOVA: Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 4.469,29 4.500,00 4.433,87 4.462,78 -30,71ns 35,42ns 66,13ns (0,776) (0,604) (0,346) 2. VA 1000đ 909,82 816,43 627,06 795,13 93,39** 282,76*** 189,36***

(0,028) (0,000) (0,000) 3. MI 1000đ 795,38 690,45 522,10 681,82 104,93** 273,28*** 168,35***

(0,011) (0,000) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,26 1,22 1,17 1,22 0,03*** 0,09*** 0,06***

(0,005) (0,000) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,26 0,22 0,17 0,22 0,03*** 0,09*** 0,06***

(0,005) (0,000) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,22 0,19 0,14 0,19 0,04*** 0,09*** 0,05***

(0,002) (0,000) (0,000) (Nguồn: Số liệu điều tra) Ghi chú: ***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được phân theo 3 loại hình chăn nuôi, bao gồm: (1) tự túc con giống hoàn toàn, (2) tự túc và mua giống ngoài, (3) mua giống ngoài hoàn toàn, kết quả cho thấy nhóm hộ chăn nuôi theo loại hình tự túc con giống đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với 2 loại hình còn lại. Một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở nhóm (1) cao là do chủ động được nguồn giống nên chi phí con giống tự túc thấp hơn nhiều so với con giống mua ngoài. Đặc biệt, chất lượng giống được kiểm soát tốt, hạn chế được dịch bệnh và môi trường sống của lợn thịt không bị thay đổi nên khả năng tăng trọng nhanh.

- Xét theo giống lợn nuôi

Qua bảng 2.19 ta thấy giống lợn ngoại cho hiệu quả cao hơn so với lợn F2 và lợn F1 và có sự khác biệt lớn giữa giống lợn F1 và giống lợn F2, ngoại. Điều này được giải thích bởi lý do là nhu cầu tiêu dùng, sử dụng lợn thịt ngoại với tỷ lệ nạc cao để chế biến giò chả, nem là rất lớn, do đó giá cả đầu ra rất thuận lợi cho những cơ sở chăn nuôi lợn ngoại.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.19. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo giống lợn (BQ 100 kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT F1

(I)

F2 (J)

Ngoại (K)

F1+F2 (L)

BQ chung 1. GT sản xuất (GO) 1000đ 4.260,43 4.560,47 5.390,00 4.550,00 4.462,78 2. GT tăng thêm (VA) 1000đ 689,39 826,30 1.309,78 982,17 795,13

3. TN hỗn hợp (MI) 1000đ 583,13 715,22 995,06 926,10 681,82

4. GO/IC Lần 1,20 1,22 1,33 1,28 1,22

5. VA/IC Lần 0,20 0,22 0,33 0,28 0,22

6. MI/IC Lần 0,17 0,19 0,25 0,26 0,19

(Nguồn: Số liệu điều tra) - Xét theo quy mô chăn nuôi với phương thức nuôi

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô và phương thức chăn nuôi cho thấy chăn nuôi gia trại áp dụng theo phương thức công nghiệp đem lại hiệu quả nhất so với các quy mô chăn nuôi khác áp dụng các phương thức khác nhau.

Phương thức chăn nuôi công nghiệp của trang trại có kết quả và hiệu quả thấp hơn so với phương thức chăn nuôi CN của gia trại. Phương thức chăn nuôi BCN của gia trại cho hiệu quả cao hơn phương thức chăn nuôi BCN ở hộ chăn nuôi nhỏ.

Bảng 2.20. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo quy mô và phương thức chăn nuôi (BQ 100 kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu

Trang

trại Gia trại Hộ chăn

nuôi nhỏ Công

nghiệp

Công nghiệp

Bán công nghiệp

Bán công nghiệp

Truyền thống 1. GT sản xuất (GO) 5.137,50 5.300,00 4.669,15 4.478,29 4.324,63 2. GT tăng thêm (VA) 1.093,49 1.360,87 1.044,31 787,10 683,48

3. TN hỗn hợp (MI) 926,57 1.008,87 925,31 707,27 561,83

4. GO/IC 1,27 1,35 1,29 1,22 1,19

5. VA/IC 0,27 0,35 0,29 0,22 0,19

6. MI/IC 0,23 0,26 0,26 0,19 0,16

(Nguồn: Số liệu điều tra)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Qua kết quả phân tích ở bảng 2.20 ta thấy chăn nuôi theo qua mô gia trại đem lại hiệu quả cao nhất, đây là hướng đi đúng với định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tiếp theo nhằm giảm quy mô chăn nuôi hộ gia đình nhỏ, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi với quy mô gia trại với nguồn vốn vừa phải nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.