• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại củacác loại dịch bệnh ở

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Biểu 2.5. Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại củacác loại dịch bệnh ở

như tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy, đóng dấu, viêm phổi…Tuy nhiên, tỷ lệ chết do các loại bệnh này gây ra là khá thấp, dễ khống chế và kiểm soát được bệnh.

Nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của người chăn nuôi về mức độ xuất hiện của các loại dịch bệnh ở lợn và thiệt hại mà chúng gây ra, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến từ 270 chủ cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu. Việc đánh giá mức độ xuất hiện các loại dịch bệnh được thực hiện bằng cách cho điểm dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn với thang đo Li-kert 4 điểm, cụ thể là: 1=Không xuất hiện; 2=Ít khi xuất hiện; 3=Xuất hiện nhiều; 4=Thường xuyên xuất hiện. Đối với việc đánh giá mức độ thiệt hại do các loại dịch bệnh gây ra, nghiên cứu sử dụng thang đo Li-kert 5 điểm, cụ thể là: 1=Không có thiệt hại; 2= Thiệt hại rất nhỏ; 3=Thiệt hại nhỏ; 4=Thiệt hại lớn; 5=Thiệt hại rất lớn.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của người chăn nuôi được thể hiện qua màn hình ra-đa (rada screen). Nhìn vào màn hình ta thấy, phần lớn người chăn nuôi đều cho rằng bệnh tiêu chảy, phó thương hàn và tụ huyết trùng là 3 loại bệnh có tần suất xuất hiện rất lớn ở lợn, nhưng mức độ thiệt hại đối với 3 loại bệnh này thì không đáng kể. Trong khi đó, mặc dù mức độ xuất hiện dịch tai xanh là tương đối thấp nhưng thiệt hại mà nó gây ra là rất lớn, với mức điểm được đánh giá là 4,96 điểm. Theo nhận định của các chủ cơ sở sở chăn nuôi, dịch tai xanh là loại dịch bệnh rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động chăn nuôi lợn thịt.

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Trên cơ sở đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời thông qua việc phân tích tình thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên cả phương diện vĩ mô (ngành) lẫn vi mô (cơ sở chăn nuôi), chúng ta có thể nhận thấy một số điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này được thể hiện ở bảng ma trận SWOT (Strength - Weakness - Opportunity - Threat).

Bảng 2.29. Ma trận SWOT

SWOT

Cơ hội (O) Thách thức (T)

O1. Chính sách đổi mới phát triển nông nghiệp của Chính phủ.

O2. Chính phủ đã có Quyết định số 2194/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

O3. Có nhiều trường đại học đóng trên địa bàn tỉnh nên rất thuận lợi cho việc khảo nghiệm, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật.

T1. Giá cả mặt hàng lợn thịt và thịt lợn biến động liên tục.

T2. Giá cả thức ăn chăn nuôi luôn có xu hướng gia tăng qua các năm.

T3. Chất lượng thức ăn công nghiệp khó kiểm soát.

T4. Dịch bệnh luôn là rủi ro tiềm ẩn trong phát triển chăn nuôi lợn thịt.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

O4. Tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên Huế ổn định.

O5. Nhiều Chương trình, Đề án, Dự án và mô hình thí điểm từ các đơn vị, tổ chức đã và đang quan tâm đầu tư cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh TTH.

O6. Nhu cầu thị trường về sản phẩm thịt lợn ngày càng tăng.

T5. Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi lợn gây ra ngày càng nghiêm trọng.

Điểm mạnh (S) S – O S - T

S1. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi.

S2. Điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi lợn thịt.

S3. Chính quyền địa phương đang khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng gia trại và trang trại tập trung S5. Nguồn lao động dồi dào, cần cù và chịu khó; kinh nghiệm chăn nuôi lợn của người dân ngày càng được tích lũy nhiều.

S6. Các cơ sở chăn nuôi lợn thịt đã nhận được sự hỗ trợ của các Chương trình, Dự án để xây dựng hệ thống xử lý chất thải

- Kết hợp S1, S2, O1, O2, O3, O6: Nâng cao chất lượng đàn lợn thịt.

- Kết hợp S1, S2, S3, O2, O4, O6: Hình thành các vùng chăn nuôi lợn tập trung theo hướng gia trại và trang trại.

- Tận dụng điểm mạnh S3 để tối thiếu hóa thách thức T1.

- Phát huy điểm mạnh S1, S3, S6 để giảm thiểu thách thức T5

Điểm yếu (W) W - O W - T

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

W1. Chưa quy định rõ ràng những chính sách, cơ chế gắn với kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm.

W2. Chất lượng đàn lợn thịt vẫn còn thấp.

W3. Nguồn cung thức ăn công nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ngoại tỉnh.

W4. Hệ thống dịch vụ đầu ra chưa phát triển.

W5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác chăn nuôi còn thấp.

W6. Thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô chăn nuôi.

W7. Tâm lý sợ rủi ro của người chăn nuôi lợn thịt là nhân tố cản trở đến tiến trình phát triển chăn nuôi tập trung.

W8. Trình độ học vấn của người chăn nuôi lợn thịt vẫn còn thấp.

- Tận dụng các cơ hội O2, O3, O5 để khắc phục các điểm yếu W2, W3, W5, W8

- Khắc phục điểm yếu W3, W5 để tránh thách thức T3.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phải chấp thuận sự cạnh tranh trên cơ sở khai thác các lợi thế tiềm năng sẵn có ở từng khu vực và từng địa phương. Từ đó cần lựa chọn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt phù hợp với trình độ của các nông hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi lớn. Phát huy mọi nguồn lực tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế.

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt bảo đảm cho hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững. Phát triển chăn nuôi lợn thịt gắn với xay dựng nông thôn mới, bảo đảm phát triển cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp, gắn với tăng trưởng kinh tế của địa phương và khu vực, bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái, tạo thế cho đàn lợn phát triển ổn định và vững chắc trong phát triển chung của ngành nông lâm nghiệp toàn tỉnh. Phát triển chăn nuôi lợn thịt làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn.

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội. Phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt là khái niệm để chỉ các hoạt động nuôi trồng mang lại phúc lợi kinh tế cho con người, có tác động tốt về mặt xã hội và môi trường. Trong phát triển chăn nuôi bền vững, vấn đề bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, đất và mọi người xung quanh, đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ người tiêu dùng sản phẩm lợn thịt trên toàn thế giới (Chương trình nghị sự 21 của quốc gia). Như vậy, phát triển chăn nuôi lợn thịt theo quan điểm phát triển bền vững là phải đồng thời hướng đến ba mục tiêu chính:

bền vững về môi trường sinh thái; bền vững lợi ích kinh tế; và bền vững lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng. Tức là phát triển chăn nuôi lợn thịt của tỉnh phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và đảm bảo các vấn đề xã hội.

3.1.2. Định hướng

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt nằm trong chiến lược tổng thể phát triển sản xuất chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt phải gắn với công tác lai tạo và cải tạo chất lượng giống lợn theo hướng thịt.

- Đầu tư cho chăn nuôi lợn phải chú trọng đầu tư chiều sâu, là cơ sở cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong chăn nuôi.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn, mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững: bảo đảm tăng hiệu quả kinh tế mà không làm ảnh hưởng xấu đến phong tục tập quán, quan hệ xã hội và môi trường cảnh quang, có nguồn lực ổn định để tái sản xuất.

3.1.3. Mục tiêu

Căn cứ vào các kết quả phân tích, quan điểm và những định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt của tỉnh, tham khảo quy hoạch phát triển chăn nuôi của UBND tỉnh TT Huế, đề tài xây dựng một số chỉ tiêu, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh đến năm 2020 (Phụ lục bảng 3.1). Mục tiêu về tổng đàn đến năm 2020 là 405.170 con, trong đó lợn ngoại là 129.720 con, lợn nái 65.900 con (nái Móng Cái là 27.620 con, nái F1 là 28.570 con, nái ngoại là 9.710 con) và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 43.758.3 tấn.

Bảng 3.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế đến năm 2020

CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2013 2014 2015 2020

Tốc độ phát triển BQ năm (%)

2010-2015

2015-2020 1. Tổng đàn con 246.962 278.130 302.280 332.700 405.170 6,14 4,02 1.1 Lợn ngoại con 6.888 20.220 35.200 56.150 129.720 52,14 18,23 1.2. Lợn nái con 43.540 47.960 51.120 55.240 65.900 4,88 3,59

- Nái MC con 37.434 35.540 34.470 33.690 27.620 -2,09 -3,9

-Nái F1 con 5.469 10.100 13.310 16.620 28.570 24,89 11,44

- Nái ngoại con 637 2.320 3.340 4.930 9.710 50,57 14,52

2. Sản lượng

thịt lợn hơi Tấn 21.572 30.038,0 32.646,2 35.931,6 43.758,3 10,74 4,02 3. Giá trị sản

lượng

Tỷ

đồng 1.200,24 1.802,28 2.122,01 2.515,21 4.375,84 15,95 11,71 Nguồn: Quy hoạch phát triển chăn nuôi Thừa Thiên Huế đến năm 2020 của Sở Nông nghiệp NN&PTNT; Niên giám thống kê TT Huế 2012 và tính toán của tác giả

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên

Trong chăn nuôi lợn thịt, giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, cần có hướng ưu tiên đầu tư để sản xuất đủ con giống đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài, cụ thể là:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các thành phần kinh tế hình thành các trại giống lợn cấp bố mẹ có quy mô từ 50 – 200 lợn nái để phục vụ nhu cầu giống cho địa phương mình, đồng thời quy hoạch trọng điểm để hỗ trợ đầu tư về nhiều mặt (cơ sở hạ tầng, nhân lực, con giống, kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, môi trường,…) nhằm xây dựng các vùng giống nhân dân phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Việc hình thành và phát triển các vùng giống nhân dân phải mang tính hiệu quả, bền vững và đảm bảo môi trường trong thời gian lâu dài.

- Đối với cơ sở sản xuất giống lợn: Đầu tư hỗ trợ với các cơ chế, chính sách phù hợp cho các thành phần tham gia sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh, trước mắt để sản xuất và dịch vụ cung ứng giống kịp thời nhằm giải quyết một phần nhu cầu giống tại chỗ, cần có chính sách đầu tư cho những đơn vị chủ lực làm công tác giống ban đầu (Công ty Cổ phần giống cây trồng vật nuôi, các trại giống có qui mô lớn…).

- Quản lý chặt chẽ và có quy hoạch phát triển các trại lợn nái bố mẹ, cơ sở nuôi nái ngoại và nái F1 thuộc Đề án Phát triển đàn lợn giống chất lượng cao trong nhân dân để cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu nuôi lợn thương phẩm có tỷ lệ nạc cao trong thời gian tới. Bên cạnh sử dụng lợn ngoại để tăng tỷ nạc của đàn lợn thịt trên địa bàn thị xã, cũng cần phải quản lý tốt có chọn lọc đàn lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt để tạo ra con lai F1 (nái Móng Cái lai với đực ngoại), việc dùng lợn cái lai F1 (1/2 máu ngoại) để làm nền tạo ra con lai F2 thương phẩm (3/4 máu ngoại) cũng là bước đi đúng đắn trong việc nâng dần tỷ lệ nạc của đàn giống thương phẩm hiện nay.

Kết quả phân tích và đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra ở chương 2 cho thấy, nuôi lợn F2 cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẵn so với lợn F1 và lợn ngoại, bởi lẽ lợn F2 có tính thích nghi rộng, chi phí đầu tư ở mức trung bình phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế, thêm nữa là nhu cầu thị trường về sản phẩm lợn thịt F2 là rất cao. Như vậy, trong thời gian tới ngành chăn nuôi của tỉnh nên bố trí cơ cấu nuôi 3 loại lợn thương phẩm (F1, F2, ngoại), trong đó F2 là đối tượng nuôi chủ lực.

- Tiến hành nhập một số giống ngoại hậu bị cấp bố mẹ về nuôi tại các trang trại lợn giống, vùng giống nhân dân nhằm chủ động đáp ứng một phần nhu cầu của người chăn nuôi về giống lợn nái ngoại và lợn thương phẩm hướng nạc trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, tuyên truyền vận động nông dân phát triển lợn nái lai F1 làm nền, phối giống đực ngoại sản xuất lợn F2 nuôi thương phẩm, tăng tỷ lệ nạc.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.3.2.2. Giải pháp về chuồng trại

Qua điều tra tại các cơ sở chăn nuôi lợn thịt cho thấy, phần lớn số chuồng trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế không được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, do đó không phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của đàn lợn thịt, đồng thời dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Giải pháp về phát triển chuồng trại trong thời gian tới phải đảm bảo một số nguyên tắc: xây dựng hệ thống chuồng trại phải cách biệt với nơi sinh hoạt, thông thoáng, an toàn vệ sinh thú y, đảm bảo phù hợp từng giai đoạn phát triển của lợn thịt, thuận tiện cho việc vệ sinh tiêu độc, có hệ thống xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với các trạng trại, việc xây dựng chuồng trại phải thực hiện theo các nguyên tắc (hoặc các mẫu thiết kế) và quy định của Bộ NN&PTNT.

Ngành chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế nên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông của tỉnh để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng các mô hình, mẫu chuồng trại đúng quy cách, hợp vệ sinh và phù hợp với quy luật phát triển của đàn lợn thịt.

3.3.2.3. Giải pháp về thức ăn

- Hỗ trợ và khuyến khích việc hình thành và phát triển các nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi. Tìm nguồn đối tác đầu tư để trong thời gian tới xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp nhằm chủ động dần nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh.

Tăng cường quản lý thức ăn công nghiệp đang lưu hành trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế ít nhất 1 năm 2 lần. Kiên quyết xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi lợn, đồng thời tạo điều kiện tốt để khuyến khích việc hình thành mạng lưới cung ứng, dịch vụ thức ăn có uy tín về chất lượng nhằm đáp ứng ngày càng đầy đủ về nhu cầu thức ăn công nghiệp cho người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, các địa phương bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây như ngô, cây họ đậu, khoai lang, cây thức ăn xanh, ...góp phần chủ động một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khắc phục dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập từ nơi khác.

2.3.2.4. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền Thông tin tuyên truyền:

Bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhằm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chuyển biến sâu sắc nhận thức tập quán của người chăn nuôi lợn, thay đổi dần tập quán chăn nuôi lạc hậu sang phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Phổ biến, tuyên truyền những kinh nghiệm, cách làm có hiệu quả của một số địa phương, chủ trang trại, hộ chăn nuôi về tổ chức sản xuất và phòng chống dịch bệnh.

Công tác khuyến nông:Cơ quan khuyến nông là lực lượng chủ lực và trực tiếp chuyển tải các thông tin khoa học kỹ thuật mới từ các đơn vị khoa học đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công đến người chăn nuôi một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Vì vậy, để người nông dân nhận thức, áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi lợn, xóa dần các thói quen sản xuất nhỏ và lạc hậu, chính quyền các cấp cần phải coi trọng công tác khuyến nông. Để đẩy mạnh công tác khuyến nông, ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau:

- Xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn thịt đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả cao.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất. Coi trọng việc đào tạo về quản lý trang trại, doanh nghiệp cho nông dân.

- Phát triển các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích về sản xuất chăn nuôi lợn để hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất chăn nuôi, hình thành mô hình “nông dân học từ nông dân”.

- Tổ chức các buổi thăm quan học tập, mở các buổi Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở, địa phương (hợp tác xã, xã,...) về thực hiện các mô hình có hiệu quả trong chăn nuôi, tiêu thụ ...trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường đầu tư kinh phí khuyến nông có trọng điểm, đặc biệt là trong việc hình thành các mô hình khuyến nông, dịch vụ khuyến nông có hiệu quả, từ đó thông qua các kênh thông tin tuyên truyền để nâng cao năng lực thực hành cho nông dân, hướng dẫn về kỹ thuật, tư vấn thị trường, nguồn vốn, ...để nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi lợn.

2.3.2.5. Giải pháp về thú y và môi trường

* Công tác thú y:

-Triển khai thực hiện tốt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2015.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ