• Không có kết quả nào được tìm thấy

Điều kiện kinh tế xã hội

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở TỈNH THỪA THIÊN

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Năm 2012, dân số của tỉnh có 1.115.523 người (545.972 nam; 557.164 nữ). Về phân bố, có 538.791 người sinh sống ở thành thị và 576.732 người sinh sống ở vùng nông thôn, chiếm 51,7%. So với năm 2005, dân số thành thị tăng lên đáng kể, tăng 51,7%, tức tăng 183.982 người. Mật dộ dân số 219,2 người/km2 [12].

Năm 2012, lực lượng lao động của tỉnh 625.460 người, chiếm 56,07% dân số, trong đó lao động nông thôn chiếm 49,0%. Tuy dân số giảm nhưng tổng lao động của tỉnh năm 2012 so với năm 2005 tăng 21,4% [12].

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.1 Dân số, lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2012

STT CHỈ TIÊU ĐVT

Năm 2005 Năm 2012

So sánh

(%) Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng ( người)

Tỷ trọng

(%)

I Tổng dân số Người 1.134.480 100,0 1.115.523 100,0 98,3 1 Phân theo thành thị, nông thôn

1.1 Thành thị Người 354.809 31,3 538.791 48,3 151,9

1.2 Nông thôn Người 779.671 68,7 576.732 51,7 74,0

2 Phân theo giới tính

-2.1 Nam Người 556.380 49,0 551.650 49,5 99,1

2.2 Nữ Người 578.100 51,0 563.873 50,5 97,5

II Tổng lao động 515.248 100 625.460 100 121,4

1 Phân theo thành thị, nông thôn

1.1 Thành thị Người 155.960 30,3 319.263 51,0 204,7

1.2 Nông thôn Người 359.288 69,7 306.197 49,0 85,2

2 Phân theo giới tính

2.1 Nam Người 258.654 50,2 320.379 51,2 123,9

2.2 Nữ Người 256.594 49,8 305.081 48,8 118,9

( Nguồn: Niêm giám thống kê 2005, 2012) 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 503.320,5 ha bao gồm các loại đất được thể hiện qua

Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 390.889,8 chiếm 77,7% trong tổng diện tích đất tự nhiên, so với năm 2005 tăng 35,6%, chủ yếu DT đất lâm nghiệp tăng 38,0%

và diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 25,4%. Trong tổng DT đất tự nhiên, DT SX nông nghiệp chiếm 11,9% và phân bố chủ yếu ở các xã đồng bằng huyện Phong Điền, Phú Vang, Hương Trà, Phú Lộc và Quảng Điền (các huyện này chiếm trên 70% DT đất SX nông nghiệp toàn tỉnh).

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 còn chiếm tỷ trọng khá cao 4,3%, trong đó đất bằng của tỉnh chưa sử dụng còn rất lớn hơn 5.804,3 ha. Đây là tiềm năng to lớn để địa phương có thể mở rộng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác có giá trị.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2012

STT CHỈ TIÊU

Năm 2005 Năm 2012

So sánh (%) Diện tích

(ha)

Tỷ trọng

(%)

Diện tích (ha)

Tỷ trọng

(%) Tổng diện tích tự

nhiên

505.398,9 100,0 503.320,5 100,0 99,6

1 Đất nông nghiệp 288.188,2 57,0 390.889,8 77,7 135,6

1.1 Đất sản xuất NN 47.752,0 9,4 59.890,1 11,9 125,4

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 235.341,2 46,6 324.673,4 64,5 138,0

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5.095,0 1,0 6.009,1 1,2 117,9

1.4 Đất nông nghiệp khác - 317,2 0,1

2 Đất phi nông nghiệp 35.218,1 7,0 91.026,2 18,1 258,5

3 Đất chưa sử dụng 181.992,6 36,0 21.404,5 4,3 11,8

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 18.952,3 3,7 5.804,3 1,2 30,6

( Nguồn: Niêm giám thống kê 2005, 2012)

Thừa Thiên Huế gặp thuận lợi là có các loại đất rất đa dạng, nguồn nước dồi dào, phù hợp cho nhiều loài thực vật phát triển là cơ sở cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện; trong đó có việc phát triển sản xuất thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm (ở những vùng đất cát, đất màu và các vùng đất đỏ vàng). Đất đai tuy đa dạng nhưng không tập trung thành vùng lớn, hơn nữa địa hình chia cắt, đồi dốc nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng để phát triển chăn nuôi. Mặt khác trong những năm qua công tác quy hoạch quỹ đất phát triển chăn nuôi chưa được các cấp, ngành quan tâm, do đó quỹ đất này đến nay hầu như không đáng kể. Đây là một trong những khó khăn cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi trang trại, gia trại để phát triển chăn nuôi lợn trong những năm tới.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh tạo thành trục xương sống của hệ thống giao thông trong tỉnh. Các hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông khá hợp lý.

Tỷ lệ nhựa, bê tông ngày càng tăng 94,6% số xã có đường trục xã, liên xã; 97,3% xã có đường trục thôn được nhựa và bê tông hóa. Tuy nhiên, giao thông đường ngõ, xóm ở nông thôn chất lượng còn hạn chế. Đáng chú ý là hệ thống giao thông đến tận cấp thôn được chú trọng phát triển mạnh với 98,3% số thôn ô tô đi đến được. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi về cơ sở hạn tầng giao thông nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới [13].

- Thủy lợi: Nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2011, tỷ lệ xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh là 58,6%; toàn tỉnh có 284 trạm bơm nước, bình quân 1 xã có 2,5 trạm bơm nước. Chiều dài kênh mương thủy lợi do xá và hợp tác xã quản lý là 1.946 km [13]

- Hệ thống điện: Năm 2011, toàn tỉnh có 100% số xã có điện, 827 thôn có điện, đạt 99,8% tổng số thôn; có 149.019 hộ nông thôn sử dụng điện, đạt tỷ lệ 99,6%. Chất lượng cung cấp điện ngày càng ổn định, giá điện ở vùng nông thôn từng bước được cải thiện [13].

2.1.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển chung của cả nước, ThừaThiên Huế cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Thời kỳ 2005 -2012 Kinh tế Thừa Thiên Huế tăng trưởng cao và liên tục, bình quân hàng năm tăng 12,0%. Tốc độ tăng cao nhất là ngành công nghiệp và xây dựng, bình quân hàng năm tăng 14,5%, thứ đến là dịch vụ tăng 13,0% và cuối cùng là Nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đáng kể, tỷ trọng của nhóm ngành CN-XD tăng lên và sự giảm đi tương đối của nhóm ngành nông lâm nghiệp và TS.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Mặc dù tỷ trọng trong GDP giảm nhưng giá trị tuyệt đối nhòm ngành NLN và TS của tỉnh tăng rõ rệt, So với năm 2005, GDP ngành NLN và TS năm 2012 tăng 1.283,8 tỷ đồng, tuy nhiên, quá trình chuyển dịch còn chậm và thiếu ổn định.

Sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ tăng bình quân 2,9%/năm trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2012. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 so với năm 2005 (theo giá cố định 2010) tăng 691,2 tỷ đồng, trong đó GTSX chăn nuôi tăng 97,5 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2005-2012 mỗi năm tăng 13,9 tỷ đồng. Mặc dù mức tăng không lớn, nhưng kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể và chuyển biến rõ nét, một bộ phận SX nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang SX hàng hoá; cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển biến mạnh, bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả.