• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU

2.3.7. Công tác hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên

Bảng 2.21. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác quản lý các hoạt động Kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Nội dung đánh giá Điểm

TB Đánh giá

Ngành đã ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận

lợi cho công tác quản lý nhà nước về du lịch 3,35 Có quan tâm nhưng ở mức độbình thường Công tác phối hợp các ban ngành trong việc quản lý

các đơn vị kinh doanh du lịch hiện nay là hiệu quả 3,4 Công tác phối hợp tương đối tốt Đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào

công tác quản lýdu lịch 3,45 Cóứng dụng ởmức

trung bình

Nguồn:Điều tra, khảo sát của tác giả 2.3.7. Công tác hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Thừa

- Vhp tác quc tế:

+ Thông qua các chương trình làm việc với các đoàn ngoại giao Nhật Bản, Thái Lan, Sở Du lịch đã hợp tác với hai tỉnh Kyoto, tỉnh Gi-fu (Nhật Bản) về phát triển du lịch và xúc tiến du lịch với một sốnội dung: trao đổi các đoàn Farmtrips và Press trips nhằm giới thiệu du lịch điểm đến, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗtrợ lẫn nhau trong hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch điểm đến cho nhau.

+ Sở Du lịch còn hợp tác với Tổng cục Du lịch Thái Lan, chính quyền thành phố Băng Cốc, Hội doanh nhân Thái - Việt, chính quyền tỉnh Udon Thani, Hiệp hội Du lịch Chiangmai - Thái Lan để giúp các doanh nghiệp các tỉnh miền Trung đặc biệt là 03 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có cơ hội đến khảo sát, hợp tác khai thác tuyến du lịch và gặp gỡ, làm việc, tìm hiểu, trao đổi thông tin, ký kết hợp tác nhằm đẩy mạnh việc khai thác, phát triển tour, tuyến và tăng cường hợp tác kinh doanh, trao đổi hai chiều.

Để quảng bá tiềm năng, cơ hội của tỉnh và học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, tỉnh đã tổ chức và tham dự nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư trong, ngoài nước, góp phần ký kết được nhiều Biên bản ghi nhớ, hợp tác đầu tư với các tổ chức, nhà đầu tư cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh tìm hiểu, ký kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước bạn trên nhiều lĩnh vực. Năm 2016, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên với hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ, ngành Trung ương và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đã tham dự. Hội nghị là diễn đàn tập hợp, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại với chính quyền, doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tìm kiến cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại địa bàn tỉnh, cùng đưa ra định hướng, giải pháp phát triển du lịch cho tỉnh TT.Huế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch. Chính quyền tỉnh TT.Huế cam kết với các nhà đầu tư sẽ tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, hiệu quả; luôn sẵn sàng gặp mặt, tiếp xúc với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để lắng nghe, trao đổi và tháo gỡ những khó khăn cũng như chỉ đạo xử lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

kịp thời nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại tỉnh TT.Huế. Ngoài ra, để thu hút và tìm kiếm các nhà đầu tư, tỉnh TT.Huế cũng đã xây dựng các chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường kinh doanh. Tại hội nghị có 16 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư 7.744,5 tỷ đồng đãđược trao và 6 thỏa thuận hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư đãđược ký kết.

Giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thời gian qua diễn ra trongbối cảnhnhững khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Trong tình hình đó, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này, nhiều nét mới trong thu hút đầu tư đã bắt đầu hình thành, tạo tiền đề thuận lợi cho các năm tiếp theo. Một số dự án tiêu biểu như:Dự án mở đường bay Huế-Băng Cốc, Dự án Nâng cấp bến cảng số 1- Cảng Chân Mây (đón các tàu du lịch lớn nhất thế giới của hãng du lịch tàu biển Royal Caribbean Cruises); Dự án Xây dựng bến cảng số 3 - Cảng Chân Mây; Dự án Tổ hợp thương mại và khách sạn 5 sao của tập đoàn Vingroup, Nguyễn Kim, Khu du lịch nghĩ dưỡng quốc tế Lăng Cô.

Bảng 2.22. Tình hìnhđầu tư du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012- 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Hạng mục Số lượng

(số dự án)

Vốn đầu

Vốn thực hiện -Địa bàn Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô 19 34.151 6.850

Dự án đãđi vào hoạt động 5 14.500 6.235

Dự án đang triển khai xây dựng 3 584 295

Dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư 3 11.236 142

Dự án chậm triển khai 7 7.593 186

Dự án ngừng triển khai 1 240 123

-Địa bàn ngoài Khu kinh tế 29 6.300 1.544

Dự án đãđi vào hoạt động 9 680 953

Dự án đang triển khai xây dựng 18 5.400 600

Nguồn: SởDu lịch Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo bảng, tình hình đầu tư du lịch của tỉnh TT.Huế trong giai đoạn 2012-2017, tổng dự án kêu gọi đầu tư du lịch trên địa bàn là 48 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 40.451 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 8.394 tỷ đồng. Tính đến năm 2017 đã có 14 dự án đi vào hoạt động với đầu tư đăng ký là 15.180 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 7.188 tỷ đồng. Dự an đang triển khai xây dựng là 21 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 5.984 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 895 tỷ đồng. Số lượng các đơn vị, công ty đang xin thủ tục đầu tư không có biến động nhiều, nhưng ta có thể thấy, tổng số vốn đăng ký đầu tư, tổng mức đầu tư của các dự án luôn có chiều hướng tăng lên, điều đó, có thể thấy, các doanh nghiệp , đơn vị có ý định đầu tư vào du lịch tỉnh TT.Huế càng nhận thức được đầu tư lâu dài để khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch.

Bảng 2.23. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác hợp tác khu vực và quốc tế lĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Nội dung đánh giá Điểm

TB Đánh giá

Ngành du lịch liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệpdu lịchtrong việc xây dựng sản phảm du lịch đặc thù của tỉnh

3,5 Thực hiện tốt nhưng sản phẩm chưa đặc thù Ngành du lịch đã ký kết hợp tác với Ngành du

lịch các địa phương trong khu vực và quốc tế hỗ trợ gắn kết các doanh nghiệp trong việc phát triển dulịch

3,55 Thực hiện tương đối hiệu quả

Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả 2.3.8. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tratrong hoạt độngquản lý du lịch trên địa bàn tỉnh

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động quản lý trong lĩnh vực du lịch là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành của mình. Các nhiệm vụ mà UBND tỉnh quan tâm tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

đó là: công tác quy hoạch, đầu tư du lịch, thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các điểm đến, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định vềthuế, môi trưởng du lịch… Điều đáng quan tâm là các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ là nơi trực tiếp phục vụdu khách, vì vậy, SởDu lịch đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụkhách du thực hiện quy định vềniêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, bình ổn giá phòng, giá dịch vụ trong các ngày cao điểm; phổ biến hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định khi tắm hồ bơi, khi tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; cảnh báo khách khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài cơ sở lưu trú không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá.

Bảng 2.24. Thống kê công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh TT.Huế, giai đoạn 2012 –2017

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Sốlần thanh tra (cơ sở) 20 18 22 14 15 14

Sốlần kiểm tra (cơ sở) 60 45 57 55 62 73

Tổng quyết định xử phạt vi phạm

(quyết định) 31 36 40 32 45 32

Tổng số tiền phạt vi phạm hành

chính (triệu đồng) 116 149 157 125 165,5 115

Nguồn: SởDu lịch Thừa Thiên Huế Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát vềhoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế được tăng cường. Sở Du lịch đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh; kiểm tra hoạt động lữhành nhằm phát hiện, xửlý các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không đăng kí, lữhành chui; kiểm tra hoạt động hướng dẫn viên du lịch và môi trường du lịch tại các điểm tham qua du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ đó, xây dựng môi trường du lịch, môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho du khách. Giải quyết đơn thư, khiếu nại tốcáo nhanh chóng, dứt điểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tính năm 2016, Sở Du lịch đã phối hợp với Tổng cục Du lịch kiểm tra hoạt động kinh doanh khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kết quả kiểm tra, Tổng cục Du lịch đã ban hành Quyết định thu hồi công nhận hạng bốn sao đối với khách sạn ASIA. Bên cạnh đó, Sở đã tiến hành 4 đợt kiểm tra việc đảm bảo duy trì các tiêu chuẩn vềquy mô, chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch đối với 59 cơ sở lưu trú du lịch; kiểm tra hoạt động kinh doanh của 20 đơn vị lữ hành;

kiểm tra hơn 394 lượt hướng dẫn viên du lịch tại các điểm tham quan du lịch. Qua đó, đã phát hiện, lập biên vi phạm và ban hành 45 Quyết định xửphạt vi phạm hành chính, cảnh cáo nhắc nhở 44 trường hợp đối với các tổchức, cá nhân vi phạm với số tiền 165,5 triệu đồng, chủyếuởcác lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hướng dẫn viên du lịch và kinh doanh lữhành, lưu trú du lịch. Tiếp nhận và giải quyết dứt điểm 03/03 đơn phản ánh, kiến nghịcủa tổchức, công dân, không để đơn thư tồn đọng, kéo dài.

Bảng 2.25. Kết quả khảo sát cán bộ công chức về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

Nội dung đánh giá Điểm

TB Đánh giá

Ngành du lịch thực hiện thường xuyên thanh tra

và giám sát đối với hoạt động du lịch trên địa bàn 3,5 Đã thực hiện thường xuyên

Công tác chấn chỉnh môi trường du lịch đã hiệu

quả, nâng cao hìnhảnhcông tác quản lývềdu lịch 3,2 Thực hiện nhưng chưa hiệu quả Công tác kiểm tra và xử lý vi phạmhành chính về

du lịch trên địa bànđược thực hiện nghiêm. 3,35 Thực hiện tương đối theo quy định Nguồn:Điều tra, khảo sát của tác giả Ngoài ra, Thanh tra Sở đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh lưu trú tự ý mở các chương trình du lịch quốc tế, đoàn thanh tra đã yêu cầu các cơ sởtrên gỡbỏcác thông tin sai trên trang thông tin điện tử và bảng quảng cáo của công ty; yêu cầu nhiềucơ sở kinh doanh lưu trú gỡ bỏcác thông tin quảng cáo không đúng với hạng sao được công nhận tại trụ sở và trên các trang mạng thông tin xã hội gây mất lòng tin cho du khách khi đến sửdụng dịch vụkhác với nhưng gìđã công bố.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh đó, để lập lại mỹ quan, văn minh tại các khu danh thắng, khu vực tập trung các chùa chiền, làng nghề, Sở Du lịch thành lập tổ kiểm tra liên ngành chấn chỉnh an ninh trật tựtại khu vực này, không để các đối tượng ăn xin, mua bán chèo kéo du khách gây phiền hà, khó chịu, cho khách khi đến tham quan.

2.4. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG