• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ

3.3.1. Rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch

Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh theo quan điểm phát triển bền vững và hiệu quả. Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển công nghiệp, nông nghiệp; gắn phát triển du lịch với văn hóa và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Tham vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước khi lập các dự án quy hoạch du lịch và xây dựng các dự án khả thi.

Tiến hành thực hiện tốt quy hoạch không gian, hạ tầng du lịch và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh trên cơ sở gắn kết các vùng, điểm, tuyến du lịch với các địa phương trong vùng Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ và tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây.

3.3.2.Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sảnphẩm du lịch, dịch vụ mang bản sắc văn hóa Huế

Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch di sản. Chiếu sáng và khai thác các dịch vụ ở khu vực Đại Nội vào ban đêm theo hướng tái hiện không gian văn hoá Cung đình; khai thác sản phẩm văn hoá qua các kỳ Festival Huế như Lễ hội áo dài,ẩm thực Cung đình Huế và một số sản phẩm Cung đìnhđặc sắc khác.

Xây dựng và sớm đưa vào khai thác tuyến du lịch bằng đường thủy dọc sông Hương và các sông Ngự Hà, Hộ Thành hào gắn với phát triển các dịch vụ.

Đầu tư, nâng cấp các tuyến phố đi bộ, chợ đêm gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí và mua sắm ở trung tâm đô thị Huế. Hình thành tour du lịch tham quan các di tích lịch sử như: khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu Chín Hầm, tượng đài Quang Trung... gắn vớixây dựng hạ tầng để hình thành các tour du lịch xe đạp, chạy bộ trong và ngoài Thành phố.

Phát huy nét đặc trưng của chùa Huế như Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, Tượng Quán Thế Âm, chùa Thiên Mụ, đền Huyền Trân... để hình thành tour du lịch tâm linh nhằm đáp ứng xu hướng trải nghiệm sự thanh tịnh của du khách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phát huy giá trị bản sắc truyền thống của làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn, nhà vườn Huế gắn với sinh hoạt văn hoá mang bản sắc truyền thống làng Việt để phát triển mạnh loại hình du lịch “home stay - ở nhà dân”. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch như làng gốm Phước Tích, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên… gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các điểm đến.

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển, đầm phá; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch ẩm thực, du lịch vui chơi giải trí (casino), du lịchmua sắm.

Thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, các sản phẩm du lịch cao cấp ở vùng ven biển, đầm phá ở Chân Mây - Lăng Cô và Bạch Mã để bổ sung cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút du khách quốc tế.

Tổ chức một số lễ hội lớn hàng năm, hàng tháng; các chương trình du lịch cố định, định kỳ. Tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch.

3.3.3. Phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ có thương hiệu và đẳng cấp

Tái hiện “Hoàng Thành xưa” trong Đại Nội về đêm với việc tổ chức: đêm Hoàng Cung, thưởng thức yến tiệc Cung đình, khám, chữa bệnh Đông y, các trò chơi Cung đình... kết hợp các lễ hội: Áo dài Huế; ẩm thực Cung đình Huế...

Xây dựng tour, tuyến du lịch đường thủy dọc sông Hương kết hợp thưởng thức ẩm thực; đồng thời, phát triển dịch vụ 2 bên bờ sông Hương.

Đầu tư xây dựng hình thành trung tâm mua sắm cao cấp, dịch vụ vui chơi, giải trí; ẩm thực Huế và biểu diễn văn hoá, nghệ thuật ở khu vực cảng Chân Mây nhằm phục vụ khách du lịch tàu biển.

Hoàn thành khu phố đêm đi bộ gắn với tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật và trải nghiệm ẩm thực.

Hình thành bộ quà tặng lưu niệm mang thương hiệu Huế.

3.3.4. Xây dựng chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, nhất là những nhà đầu tư có thương hiệu đẳng cấp, như: Banyan Tree, Vingroup, Bitexco, BRG,Hilton, Hyatt, Marriott, InterContinental...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư và huy động các nguồn lực để xây dựng các dự án: nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; đê chắn sóng cảng Chân Mây;

cảng biển du lịch quốc tế tại khu Chân Mây.

Chú trọng tháo gỡ, liên kết với các doanh nghiệp duy trì, nâng cao tần suất và mở thêm các đường bay trong nước; liên kết mở các đường bay kết nối với các cố đô trong khu vực như: Huế - Luangprabang (Lào) - Ayutthaya (Thái Lan) - Bagan (Myanmar); Bangkok (Thái Lan) và đường bay quốc tế kết nối các nước Singapore, Nhật Bản...

Tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch, trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông và phát triển phương tiện giao thông công cộng kết nối đồng bộ thành phố Huế đến các điểm tham quan, các vùng trọng điểm du lịch quốc gia (Cảnh Dương - Lăng Cô), điểm du lịch quốc gia (Bạch Mã); vùng biển, đầm phá (biển Thuận An, Vinh Thanh, Vinh Xuân) và vùng phía Tây Thừa Thiên Huế; đầu tư hoàn thành các bến, bãiđỗ xe ở các điểm di tích.

Đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; đặc biệt, có cơ chế thích hợp thu hút nguồn vốn trong dân đầu tư phát triển du lịch.

Kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược, chuyên về lĩnh vực du lịch đầu tư mạnh vào Thừa Thiên Huế.

3.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Hình thành thương hiệu điểm đến của Huế để tuyên truyền, quảng bá, gắn với tuyên truyên, giới thiệu về văn hóa Huế, hình ảnh “Huế - 1 điểm đến, 5 di sản”,

“Huế - thành phố văn hóa ASEAN”, “Huế - thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Huế - thành phố xanh quốc gia”, khu du lịch biển quốc gia Chân Mây -Lăng Cô, rừng sinh thái Bạch Mã.

Xây dựng website quảng bá du lịch đa ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp) với tên miền bằng tiếng Anh (huetourism.gov.vn). Liên kết với website quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch, các địa phương trong cả nước, các thành phố quốc tế, các doanh nghiệp, các hãng lữ hành để cung cấp thông tin và quảng bá. Tăng cường xây dựng các trung tâm thông tin du lịch ở sân bay, ga tàu, cảng Chân Mây và những khu vực thuận lợi ở thành phố Huế nhằm cung cấp kịp thời thông tin sản phẩm, tình trạng nơi đến và các dịch vụ đáp ứng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch:

- Xây dựng Chiến lược xúc tiến, quảng bá theo hướng hiệu quả, thiết thực.

Ngành du lịch chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp và trung tâm lữ hành để xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn với tranh thủ huy động nguồn lực.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh “Vùng đất - con người và văn hoá Huế” qua kênh Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,Bộ Ngoại giao;

các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

- Thành lập Quỹ xúc tiến, quảng bá du lịch trên cơ sở một phần trích ra từ doanh thu du lịch và xã hội hóa.

3.3.6.Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Đề xuất các địa phương trong vùng nghiên cứu cơ chế hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch theo hướng kết nối các điểm du lịch theo chuyên đề làm cơ sở xúc tiến thu hút đầu tư, xây dựng các tour tham quan chất lượng, dài ngày.

Phát triển và hoàn thiện mạng lưới đầu mối giao thông đối ngoại trọng điểm của tỉnh với mạng lưới tuyến du lịch trong vùng Duyên hải miền Trung, các tuyến du lịch liên vùng; gắn với phát triển hệ thống trung chuyển phục vụ đưa đón khách dọc tuyến quốc lộ 1A và tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây.

Đẩy mạnh liên kết vùng để xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch; trong đó, mỗi địa phương khai thác nét đặc trưng của mình. Chú trọng đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với thành phố Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung; các tỉnh thuộc “Con đường Di sản miền Trung”; Đà Nẵng, Quảng Nam “Ba địa phương, một điểm đến”.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển và hội nhập của du lịch Thừa Thiên Huế.

Phát huy tính chủ động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo nhân lực du lịch để xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tạo sự thốngnhất trong nghiên cứu, phát triển du lịch.

Tăng cường liên kết hợp tác các công ty lữ hành lớn trên cả nước.

3.3.7.Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực du lịch giữa Nhà nước - Nhà trường -Nhà doanh nghiệp và đào tạo theo nhu cầu công việc. Gắn kết đào tạo với sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

lao động trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành, vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động.

Tranh thủ các tổ chức quốc tế, thuê chuyên gia nước ngoài để tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ quản lý khách sạn, xúc tiến, quảng bá, lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên...

Xây dựng cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, các chuyên gia trong ngành du lịch.

Phối hợp các bộ, ngành Trung ương lập Học viện Du lịch Huế; xây dựng đề án thành lập Trung tâm kiểm định, đánh giá nghề du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

3.3.8. Tập trung cải thiện môi trường du lịch

Phủ sóng Internet toàn bộ thành phố Huế để phục vụ du khách tìm kiếm thông tin. Chấm dứt tình trạng ăn xin, đeo bám, chèo kéo du khách; nghiên cứu gắn camera ở một số điểm du lịch có nhiều du khách tham quan, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho du khách.

Tăng cườngkiểm tra việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ niêm yết giá dịch vụ;

thực hiện các giải pháp chống phá giá buồng, phòng và tranh giành đưa đón, chèo kéo du kháchảnh hưởng đến tính thân thiện môi trường du lịch Huế.

Thành lập trung tâm thông tin, đường dây nóng và bộ phận thường trực 24/24 giờ để hỗ trợ du khách. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền người dân Huế thân thiện và niềm nở khi giao tiếp với du khách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ