• Không có kết quả nào được tìm thấy

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh nằm ởphần đông của dãy Trường Sơn với điều kiện tự nhiên đa dạng tạo thành những khu vực tài nguyên du lịch tự nhiên thuộc loại độc đáo và có giá trị lớn nhất của Việt Nam. Quảng Bình là một tỉnh ven biển có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển trong đó có du lịch, với bờ biển dài 116,04 km trong đó có 2 cửa sông lớn có khả năng phát triển thành cảng biển quy mô lớn như cảng Nhật Lệ, cảng Gianh. Vùng ven biển Quảng Bình là nơi tập trung phần lớn tiềm năng du lịch với 9 bãi tắm chính, nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng như cửa Nhật Lệ, Bảo Ninh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy… và một số bãi biển tắm còn ở dạng tiềm năng ở khu vực Nam Lệ Thủy. Ngày nay, Cửa Nhật Lệ là một thắng cảnh tuyệt vời của tỉnh Quảng Bình.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Bên cạnh đó trong khu vực Phong Nha Kẻ Bàng còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách như Khu du lịch nguyên sinh suối nước Mộc, các bản dân tộc Rục, thôn Chày Lập... Trong những năm qua, Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đã trở thành địa chỉ yêu thích của du khách. Số lượng khách du lịch đến tham quan Phong Nha- Kẻ Bàng ngày càng tăng.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nằm trong định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Bình, do đó, định hướng phát triển du lịch phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, có như vậy,phát triển du lịch mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế khác của tỉnh.Ngày 12/8/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1928/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bìnhđến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2025. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế để khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mục tiêu đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế- xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Phấn đấu đạt được các mục tiêu:

- Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ 11-12%/năm, đến năm 2020 đón được hơn 5.500 nghìn lượt khách.

- Thu nhập du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%/năm.

Những năm gần đây, du lịch Quảng Bình có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, các thành phần kinh tế đã quan tâmđến việc đầu tư phát triển du lịch, xem đây là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả. Hoạt động của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Hiệp hội Du lịch đã góp phần quan trọng trong công tác quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình, liên kết hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp và thúc đẩy đầu tư. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm được quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Nguồnnhân lực phục vụ cho ngành được chú trọng đào tạo, thu hút nhân tài, góp phần quan trọng vào việc đưa dịch vụ du lịch ngày càng chuyên nghiệp.

1.4.2. Kinh nghiệmquản lý nhà nướcvề du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng được xem là thành phố du lịch của cả nước, là một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển. Đà Nẵng có lợi thế như nằm ở vị trí trung tâm của các di sản, có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển mang tính đồng bộ với cảng biển, sân bay quốc tế, là điểm cuối ra biển Đồng của tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây, có những bãi biển đẹp.

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ/TU về Đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới, xây dựng các chương trình hành động cụ thể như Tập trung phát triển mạnh mẽ về du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trung tâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

thương mại, dịch vụ, du lịch lớn của đất nước theo tinh thần Nghị quyết 33 -NQ/BCT của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung xây dựng 04 chương trình phát triển du lịch đến năm 2020 gồm: Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, chương trình về cơ chế chính sách và chương trình xúc tiếnquảng bá du lịch.

Về công tác phát triển sản phẩm du lịch, trên cơ sở những tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Đà Nẵng có sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn như: Cáp treo Bà Nà với 02 kỷ lục thế giới; Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn; Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chămpa; khu dịch Núi Thần Tài…

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được đặc biệt chú trọng, thành phố dã xúc tiến mở và duy trì nhiều đường bay trực tiếp đến thành phố gồm: Singapore -Đà Nẵng, đường bay Quảng Châu - Đà Nẵng, đường bay Đài Bắc - Đà Nẵng, Hàn Quốc-Đà Nẵng…

Việc tổ chức thành công các sự kiện hàng năm: Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế, Lễ hội Quan Thế Âm,... đã thu hút hàng trăm nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham gia, thưởng ngoạn, tạo hiệu ứng lớn về truyền thống, quảng bá du lịch Đà Nẵng với bạn bè quốc tế.

Bên cạnh khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch, Đà Nẵng cũng hết sức quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, xanh sạch nhằm bảo đảm du lịch phát triển bền vững, giữ gìn các sản phẩm du lịch,tạo sự thoải mái cho khách du lịch khi ghé thăm tại thành phố. Đồng thời, Đà Nẵng đã chỉ đạo dẹp bỏ tình trạng hàng rông, và người ăn xin, nhằm hạn chế tình trạng chèo kéo khách du lịch, tạo ra môi trường mỹ quan đẹp cho thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch trong các hoạt động du lịch của Thành phố.

1.4.3. Bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm đến tính bền vững trong phát triển du lịch,

Trường Đại học Kinh tế Huế

gắn hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái, xúng đáng là thành phố xanh, thành phố Festival của Việt Nam. Để làm được điều đó, công tác quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện và hiệu lực hơn nữa. Từ kinh nghiệm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- Phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển cho thời gian dài hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.

Đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch các sản phẩm của địa phương đến với du khách trong nước và nước ngoài.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Du lịch, phát huy công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, thân thiện, mến khách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC