• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH TT.HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH TT.HUẾ"

Copied!
169
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HỮU TUỆ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH TT.HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Tuệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế K17 tại Trường Đại học kinh tế, Đại học Huế, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Khoa sau đại học, Trường Đại học Kinh tế, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Cục thống kê Thừa Thiên Huế, SởKếhoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, quý thầy, cô giáo, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, hướng dẫn nội dung, và cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trịnh Văn Sơn đã quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành Luận vănnày.

Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Khoa, Trường, đồng nghiệp, bạn bè gia đình.

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả

Nguyễn Hữu Tuệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨKHOA HỌC KINH TẾ Họvà tên học viên: NGUYỄN HỮU TUỆ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 -2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

Tên đề tài: Hoàn thin công tác qun lý nhà nước vdu lch tnh TT.Huế 1. Tính cấp thiết của đềtài

Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Do đó, TỉnhThừa Thiên Huế đã coi phát triển du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịchThừa Thiên Huế gặp những mặt hạn chế, bất cấp trên nhiều mặt, một trong số đó là công tác quản lý nhà nước về du lịch của các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học để tìm ra những giải pháp quản lý của nhà nước nhằm phát huy hết tiềm năng du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những lý do đó, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnhThừa Thiên Huế” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

2.Phương pháp nghiêncứu

Luận văn sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập sốliệu -Phương phápso sánh, phân tích - Phương phápchuyên gia chuyên khảo - Phương pháp thống kê mô tả.

3. Kết quảnghiên cứu

- Hệthống hóa hệthống lý luận vềvấn đềnghiên cứu - Đánh giá, thực trạng du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Khái quát được thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm của thực trạng công tác quản lý nhà nước vềdu lịch, và đưa ra giải pháp và đề xuất với các cấp, ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

AFTA Khu vực mậu dịch tựdo Asean (ASEAN Free Trade Area) ASEAN Hiệp hội các quốc gia đông Nam á (Association of Southeast

Asian Nations)

APEC Tổchức Hợp tác Kinh tếchâu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation)

CBCC Cán bộcông chức

DNDL Doanh nghiệp du lịch GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND Hội đồng nhân dân

KT - XH Kinh tế- xã hội KH - KT Khoa học - kỹthuật

MICE Loại hình du lịch: hội nghị; khen thưởng, hội thảo, triễn lãm PATA Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (Pacific Asia

Travel Association) QLNN Quản lý nhà nước

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủnghĩa TT.Huế Thừa Thiên Huế

WTO Tổchức thương mại thếgiới

UNESCO Tổchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNWTO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổchức Du lịch thếgiới (World Tourism Organization)
(6)

MỤCLỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG... ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ... xii

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu của luận văn...5

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP TỈNH ...6

1.1. TỔNG QUAN VỀDU LỊCH...6

1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...6

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch...10

1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCH ...13

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước vềdu lịch ...13

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước vềdu lịch ...15

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCH ...21

1.3.1. Nhóm nhân tốkhách quan...21

1.3.2. Nhóm nhân tốchủquan...22

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCHỞMỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC...23

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềdu lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...23

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềdu lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...24

1.4.3. Bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nước vềdu lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC...27

VỀDU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...27

2.1. TỔNG QUAN VỀTỈNH VÀ SỞDU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ...27

2.1.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế...27

2.1.2. Tổng quan vềSở Du lịch Thừa Thiên Huế...35

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...38

2.2.1 Thực trạng tăng trưởng vềkhách du lịch ...39

2.2.2. Kết quảkinh doanh du lịch (vềdoanh thu du lịch) ...411

2.2.3 Tổng sốngày khách và số ngày lưu trú, cơ sở lưu trú du lịch ...42

2.2.4. Tình hình nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế...444

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...46

2.3.1. Công tác xây dựng, ban hành và tổchức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch của tỉnh...46

2.3.2. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển du lịch ...48

2.3.3. Thực trạng công tác tổchức bộmáy quản lý nhà nước và nguồn nhân lực du lịch của tỉnh ...52

2.3.4. Thực trạng công tácđào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh ...56

2.3.5. Thực trạng công tác quản lý vềcác hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế...58

2.3.6. Thực trạng công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...61

2.3.7. Công tác hợp tác khu vực và quốc tếtrong lĩnh vực du lịchởtỉnh Thừa Thiên Huế...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3.8. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý du lịch trên

địa bàn tỉnh ...68

2.4. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ...71

2.4.1. Thông tin mẫu điều tra ...71

2.4.2. Ý kiến đánh giá của cán bộcông chức SởDu lịch Thừa Thiên Huế...71

2.4.3. Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sởdu lịch ...72

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2012-2016 ...83

2.5.1. Những kết quả đãđạt được ...83

2.5.2. Một sốhạn chếvà nguyên nhân...84

CHƯƠNG 3:...87

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCHỞTHỪA THIÊN HUẾ...87

3.1. XU HƯỚNG VỀPHÁT TRIỂN DU LỊCHỞTRÊN THẾGIỚI, VIỆT NAM VÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...87

3.1.1 Xu hướng phát triển du lịch trên thếgiới...87

3.1.2 Xu hướng phát triển du lịchởViệt Nam ...89

3.1.3. Xu hướng phát triển du lịch ởThừa Thiên Huế...90

3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCHỞTỈNH THỪA THIÊN HUẾ...91

3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...91

3.2.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềdu lịch...92

3.3. MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀDU LỊCHỞTHỪA THIÊN HUẾ...93

3.3.1. Rà soát, bổsung và triển khai thực hiện có hiệu quảquy hoạch phát triển du lịch ...93

3.3.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụmang bản sắc văn hóa Huế...93

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

3.3.3. Phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ có thương hiệu và đẳng cấp...94

3.3.4. Xây dựng chính sách ưu đãi, huyđộng các nguồn lực đầu tư cơ sởhạtầng du lịch ...94

3.3.5. Nâng cao hiệu quảcông tác xúc tiến, quảng bá du lịch ...95

3.3.6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch ...96

3.3.7. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch...96

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...98

3.1. KẾT LUẬN ...98

3.2. KIẾN NGHỊ...99

2.1. Kiến nghịvới Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan...99

2.2. Kiến nghịvới UBND tỉnh Thừa Thiên Huế...100

TÀI LIỆU THAM KHẢO...101 Phụ lục 1

Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Phụ lục 5

Quyết định thành lập Hội đồng Biên bản của Hội đồng

Phản biện 1 Phản biện 2

Xác nhận hoàn thiện luận văn Bản giải trình chỉnh sửa luận văn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tốc độ tăng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2001 –2015,

năm 2016, năm 2017...31

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tếtỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2017 ...32

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tếtheo loại hình kinh tếcủa tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2017 ...32

Bảng 2.4. Số lượng khách du lịch đến TT.Huế giai đoạn 2012 - 2017 ...39

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2017...411

Bảng 2.6. Hiện trạng ngày lưu trú du lịch TT.Huế, giai đoạn 2003-2017...422

Bảng 2.7. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh TT.Huế, giai đoạn 2015- 2017..433

Bảng 2.8. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch TT.Huế, giai đoạn 2012 - 2017 ...45

Bảng 2.9. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức vềthực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổchức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động của tỉnh ...48

Bảng 2.10. Dựbáo du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020...49

Bảng 2.11. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức vềcông tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển du lịch ...50

Bảng 2.12. Danh mục một sốdựán du lịch kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2015-2016 và định hướng 2020 ...51

Bảng 2.13. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước vềdu lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2017...54

Bảng 2.14. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức vềcông tác tổchức bộmáy quản lý nhà nước vềdu lịch của tỉnh...55

Bảng 2.15. Tình hình công tácđào tạo nguồn nhân lực du lịch Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2012–2017 ...56

Bảng 2.16. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh ...58

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Bảng 2.17. Tình hình chi cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012–2017...60

Bảng 2.18. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức vềcông tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...61

Bảng 2.19. Tình hình đón khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây, giai đoạn 2012–2017 ...63

Bảng 2.20. Công tác thẩm định, cấp phép kinh doanh lưu trú, dịch vụ giai đoạn 2012–2017 ...64

Bảng 2.21. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức vềcông tác quản lý các hoạt động Kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...65

Bảng 2.22. Tình hình đầu tư du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2017 ...67

Bảng 2.23. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức vềcông tác hợp tác khu vực và quốc tếlĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...68

Bảng 2.24. Thống kê công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh TT.Huế, giai đoạn 2012–2017...69

Bảng 2.25. Kết quảkhảo sát cán bộcông chức vềcông tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh...70

Bảng 2.26. Đánh giá chung kết quảkhảo sát cán bộcông chức...72

Bảng 2.27. Thông tin về đối tượng điều tra ...72

Bảng 2.28. Kiểm định độtin cậy đối với các biến điều tra...74

Bảng 2.29. Đánh giá công tác xâydựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ...77

Bảng 2.30. Đánh giá thực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổchức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động của tỉnh...78

Bảng 2.31. Đánh giá công tác tổchức bộmáy quản lý nhà nước vềdu lịch của tỉnh...78

Bảng 2.32. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...79

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Bảng 2.33. Công tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế...80 Bảng 2.34. Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế...80 Bảng 2.3 5. Đánh giá công tác hợp tác khu vực và quốc tếlĩnh vực du lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế...81 Bảng 2.36. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...82 Bảng 2.37. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước tại Sở Du lịch Thừa Thiên

Huế...82

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ2.1 Cơ cấu bộmáy quản lý nhà nước vềdu lịch của SởDu lịch

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017...52

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định vịtrí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước; thúc đẩy, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Du lịch xác lập và nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam năng động, thân thiện, hòa bình trên trường quốc tế; góp quần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế và thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước. Có thể thấy, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành du lịch. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện đểphù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.

Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những điểm thu hút du lịch ở khu vực Đông Nam Á, trong đó Thừa Thiên Huếlà tỉnh có rất nhiều điểm đến du lịch với 5 di sản, tài nguyên du lịch có giá trị lớn vềvật thểvà phi vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế, Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản triều Nguyễn, Thơ văn kiến trúc Cung đình và Nhã nhạc cung đình Huế. Vì thế, du lịch Thừa Thiên Huế đã vàđang đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành du lịch vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung, sựphát triển của du lịch Thừa Thiên Huế đã đóng góp một phần không nhỏ vào sựphát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và sựphát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của tỉnh nói riêng.

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

kết quả đáng ghi nhận trong nhiều mặt, cơ bản đảm bảo quản lý hoạt động du lịch theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, Sở Du lịch mới được thành lập từ ngày 06/6/2016, chức năng quản lý nhà nước về du lịch được tách ra khỏi cơ quan Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềdu lịch trong thời gian tới là cần thiết. Thực tế thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa sử dụng và phát huy được hết tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của mình, đặc biệt công tác quản lý nhà nước vềdu lịch của tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm được tháo gỡ. Vấn đề hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành du lịch, nhất là trong việc quản lý các dịch vụ, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, quản lý các cơ sởkinh doanh dịch vụdu lịch đảm bảo chất lượng và uy tín đối với khách hàng đang trở thành đòi hởi cấp thiết. Điều này đặt ra cho tỉnh nhiệm vụquan trong là phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nước vềdu lịch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, vềlâu dài sẽphát triểnổn định và hiệu quảcao.

Trong điều kiện hiện nay, để đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cần có những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới và hoàn thiện công tác này.

Xuất phát từnhận thức về cơ sởlý luận và thực tiễn trên, tác giảluận văn đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thin công tác qun lý nhà nước v du lch tnh Tha Thiên Huếlàm đềtài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Thông qua đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch, đề tài nhằm đề xuất một sốgiải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềdu lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. Mc tiêu cth

- Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềquản lý nhà nước vềdu lịch của đơn vịhành chính cấp tỉnh.

- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước về du lịch Thừa Thiên Huế,giai đoạn 2012-2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Đềxuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềdu lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2022.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1Đối tượng nghiên cứu:

Là công tác quản lý nhà nước vềdu lịchtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2 Phm vi nghiên cu:

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch Thừa Thiên Huếtại SởDu lịch tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2017;

- Phạm vi nội dung: Luận văn chủyếu nghiên cứu công tác quản lý nhà nước được thực hiện bởi chính quyền cấp tỉnh như nghiên cứu các chính sách, kếhoạch, hoạt động quản lý nhà nước vềdu lịch...

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Sốliệu thứcấp:

Thu thập các nguồn sốliệu thứcấp thống kê từSở Du lịch Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế…

- Thu thập thông tin từ các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành của trung ương và địa phương; Các nghiên cứu trong nước vềkinh tếdu lịch, phát triển du lịch, quản lý nhà nước vềdu lịch; Luật Du lịch;

- Niêm giám thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huếtừ năm 2001 đến năm 2016.

-Đặc điểm điều kiện tựnhiên kinh tếxã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra còn tham khảo các đềtài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành; Các sốliệu có liên quan đến hoạt động du lịch của các địa phương lân cận;

qua các cổng thông tin điện tử, mạng Internet...

Tất cảcác tài liệu được thu thập bằng cách sưu tầm, sao chép, trích dẫn trong luận văn theo danh mục các tài liệu tham khảo. Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sởlý luận và thực tiễn của đềtài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

* Sốliệusơ cấp:

Được thu thập từ điều tra, phỏng vấn CBCC Sở Du lịch và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng bảng hỏi. Tiến hành điều tra khảo sát 20 cán bộcông chức và 130 lãnhđạo, nhà quản lý các doanh nghiệp (chọn ngẫu nhiên mỗi đơn vị từ1-2 người được điều tra, sửdụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá, thỏa mãnđiều kiện tối thiểu cần 26 x 5 = 130 đối tượng khảo sát).

- Phương pháp chọn mẫu: sửdụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp, nội dung điều tra chủyếu tập trung:

+ Phần 1: Thông tin đối tượng được tiến hành điều tra;

+ Phần 2: Nội dung đánh giá về công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian vừa qua;

4.2. Phương pháp phântích -Phương pháp so sánh:

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh về chỉ tiêu, về chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa tỉnh qua các năm;để có cái nhìn về nguyên nhân tác động đến các chỉtiêu nhằm tìm ra nguyên nhân tácđộng đến sựphát triển của ngành du lịch.

+ So sánh định lượng: So sánh dữ liệu thống kê hoạt động du lịch qua các năm. Từ đó thấy được sựkhác biệt trước và sau khi thực hiện các giải pháp quản lý đểcó những định hướng cho những năm tiếp theo.

+ So sánh định tính: Sửdụng những chỉ tiêu vềmặt xã hội và môi trường để đánh giá.

- Phương pháp chuyên gia chuyên kho:

Thông qua việc trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch của Sở Du lịch. Từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quảnghiên cứu của đềtài.

-Phương pháp thống kê mô tả:

Là phương pháp sửdụng các chỉ tiêu tổng hợp (sốtuyệt đối, số tương đối, số bình quân)để mô tảvà phân tích thực trạng quản lý nhà nước vềdu lịch tại Sở Du lịch trong 6năm 2012- 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

-Phương phápphân tích sliu: Dữliệu sau khi mã hóa, làm sạch và tiến hành + Kiểm định độtin cậy của thang đo: Sửdụng Cronbach’s Alpha đểkiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữliệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độtin cậy sẽbị loại khỏi tập dữliệu.

+ Thống kê mô tả: các kết quảthống kê mô tảsẽ được sửdụng để đưa ra các đặc điểm chung về đối tượng điều tra và các thông tin thống kê ban đầu.

4.3. Công cụxửlý và phân tích

Luận văn sử dụng phần mềm Microsoft Excell 2013, phần mềm SPSS để xử lý, tính toán các tiêu chí, từ đó phân tích sốliệuliên quan đến vấn đềnghiên cứu.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, Mục lục, các danh mục và phụ lục mẫu biểu, tài liệu tham khảo, nội đung luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch trong các đơn vị hành chính nhà nước.

Chương 2:Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN II. NỘI DUNGVÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCHCẤP TỈNH

1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người, du lịch bắt đầu phát triển mạnh vào giữa thế kỷ 19 và những năm gần đây du lịch phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nguồn thu ngoại tệ lớn. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhờ vậy, mà du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng, không thể di chuyển, có tính thời vụ, tính trọn gói, tính không đồng nhất.

Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau, chưa thống nhất trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Vào năm 1941, ông w. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến”.[18,7]

TạiHội nghị của LHQ về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. [18,7]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Các học giả Trung Quốc đãđưa ra định nghĩa khá đầy đủ về du lịch: Du lịch là hiện tượng kinh tế- xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hòa các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giới thiệu văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời lưu trú của mọi người dẫn tới.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…”[18,8]

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.[18,8]

Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:

Các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách 2 nội dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt:

- Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.

- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.

Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.[18,8]

Theo Luật Du lịch do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 đã đưa ra định nghĩa như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[1,2]

Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch như sau:

- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên;

- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn;

- Mục đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cungứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và cư dân ở địa phương.

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế, do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịchcòn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết,… Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác.

1.1.1.2. Khái niệm hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, những lợi ích mà hoạt động du lịch đem lại thật là to lớn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Hoạt động du lịch giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.

- Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc. Làm lành mạnh nền văn hóa địa phương, giúp cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc, đổi mới truyền thống cổ xưa, phục hồi ngành nghề truyền thống, bảo vệ vùng sinh thái. Từ đó hấp thụ những yếu tố văn minh của nhân loại nhằm nâng cao dân trí, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong nhân dân… Điều này quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.

- Hoạt động du lịch làm tăng khả năng lao động, góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.

- Hoạt động du lịch đóng vai trò như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh giao lưu quốc tế, giúp cho nhân dân các nước hiểu biết thêm về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, qua đó tranh thủ sự đoàn kết giúp đỡ của các nước.

Ngày nay, khi mà du lịch được xem là ngành kinh trọng điểm, ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân thì khái niệm về hoạt động du lịch được hiểu một cách chính xác hơn.

Luât du lịch 2005 đưa ra khái niệm hoạt động du lịch như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”. [1,2] Với cách tiếp cận này, hoạt động du lịch được hiểu trên ba khía cạnh.

- Thứ nhất, Hoạt động của khách du lịch” nghĩa là sự di chuyển đến vùng đất khác với vùng cư trú thường xuyên của họ để phục vụ những mục đích: du lịch, nghĩ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu những nền văn hóa, nghệ thuật mới,....[11]

- Thứ hai, Tổ chức kinh doanh du lịch” được hiểu là những cá nhân, tổ chức tổ chức thực hiện các hoạt động mang bản chất du lịch như: Vận chuyển khách du lịch, cung cấp nhà nghĩ, lưu trú và các hoạt động thương mại như dịch vụ ăn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

uống, nghĩ dưỡng nhằm mục tiêu lợi nhuận, đưa đến lợi ích kinh tế cho cá nhân, tổ chức thực hiện nó[11].

- Thứ ba,Cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” được hiểu là các cơ quan, ban ngành có liên quan từ địa phương đến trung ương phối hợp tổ chức, quản lý, kiểm tra, phục vụ, điều phối hoạt động của khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các đối tượng này, thõa mãn lợi ích của họ nhưng vẫn phải tuân thủ và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của luật pháp[11].

Như vậy, hoạt động du lịch ở đây được tiếp cận bao gồm các dịch vụ trực tiếp và gián tiếp cho du lịch. Ở một chừng mựcnhất định, hoạt động du lịch có thể được coi là đồng nghĩa với khái niệm ngành du lịch.

1.1.2. Đặc điểmvà vai trò của du lịch 1.1.2.1 Đặc điểm

Xuất phát từ các khái niệm về du lịch và hoạt động du lịch, có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của du lịch như sau:

Một là, du lịch mang tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ.

Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học- kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúcđẩy mạnh mẽ quá trình phân công laođộng xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con người. Từ đó, hoạt động du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở các nước phát triển và đang phát triển, tỷ trọng du lịch trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng lên. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bởi vậy sản phẩm của nó có những đặc điểm chung của dịch vụ (như sử dụng dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng...) vừa mang những đặc điểm riêng của dịch vụ du lịch[11].

Hai là, du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch trong thời gian đi du lịch.

Du lịch khác với các ngành dịch vụ khác ở chỗ: du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân. Du lịch là nhằm thỏa mãn những nhu cầu của du khách trong thời gian lưu trú bên ngoài nơi ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

thường xuyên của họ về ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại, tham quan, vui chơi giải trí, thông tin về văn hóa, lịch sử, tập quán và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì du lịch trở thành không thể thiếu, bởi vì ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực, nhằm tái tạo lại sức lao động của con người[11].

Ba là, du lịch được xảy ra trong cùng một thời gian và không gian.

Trong du lịch, người cung ứng không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến cho khách hàng, mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có dịch vụ, hàng hóa. Chính vì vậy, vai trò của việc thông tin, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức quan trọng, đồng thời việc quản lý thị trường du lịch cũng cần có những đặc thù riêng [11].

Bốn là, du lịch mang lại lợi ích thiết thực về chính trị, kinh tế, xã hội cho nước làm du lịch và người làm du lịch.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới du lịch không những đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế mà còn mang lại cả lợi ích về chính trị, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, sự chi phối mạnh nhất đối với ngành du lịch vẫn là lợi ích kinh tế. Vì vậy, ở nhiều nước đã đưa ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn thu nhập lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Do đó, du lịch ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch còn phải đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho quốc gia làm du lịch và cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch[11].

Năm là, du lịch chỉ phát triển trong môi trường hòa bình vàổn định.

Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị và xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến cả môi trường tự nhiên. Hòa bình làđòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Và hơn thế nữa, không cần phải có chiến tranh mà chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu vực, một vùng, một quốc gia, một địa phương với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị giảm sút một cách đột ngột và muốn khôi phục phải có thời gian. Mặt khác, tình trạng dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... cũng là những nhân tố rất quan trọng tác động đến khách du lịch[11].

1.1.2.2. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân

Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn cũng như các khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển Du lịch theo hướng lâu dài bởi họ nhận thấy những lợi thế mà nó đem lại. Du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm tất cả sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Vì vậy, ngày nay du lịch không chỉ là ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo ra tích lũy banđầu cho nền kinh tế, là phương diện quan trọng để thực hiện các chính sách mở cửa, là cầu nối giữa thế giới bên ngoài và bên trong .

Du lịch nhằm thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa vật chất và các hàng hóa phi vật chất. Do đó, nhu cầu về dịch vụ rất được du khách quan tâm. Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng hàng hóa khác là việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một lúc, cùng một nơi sản xuất ra chúng. Như vậy, ảnh hưởng kinh tế của du lịch được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch tác động đến cán cân thu chi của khu vực và của đất nước. Du khách mang ngoại tệ vào đất nước mà họ đi du lịch, làm tăng nguồn thi ngoại tệ cho nước đến, ngược lại phần thu ngoại tệ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài.

So với ngoại thương ngành du lịch có nhiều ưu thế nổi trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người mua và người bán không quá cao. Ngược lại, nó

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

cũng có ảnh hưởng tiêu cực, rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng của địa phương, nhất là những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.

Việt Nam, với chủ trương mở cửa “làm bạn với tấtcả các nước trên thế giới”, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động có thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước tăng trường với nhịp độ cao, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, giá cả trong nước ổn định. Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho đất nước.

Có thể thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch, giá trị đóng góp thực sự của ngành du lịch trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc xác định rõ sự đóng góp và tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu là vô cùng cần thiết, qua đó thấy được ý nghĩa cốt lõi của vấn đề cần xem xét, để có cái nhìn tích cực hơn về du lịch và đưa ra phương hướng, chiến lược phát triển một cách hiệu quả.

1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

1.2.1. Khái niệm và đặc điểmquản lý nhà nước về du lịch 1.2.1.1 Khái niệm

Với tư cách là chủ thể, nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội và ngành du lịch cũng nằm trong số đó. Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi có sự quản lý của Nhà nước để duy trì và phát triển. Việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào khung pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước. Quản lý nhà nước về du lịch là một lĩnh vực của quản lý nhà nước, là hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước nhằm quản lý vi mô các hoạt động du lịch thông qua hệ thống các chính sách, chương trình, văn bản quy phạm pháp luật các văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực du lịch nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp từ những quan điểm khác nhau về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, có thể đưa ra định nghĩa tổng quát như sau:

“Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp luật) đối với các quá trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đặt ra”. Quản lý nhà nước về du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước và theo quy định của pháp luật [12].

Ở Việt Nam, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch trong phạm vi cả nước là Tổng cục Du lịch. Tổng cục Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.

1.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về dulịch

Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thểcó tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước- vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động du lịch. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,…và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch.

Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch…phát triển du lịch là cơ sở, là công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động… Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng các công cụ này để tác động vào lĩnh vực du lịch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Ba là, quản lý nhà nước đối với du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự.

Quản lý nhà nước đối với du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.

Bốn là, quản lý nhà nước còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý.

Nền kinh tế thị trường với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt là khi vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợpkhông chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vì, mọi quan hệ hợp tác dùở bất cứ lĩnh vực nào và với đối tác nào cũng cần có trình tự nhất định và chỉ có thể dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa của hoạt động du lịch, việc hợp tác liên kết luôn đi liền với cạnh tranh đòi hỏi mỗi nước phải có chiến nước tổng thể phát triển du lịch xuất phát từ điều kiện của mình, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài, để có điều kiện hội nhập. Tùy theo điều kiện của từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển mà xác định nội dung quản lý nhà nước về du lịch cho phù hợp. Ở nước ta, nội dung quản lý nhà nước về du lịch được quy định cụ thể tại Điều 10, Luật Du lịch 2005, mang tính pháp lý chặt chẽ buộc các cấp chính quyền và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải tuân thủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Để du lịch thúc đẩy nhanh và bền vững, đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội… nội dung quản lý nhà nước về du lịch ởchính quyền cấp tỉnh có các nội dung chủ yếu sau đây [1]:

1.2.2.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo. Để các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước nói chung và các sở ban ngành liên quan phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, muốn quản lý sự phát triển ngành du lịch tại địa phương, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của Trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước.

Mục đích là thiết lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản, các chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lắp gây khó khăn cho hoạt động du lịch.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển.

Phải đảm bảo tính ổn định, bình đẳng và nghiêm minh trong quá trình thực thi văn bản quy phạm pháp luật.

1.2.2.2 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp, do đó, nhà nước phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch để thúc đẩy du

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

lịch phát triển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Đề làm được điều này, Nhà nước phải xác định được chiến lược tổng thể phát triển du lịch phù hợp với điều kiện đất nước, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tranh thủ được nguồn lực bên ngoài.

Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là các đơn vị kinh doanh có lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kêt cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch,…hoặc đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất - kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn,…Vì thế, các đơn vị quản lý nhà nướcvề du lịchphải hết sức quan tâm đến việc xây dựng, công khai và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của cả nướcvà phải đápứng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng gắn với tiến trìnhđẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, do đó quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chứcbộ máy quản lý nhà nước phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, đồng thời các cơ quan trong bộ máy đó phải luôn được phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo du lịch luôn có sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động.

Hiện nay, theo Luật Du lịch (2005) thì hoạt động du lịch chịu sự quản lý thống nhất của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch và trao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về du lịch và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

Tổng cục Du lịch là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật và thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

1.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch

Cũng như các lĩnh vực khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi lẽ, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh quốc gia, giữa các ngành các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm thực hiện thường xuyên.

Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mớikhai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.2.2.5. Quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá và kinh doanh du lịch -Đối với hoạt động quảng bá:

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến quảng bá du lịch là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững ngành du lịch. Việc tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến du lịch ở địa phương. Một mặt, chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xúc tiến du theo quy định của pháp luật. Mặt khác, làm “đầu nối”

thông qua việc tổ chức và thiết lập các kênh thông tin để các doanh nghiệp du lịch có cơ hội giới thiệu, giao dịch với các tổ chức và doanh nghiệp có uy tín đang hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các doanh nghiệp có những cơ hội lựa chọn đối tác hợp tác kinh doanh.

Hơn nữa, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức các đoàn công tác kết hợp tham quan trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong nước hoặc nước ngoài…

-Đối với hoạt động kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vai trò của quản lý nhà nước đã được thực tế khẳng định và nó càng trở nên quan trọng.

Cùng với việc sử dụng và phát huy khả năng điều tiết, chi phối của kinh tế, chính quyền cấp tỉnh cần phải quan tâm đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trước hết phải hoàn thành cơ chế chính sách, biện pháp hành chính để quản lý sắp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch do địa phương quản lý, theo hướng từng bước trở thành các doanh nghiệp kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng mở rộng các hoạt động du lịch liên vùng, khu vực và kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặt khác, cần có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch với nhiều hình thức như hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, hỗ trợ một phần kinh phí quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch và đào các bộ quản lý, lao động tay nghề cao...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

1.2.2.6 Hợp tác quốc tế, khu vực về lĩnh vực du lịch

Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để phát triển bền vững ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia. Sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tạo nên một môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Để đạt được điều này, một mặt, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch; thực hiện nguyên tắc và các cơ chế, chính sách phát triển du lịch của quốc gia nói chung vàở địa phương nói riêng nhằm đảm bảo đạt hiệu lực, hiệu quả.

Mặt khác, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương, chính quyền cấp tỉnh cần làm tốt việc cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới về du lịch, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản trị doanh nghiệp để giúp họ hiểu rõ về các cam kết, nghĩa vụ của Nhà nước và của doanh nghiệp theo luật pháp quốc tế và điều kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Chính quyền cấp tỉnh cần phải trở thành trung tâm gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn với thị trường liên vùng, khu vực và trên thế giới, nhất là với các trung tâm kinh tế lớn. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc du lịch, tổ chức các hội thảo, famtrip kết hợp tham quan trao đổi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông qua việc thu thập các nguồn số liệu thứ cấp qua các báo cáo và số liệu sơ cấp thông qua các phiếu khảo sát về công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Vân

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, KBNN huyện Hải Lăng chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư trên địa bàn huyện, phòng tài chính

Tuy nhiên, chi thường xuyên thường được quản lý theo nội dung chi vì nhà nước đã ban hành một hệ thống định mức chi đối với các hoạt động không thường xuyên: Chế độ

Chi cục thuế huyện Quảng Điền được giao nhiệm vụ quản lý thu ngân sách hơn 120 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát sinh trên địa bàn huyện, kết quả thu

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt

Duy trì quan hệ: sau khi thiết lập được mối quan hệ và lưu trữ thông tin khách hàng, doanh nghiệp cần phải biết duy trì mối quan hệ đó trong những lần giao dịch

Do vậy tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Thành phố Quy Nhơn” để nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ vào giải

Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu sản xuất nhằm giảm bớt những chi phí không cần thiết Quản lý đồng vốn chặt chẽ nhằm bảo tồn được vốn Sắp xếp tổ chức, bố trí đội ngũ cán bộ chủ