• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở du lịch

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.4. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC

2.4.3. Ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở du lịch

2.4.3.1. Thông tin về đối tượng điều tra

Từ kết quả tổng hợp qua số liệu điều tra 130 đối tượng, có thể đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo các khía cạnh sau:

Bảng 2.27. Thông tin về đối tượng điều tra

STT Chỉ tiêu Số quan

sát Tỷ lệ % 1 Theo giới tính

Nam 59 45,40

Nữ 71 54,60

2 Theo độ tuổi

Từ 20 đến 30 7 5,40

Từ 31 đến 40 28 21,50

Từ 41 đến 50 73 56,20

Từ 51 đến 60 22 16,90

3 Theo trìnhđộ

Trung cấp 3 2,30

Cao đẳng 9 6,90

Đại Học 85 65,40

Trên Đại học 33 25,40

4 Theo cương vị công tác

Lãnhđạo đơn vị 45 34,60

Trưởng bộ phận 47 36,20

Phụ trách hành chính nhân sự 38 29,20

5 Theo đơn vị công tác

Khách sạn 42 32,30

Doanh nghiệp lữ hành 46 35,40

Dịch vụ du lịch 42 32,30

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thông tin về đối tượng điều tra được tổng hợp theo bảng 2.27. Trong 130 người được điều tra :

Xét về giới tính, có 71 nữ chiếm 54,6% và 59 nam chiếm 45,4%;

Xét về độ tuổi, có 5,4% dưới 30 tuổi; 21,5% từ 31 tới 40 tuổi; 56,2% từ 41 tới 50 tuổi; 16,9% trên 50 tuổi trong tổng số người được điều tra.

Xét về trìnhđộ học vấn, có 3 người trìnhđộ Trung cấp (2,3%); có có 9 người trình độ cao đẳng (6,9%); có có 85 người trình độ đại học (65,4%) và có 33 người trìnhđộ sau đại học chiếm 25,4%.

Xét về công việc đang làm, có 45 người lãnhđạo đơn vị, 47 người là trưởng các bộ phận và 38 người phụ trách hành chính nhân sự của các doanh nghiệp, khách sạn, đơn vị dịch vụ du lịch.

Xét theo đơn vị công tác, trong tổng số đối tượng được điều tra có 42 người đang làm việc tại các khách sạn chiếm 32,3%; có 46 người đang làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành chiếm 35,4% và 42 người tại các đơn vị dịch vụ du lịch.

2.4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích

Theo Hair (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa như là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra là không gặp phải các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế, sự khiếm khuyết trong quá trình đo lường mà có thể ảnh hưởng đến việc điền các số liệu cho từng biến điều tra.

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha.

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥ 0,8 [16, trang 19]. Hệ số α của Cronbach sẽ cho bạn biết các đo lường của bạn có liên kết với nhau hay không.

Theo Hoàng Trọng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” [16, trang 24].

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ở đây, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Item- total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần lớn hơn 0,6.

Qua số liệu bảng 2.28 cho thấy:

Tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8.

Đồng thời các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3.

Mặt khác hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các biến như trình bàyở bảng trên bằng 0,935 là tương đối cao.

Vì vậy, có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng điều tra khi phỏng vấn đều cho ta kết quả tin cậy.

Bảng 2.28. Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra Scale

Mean if Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted Các biến phân tích

I. Về công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

1. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược, quy hoạch PTDL của tỉnh đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập và kếhoạch phát triển chung của địa phương

88,48 213,275 ,425 ,935

2. Ngành du lịch tổ chức công bố các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn kịp thời

3. Công tác xúc tiến đầu tư dựán du lịch hàng năm được quan tâm vàđạt hiệu quả

88,50 89,38

211,570 203,306

,467 ,654

,934 ,932 II. Vềthực hiện công tác xây dựng, ban

hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động của tỉnh

4. Ngành du lịch đã tổchức tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về du lịch cho doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn định kỳ, hàng năm

88,58 214,820 ,399 ,935

5. Ngành du lịch kịp thời hủy bỏ, thay thế các văn bản hết hiệu lực và triển khai các văn bản mới ban hành

88,45 216,420 ,402 ,935

6. Ngành du lịch đã tham mưu các cơ

chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận 88,44 216,667 ,383 ,935

Trường Đại học Kinh tế Huế

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted Các biến phân tích

lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

III. Vềtác tổ chức bộmáy quản lý nhà nước vềdu lịch của tỉnh

7. Tổchức bộmáy quản lý vềdu lịch của

tỉnh hiện nay là hiệu quả 88,44 210,279 ,506 ,934

8. Số lượng cán bộquản lý vềdu lịch của

tỉnh hiện nay là hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ 89,21 196,538 ,782 ,930 9. Chất lượng nguồn nhân lực làm công

tác xúc tiến, quảng bá du lịch hiện nay đảm bảo công tác phát triển du lịch của ngành du lịch

89,85 201,196 ,723 ,931

IV. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh

10. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược, kế hoạch về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

89,90 204,447 ,691 ,931

11. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý vềdu lịch được thực hiện thường xuyên

89,28 196,527 ,819 ,929

12. Việc tổ chức, đào tạo bồi dưỡng và hỗ trợbồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được thực hiện định kỳ, hàng năm

88,37 213,196 ,480 ,934

V. Công tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

13. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược dài hạn cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh

89,84 200,462 ,768 ,930

14. Các thị trường được chọn đểxúc tiến

quảng bá du lịch hàng năm là phù hợp 89,32 198,856 ,735 ,931 15. Việc phối hợp với các doanh nghiệp

triển khai hoạt động xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước đạt hiệu quả

89,28 198,515 ,750 ,930

VI. Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh TT. Huế

16. Công tác chấn chỉnh môi trường du lịch, hạn chế tình trạng độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịchở địa phương được quan tâm

89,39 209,729 ,562 ,933

17. Các văn bản, chính sách nhà nước ban

hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt 88,65 212,864 ,469 ,934

Trường Đại học Kinh tế Huế

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted Các biến phân tích

động du lịch trên địa bàn

18. Ngành du lịch đãứng dụng công nghệ

thông tin vào công tác quản lý du lịch 89,20 202,084 ,773 ,930 19. Công tác phối hợp giữa các ngành trong

việc quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn hiện nay đáp ứng được yêu cầu đặt ra

88,62 214,066 ,433 ,935

VII. Công tác hợp tác khu vực và quốc tếvềdu lịch tỉnh TT. Huế

20. Ngành du lịch liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng sản phảm du lịch đặc thù của tỉnh

88,58 214,291 ,414 ,935

21. Ngành du lịch và doanh nghiệp luôn đồng hành trong việc liên kết, hợp tác với Ngành du lịch các địa phương trong khu vực và quốc tế hỗ trợ gắn kết các doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch

88,57 214,960 ,365 ,936

22. Ngành thường xuyên tổ chức các hội thảo, đón các đoàn Famtrip nhằm kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước vềphát triển du lịch đạt hiệu quả

89,35 206,370 ,698 ,931

VIII. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

23. Ngành du lịch thực hiện thường xuyên thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch trên địa bàn

88,62 215,107 ,374 ,935

24. Công tác chấn chỉnh môi trường du lịch trên địa bàn đạt hiệu quả, nâng cao hìnhảnh công tác quản lý vềdu lịch

89,42 211,145 ,567 ,933

25. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về du lịch trên địa bàn được thực hiện nghiêm, hợp lý.

89,40 206,924 ,688 ,932

IX. Đánh giá chung

26. Công tác quản lý nhà nước vềdu lịch tại Sở Du lịch hiện nay đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển du lịch

89,28 210,562 ,459 ,935

Hstin cậy Cronbach’s Alpha toàn bộ 0,935

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.3.3. Đánh giá các nội dung điều tra có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch tại Sở Du lịch

* Về công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Qua phân tích số liệu điều tra tại bảng 2.29 dưới đây ta thấy các ý kiến đánh giá vềcông tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch giao động trên mức trung bình nhưng chưa đạt đến mức độ đánh giá tốt. Vấn đề được đánh giá tốt của các nội dung (1) và (2) lần lược là 4,09 điểm và 4,08 điểm.

Điều này cho thấycông tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tương đối tốt đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động trong kế hoạch, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Vấn đề được đánh giá thấp điểm nhất “Công tác xúc tiến đầu tư dựán du lịch hàng năm được quan tâm và đạt hiệu quả” là 3,2 điểm. Điều này cho thấy chính sách và công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều bất cập, chưa thật sự quan tâm.

Bảng 2.29.Đánh giácông tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểndu lịch

Các biến phân tích Mean Test

Value

Sig.(2-tailed) 1. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược, quy hoạch

PTDL của tỉnh đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập và kế hoạch phát triển chung của địa phương

4,09 3 ,000

2. Ngành du lịch tổ chức côngbố các chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn kịp thời 4,08 3 ,000 3. Công tác xúc tiến đầu tư dự án du lịch hàng năm được

quan tâm và đạt hiệu quả 3,20 3 ,037

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

* Đánh giá thực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động của tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.30. Đánh giá thực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động của tỉnh

Các biến phân tích Mean Test

Value

Sig. (2-tailed) 4. Ngành du lịch đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến

văn bản pháp luật về du lịch cho doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn định kỳ, hàng năm

4,00 3 ,000

5. Ngành du lịch kịp thời hủy bỏ, thay thế các văn bản

hết hiệu lực và triển khai các văn bản mới ban hành 4,12 3 ,000 6. Ngành du lịch đã tham mưu các cơ chế, chính

sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

4,14 3 ,000

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Qua phân tích số liệu điều tra tại bảng 2.30, các ý kiến đánh giá về thực hiện công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch của tỉnh thời gian qua là khá tốt, các nội dung đều đạt trên 4,00 điểm.

* Đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Qua phân tích số liệu điều tra tại bảng 2.31, các ý kiến đánh giá khá tốt về tổ chức bộ máy quản lý về du lịch của tỉnh hiện nay, đạt nội dung (7) là 4,14 điểm.

Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý của tỉnh hiện nay là chưa hợp lý, chưa đáp ứng số lượng để thực hiện nhiệm vụ, nội dung (8) là 3,37 điểm.

Bảng 2.31. Đánh giácông tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh

Các biến phân tích Mean Test

Value

Sig. (2-tailed) 7. Tổ chức bộ máy quản lý về du lịch của tỉnh hiện

nay là hiệu quả 4,14 3 ,000

8. Số lượng cán bộ quản lý về du lịch của tỉnh hiện

nay là hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ 3,37 3 ,001

9. Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xúc tiến, quảng bá du lịch hiện nay đảm bảo công tác phát triển du lịch của ngành du lịch

2,72 3 ,004

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Vấn đề được đánh giá thấp điểm nhất là nội dung (9) là 2.72 điểm. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xúc tiến, quảng bá du lịch hiện nay còn nhiều hạn chế vàchưa đảm bảo yêu cầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh

Qua phân tích số liệu điều tra tại bảng 2.32, các ý kiến đánh giá khá tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hàng năm tại nội dung (12).Việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thì chưa được thực hiện thường xuyên, nội dung (11) chỉ ở mức trung bình là 3,3điểm.

Vấn đề được đánh giá thấp điểm nhất đối với nội dung (10) là 2,68 điểm.

Cho thấyngành du lịch chưa xây dựng chiến lược, kế hoạch về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho từng giai đoạn.

Bảng 2.32. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực ngành du lịch trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế

Các biến phân tích Mean Test

Value

Sig. (2-tailed) 10. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược, kếhoạch

vềnâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 2,68 3 ,000 11. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý vềdu lịch được thực hiện thường xuyên

3,30 3 ,004

12. Việc tổchức, đào tạo bồi dưỡng và hỗtrợbồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được thực hiện định kỳ, hàng năm

4,21 3 ,000

(Nguồn:Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

* Công tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Qua phân tích số liệu điều tra tại bảng 2.33, các ý kiến đánh giá về công tác phối hợp với các doanh nghiệp và lựa chọn thị trường để xúc tiến quảng bá du lịch hàng nămgiaođộng xung quanh mức trung bình, nội dung (15) là 3,29 điểm kế tiếp là nội dung (14) là 3,25điểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.33. Công tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Các biến phân tích Mean Test

Value

Sig. (2-tailed) 13. Ngành du lịch đã xây dựng chiến lược dài hạn

cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh 2,74 3 ,006 14. Các thị trường được chọn để xúc tiến quảng bá

du lịch hàng năm hiện nay là phù hợp 3,25 3 ,015

15. Việc phối hợp với các doanh nghiệp triển khai hoạt động xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước đạt hiệu quả

3,29 3 ,005

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Vấn đề được đánh giá thấp điểm nhất là “ngành du lịch chưa xây dựng chiến lược dài hạn cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh” là 2,74 điểm. Điều này cho thấy công tác quản lý hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chưa phát huy được hiệu quả.

* Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Qua phân tích số liệu điều tra tại bảng 2.34ta thấy các ý kiến đánh giá về các nội dung liên quan đếncông tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm (16), (17), (18), (19), giao động xung quanh mức trung bình nhưng chưa đạt đến mức độ đánh giá tốt, điều này cho thấy trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch còn một số hạn chế, do vậy trong thời gian tới Sở cần có nhiều giải pháp hơn nữa để hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Bảng 2.34. Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Các biến phân tích Mean Test

Value

Sig. (2-tailed) 16. Công tác chấn chỉnh môi trường du lịch, hạn chế

tình trạng độc quyền trong hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phương được quan tâm

3,18 3 ,017

17. Các văn bản, chính sách nhà nước ban hành đã tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch trên địa bàn 3,92 3 ,000 18. Ngành du lịch đãứng dụng công nghệ thông tin vào

công tác quản lý du lịch 3,38 3 ,000

19. Công tác phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn hiện nay đáp ứng được yêu cầu đặt ra

3,95 3 ,000

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Đánh giá công tác hợp tác khu vực và quốc tế lĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua phân tích số liệu tại bảng 2.35, các ý kiến đánh giá về công tác hợp tác khu vực và quốc tế lĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giao độngmức trung bình đối với nội dung (20) là 3,99điểm và nội dung (22) là 3,22điểm. Điều này cho thấy công tác hợp tác phát triển du lịchcòn hạn chế chưa đáp ứng đượcyêu cầuhiện tại.

Vấn đề được đánh giá cao điểm nhất “ Ngành du lịch và doanh nghiệp luôn đồng hành trong việc liên kết, hợp tác với Ngành du lịch các địa phương trong khu vực và quốc tế hỗ trợ gắn kết các doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch” là 4,01 điểm. Điều này cho thấy nhiều ý kiến đồng ý mô hình liên kết hợp tác của Sở hiện nay là thuận tiện cho việcphát triển du lịch của ngành

Bảng 2.35. Đánh giá công tác hợp tác khu vực và quốc tế lĩnh vực du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Các biến phân tích Mean Test

Value

Sig. (2-tailed) 20. Ngành du lịch liên kết chặt chẽ với các doanh

nghiệp du lịch trong việc xây dựng sản phảm du lịch đặc thù của tỉnh

3,99 3 ,000

21. Ngành du lịch và doanh nghiệp luôn đồng hành trong việc liên kết, hợp tác với Ngành du lịch các địa phương trong khu vực và quốc tế hỗ trợ gắn kết các doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch

4,01 3 ,000

22. Ngành thường xuyên tổ chức các hội thảo, đón các đoàn Famtrip nhằm kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về phát triển du lịch đạt hiệu quả

3,22 3 ,004

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

* Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế

Qua phân tích số liệu điều tra tại bảng 2.36, các ý kiến đánh giá về công tác công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh giao động xung quanh mức trung bình nhưng chưa đạt đến mức độ đánh giá tốt. Vấn đề được đánh giá cao nhất đạt trên giá trị trung bình là nội dung (23) 3,96 điểm kế tiếp là nội dung

Trường Đại học Kinh tế Huế