• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác sử dụng các nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa Thành phố

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

2.3. THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA

2.3.4. Công tác sử dụng các nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa Thành phố

Tổng hợp các nguồn thu nhận thấy: các nguồn thu của bệnh viện tăng đều qua các năm,tỷlệ tăng cao nhất là nhóm thu viện phí và BHYT, đây cũng là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu. Nguồn thu này chủ yếu chi cho công tác chuyên môn phục vụ người bệnh như mua thuốc, hóa chất, dịch truyền,vật tư trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. Đồng thời,tăng nguồn thu này cũng là cơ sở để bệnh viện phát triển tiến tới hạch toán tự chủ kinh phí hoàn toàn theo chủ trương của Nhànước, Bộ Ytế.

Bảng 2.7: Tổng hợp các nguồn thu của giai đoạn năm2015-2017 ĐVT: triệu đồng

Nguồn thu

2015 2016 2017 So sánh (%)

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2016/2015 2017/2016 - NSNN 73.866 32,42 89.996 34,13 87.933 30,13 121,84 97,71 - Thu BHYT

- Thu viện phí

94.255 47.798

41,37 20,98

110.186 51.886

41,79 19,68

133.600 55.133

45,79 18,89

116,90 108,55

121,25 106,26 - Thu khác 11.887 5,21 11.576 4,39 15.087 5,17 97,38 130,33 Tổng số 227.806 100 263.644 100 291.753 100 115,73 110,66 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm2015, 2016, 2017 củaBệnh viện) 2.3.4. Công tác sửdụng các nguồn tài chính của Bệnh viện đa khoa Thành phố

Qua bảng2.8 cho thấy:

Chi cho con người (Thanh toán cá nhân)-thuộc nhóm chi I: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thuộc nguồn vốn NSNN là nhóm tiền lương và phụ cấp theo lương cho CBCCVC bệnh viện, cụ thể năm 2015 chiếm 33,95%, năm 2016 chiếm 42,24% và năm 2017 đã tăng lên 63,14%. Nhóm chi nàytăng nhanh qua cácnăm nguyên nhânlà do hệ số lương củacán bộ được xếp theo thang lương ngạch bậc nên tổnghệ số năm sau sẽ cao hơn năm trước,phụcấp ưu đãi nghề của ngành tăng.

Chi quản lýhành chính-thuộc nhóm chi II: chiếm tỷ trọng khoảng gần 4% đến 7,5% thuộc nguồn vốn NSNN, nội dung chủ yếu là chi thanh toán dịch vụ công cộng như điện, nước, xăng dầu, thông tin tuyên truyền liên lạc và công cụ dụng cụ quản lý phục vụ cho công tác hành chính. Theo xu hướng chung tỷ trọng chi quản lý phải ngày tiêu cho bộ máy hành chính.

Bảng 2.8: Tình hình thực hiện chi NSNN tại Bệnh viện giai đoạn năm2015-2017

ĐVT: triệu đồng

Nộidung

2015 2016 2017 So sánh %

Giá trị Tỷ lệ

% Giá trị Tỷ lệ

% Giá trị Tỷ lệ

%

2016/

2015

2017/

2016 1 Chi thanh toán

cá nhân

24.000,5 33,9 36.580,4 42,2 52.528,5 63,1 152,4 143,6

2 Chi quản lý hành chính

2.221,3 3,1 3.286,4 3,7 6.082,6 7,3 147,9 185,0

3 Chi nghiệp vụ chuyên môn

31.531,7 44,6 26.743 30,8 3.288,8 3,9 84,81 12,3

4 Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ

12.938,3 18,3 20.000 23 21.300 25,6 154,5 106,5

Tổng cộng 70.692 100,00 86.610 100,00 83.200 100,00 122,52 96,06 (Nguồn: Báo cáo thu-chi NSNN năm2015, 2016, 2017 của Bệnh viện)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.9: Tổng hợp thực hiện chi từ nguồn viện phí, BHYT và thu khác tại Bệnh viện giai đoạn năm2015-2017

ĐVT: triệu đồng

STT Nội dung

2015 2016 2017 So sánh %

Giá trị Tỷ lệ

%

Giá trị Tỷ lệ

%

Giá trị Tỷ lệ

%

2016/

2015

2017/

2016 1 Chi thanh toán cá

nhân 39.635,6 25,75 30.250,7 17,42 19.275,2 9,46 76,3 63,72 2 Chi quản lý hành

chính 9.161,5 5,95 10.648,6 6,13 13.708,4 6,73 116,2 128,73 3 Chi nghiệp vụ

chuyên môn 76.452,4 49,66 91.458,6 52,67 128.001,1 62,80 119,6 139,96 4 Chi mua sắm, sửa

chữa TSCĐ,TTB 4.802,7 3,12 11.860,7 6,83 11.293,9 5,54 246,9 95,22 5 Chi tiền lương

tăng thêm 5.699,1 3,70 13.885,2 8,00 19.123,1 9,38 243,6 137,72 6 Chi trích lập các

quỹ sự nghiệp 18.188,4 11,82 15.543,9 8,95 12.418,1 6,09 85,4 79,89 Tổng

cộng 153.940 100,00 173.648 100,00 203.820 100,00 112,80 117,38 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm2015, 2016, 2017 của Bệnh viện) Chi nghiệp vụ chuyên môn-thuộc nhóm chi III: đây là khoản chi quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao vào năm 2016 và 2015 với tỷ lệ lần lượt là 44,6% và 30,88%, trong đó khoản mục chi chủ yếu là mua thuốc, hóa chất, vật tư y tế (chiếm 85%-95% tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn). Ngoài ra là một số khoản chi khác: mua sắm trang thiết bị chuyên dùng (không phải là tài sản cố định), mua bán, in ấn tài liệu chuyên môn. Tuy nhiên đến năm2017 khoản chi này chỉ còn chiếm tỷ lệ gần 4%,

Trường Đại học Kinh tế Huế

nguyên nhân là do cho nhóm chi cho con người là lương và phụ cấp theo lương ngày càng tăng lên, vì vậy chi cho công tác chuyên môn chủ yếu được bổsung từ nguồnthu viện phí và BHYT củaBệnh viện.

Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định-thuộc nhóm chi IV: Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới được Tỉnh, Sở Y Tế quan tâm, ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Số kinh phí đầu tư cho nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lớn nhà cửa, buồng bệnh và mua sắm mới TSCĐ hàng năm không ngừng tăng lên và chiếm từ 18% đến 25% tổng chi trong kinh phí do NSNN cấp.

Sử dụng nguồn viện phí, bảo hiểm y tế và nguồnkhác

* Nguồn viện phí, bảo hiểm y tế

Ngoài nguồn NSNN cấp hàng năm và chỉ đáp ứng được khoảng 35%-40%

tổng chi các hoạt động, nên Bệnh viện chủ yếu dựa nguồn kinh phí thu được từ viện phí và BHYT. Hàng năm, Bệnh viện được bổ sung một khoản kinh phí hoạt động khá lớn từ nguồn thu viện phí, BHYT. Đây là nguồn thu sự nghiệp thường xuyên đáp ứng phần lớn cho công tác khám chữa bệnh của bệnh viện, được lập kế hoạch sử dụng như sau:

+ 50%-65% được sử dụng để bổ sung kinh phí mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao, dụng cụ y tế kể cả quần áo chăn màn, giường chiếu và vật tư mau hỏng rẻ tiền phục vụ cho người bệnh kịp thời.

+ 20%-25% chi thanh toán cá nhân, tiền lương thu nhập tăng thêm cho CBCCVC và chi khen thưởng cho cán bộ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phục vụ khám chữa bệnh.

+ 10%-15%chi quản lý hành chính và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị chuyên môn, TSCĐ.

+ 5%-10% trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp có thu.

Nguồn viện phí và BHYT được chi theo đúng quy định của Nhà nước, của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngành và được điều tiết chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện, trong đó chủ yếu chi cho công tác chuyên môn và một phần để chi thanh toán cá nhân, khen thưởng cho người lao động và trích lập các quỹ sự nghiệp theo quy định.

* Nguồn thu khác

Ngoài ra nguồn thu khác của Bệnh viện còn có: Thu đào tạo y tế xã hội hóa, thu khám ngoại viện, thu liên doanh liên kết, dịch vụ khoán trông giữ xe, quầy quán, căng tin, dịch vụ vận chuyển bệnh nhân. Nguồn thu này, sau khi đã tính trích chi phí trực tiếp và nộp thuế theo quy định Bệnh viện được phép bổ sung toàn bộ vào nguồn kinh phí hoạt động.

2.3.5 . Công tác quản lý tài sản tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Đồng Hới Vấn đề quản lý tài sản của bệnh viện được thực hiện theo đúng Quy địnhcủa Nhànướchiện hành.

Bảng2.10: Tình hình Tài sảntạitại Bệnh viện giai đoạn năm 2015-2017

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh (%)

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2016/2015 2017/2016 Nguyên

liệu, vật liệu

8.898

7,0

6.011

4,3

5.482

3,5

(32,45) (8,81) Công cụ,

dụng cụ 258 0,2

232 0,16

255 0,16

(10,08) 9,91 Sản phẩm,

hàng hóa 115 0,1

131 0,1

70 0,05

13,91 (46,56)

Hàng hóa 115 0,1 131 0,1 70 0,05 13,91 (46,56)

TSCĐ hữu

hình 117.704

92,7 131.547

95,37 147.495

96,21 11,76 12,12

Tổng Tài

sản 126.975 100

137.921 100

153.302 100

8,62 11,15 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 của Bệnh viện)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng tổng hợp 2.10 ta thấy tình hình tài sản của bệnh viện có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2016 tăng 8,62% so với năm 2015, năm 2017 tăng 11,15% so với năm2016.

Về tình hìnhTSCĐ hữu hình, năm 2016, bệnh viện ngoài việc mua sắmthêm máy móc thiết bị (tổng giá trị gần 17 tỷ đồng), đồng thời thanh lý một sốmáy móc thiết bị không sử dụng trị giá 1.147 triệu đồng, nên tăng 11,76% so với năm 2015.

Năm2017, Bệnh viện tiếptục mua sắmmáy móc thiếtbị, phươngtiện vận tải (tăng 42 tỷ đồng) và cũng thanh lý những máy móc đã lạc hậu làm tổng TSCĐ hữu hình giảm gần 8 tỷ đồng, nên năm2017 cũng tăng 11% so với năm 2016. Nguyên nhân là do DVKT y tếngày càng hiện đại đòi hỏiphảimua sắm thiếtbị máy móc phụcvụ công tác chuyên môn,đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của ngườidân, mục đích đem lại lợi ích cao nhất cho ngườibệnh, phát triển nâng cao niềmtin cho các đối tượng đếnkhám chữa bệnh.

Các khoản mục khác chỉ có những thay đổi không đáng kể như nguyên vật liệu phục vụ công tác chuyên mônnăm 2016 giảmgần 32% so với năm 2015, năm 2017 giảmgần8% so với năm2016.

Như vậytrong thời gian (2015- 2017), Bệnh viện chú trọng đầu tư vàoTSCĐ hữu hình, đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Việc đầu tư này góp phần làmtăng đángkểcho tài sản dài hạncủabệnhviện.