• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

2.2. TỰ CHỦ, PHÂN CẤP QUẢN LÝ Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ

Kế toán viện phí kiêm kế toán dược: Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu viện phí, bao gồm cả các khoản thu BHYT, các khoản thu sự nghiệp, thu dịch vụ khác phát sinh tại đơn vị. Tính toán chính xác và đầy đủ tình hình mua vào và tổng nguồn xuất ra của tất cả các loại dược phẩm và các loại y dụng cụ.

Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thu, chi bằng tiền mặt và chuyển khoản.Cuối ngày phải có số liệu tiền mặt còn tồn quỹ để đối chiếu với thủ quỹ. Tính toán chính xác, kịp thời các khoản thanh toán với người lao động, khách hàng, người bán.

Kế toán vật tư, TSCĐ: Chịu trách nhiệm tính toán, phản ánh kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tất cả các loại tài sản, vật tư trong kho trên các mặt: số lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.

Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt thực tế tại bệnh viện, thực hiện việc kiểm tra quỹ, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo quy định.

Thu ngân ngoại trú và thu ngân nội trú chịu trách nhiệm thu tiền trực tiếp từ bệnh nhân như phí khám bệnh, phí thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp X quang, siêu âm, điện tim…), tiền điều trị nội trú.

Bệnh viện sử dụng phần mềm kế toán “Quản lý Bệnh viện” được thiết kế riêng bởi chuyên gia phần mềm kế toán. Chương trình phần mềm được quan tâm đầu tư giúp cho việc thu thập và xửlý thông tin nhanh chóng, nhưng phần mềm mang tính chất riêng lẻvà chủyếu phục vụcho công tác thu viện phí.

Mọi chứng từ phát sinh được tập trung tại bộ phận kế toán. Các kế toán viên tiếp nhận chứng từ theo từng phần hành cụ thể, kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ và lập chứng từ kế toán trình kế toán trưởng xem xét, ký duyệt từ lãnhđạo và sau đó chứng từ sẽ được lưu đến cuối kỳ kế toán.

2.2. TỰ CHỦ, PHÂN CẤP QUẢN LÝ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH

ĐKTP Đồng Hới, Bệnh viện đãđề ra phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính, về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vịthực hiện và Kho bạc nhànướcthựchiệnkiểmsoát chi.

* Nhiệm vụ: Bệnh viện ĐKTP Đồng Hới là đơn vị SNCL có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, trực thuộcthành phố Đồng Hới. Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong việc thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện và thực hiện công khai tài chính theo quy định. Bệnh viện được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, điều trị phục hồi chức năng…

* Tổ chức bộ máy, biên chế

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao và triển khai các hoạt động như nêu trên, Bệnh viện tổ chức bộ máy hoạt động như sau(Theo Thuyết minh BCTC năm 2017):

+ Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc phụ trách chuyên môn

+ Khoa, phòng cụ thể là: Khoa Khám bệnh, KhoaYHCT -Phục hồi chức năng, Khoa truyền nhiễm, Khoa nhi, Khoa nội tổng hợp , Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Tổ chức –Hành chính, Phòng Kế toán…

+ Tổng số cán bộ công nhân viên và lao động hợp đồng: 425 người, trong đó 225 người trong biên chế 125 người hợp đồng, thử việc với 75 nhân viên y tế hợp đồng.

* Về dự toán thu, chi:

Đơn vị thực hiện khá tốt dựa vào hướng dẫn tại thông tư số 71/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính. Áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Theo đó, mọi nguồn thu và nhiệm vụ chi của Bệnh viện dựa trên dự toán phối hợp với NSNN của tỉnh để thực hiện.

Căn cứ vào các văn bản và thông tư của Nhà nước, Bệnh viện tiến hành xây dựng dự toán NSNN, tổng hợp dự toán. Bệnh viện sẽ chủ động xây dựng phương án phân bổ và triển khai thực hiện dự toán ngân sách hàng năm theo đúng chủ trương, chính sách, chế độ, định mức quy định của Nhà nước; công tác quản lý, cấp phát, thanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Điều đó góp phần phát huy tính chủ động cho các đơn vị, giảm bớt các thủ tục trong khâu cấp phát kinh phí và tăng cường công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán của Bệnh viện.

Bệnh viện ĐKTP Đồng Hới thực hiện chế độ tự chủ tài chính trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ NSNN và phần còn lại do đơn vị tự trangtrải (Nghị định 43/2006/NĐ-CP) cụ thể:

- Được thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện và sử dụng thu nhập do dịch vụ này mang lại để nâng cao đời sống cán bộ nhân viên Bệnhviện. Từ năm 2015, Bệnh viện đưa vào hoạt động khu nhà điều trị mới, bổ sung thêm 50 giường bệnh (nâng công suất lên thành 417giường điều trị). Bên cạnh việc mở rộng quy mô, Bệnh viện cũng đã triển khai được thêm nhiều kỹ thuật điều trị mới, như phục hồi chức năng, chụp X-Quang Kỹ thuật số... Số bệnh nhân đến khám, điều trị cũng tăng cao. Các khoản chi thường xuyên như tiền lương, các khoản phụ cấp, điện, nước, vệ sinh môi trường, chi phí nghiệp vụ chuyên môn... cũng tăng so với năm trước.

- Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và số tiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn NSNN được phép sử dụng tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị.

- Ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn được phép vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng chưa bao quát hết những nội dung chi hoạt động của các đơn vị, chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính. Việc chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ còn chưa nghiêm, thiếu sự tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy chế để kịp thời phát hiện sai sót và bổ sung, hoàn chỉnhcho phù hợp với thực tiễn hoạt độngcủa đơn vị.

Để nâng cao tính tự chủ của Bệnh viện đòi hỏi phải có một sự biến đổi lớn trong nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Bệnh viện. Khác với trước đây, công việc của người lãnh đạo chỉ quan tâm đến điều hành công tác chuyên môn thì đến nay khi được giao quyền tự chủ toàn diện về tổ chức bộ máy,

Trường Đại học Kinh tế Huế

biên chế, tài chính, lãnh đạo của Bệnh viện phải có trách nhiệm với việc tạo ra nguồn thu cho đơn vị, nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản, giảiquyết hài hòa vấn đề phân phối thu nhập để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên… Theo đó, trách nhiệm của Phòng Kế hoạch- tài chính cũng nâng lên một bước để đáp ứng yêu cầu là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo đơn vị. Ngoài ra, sự chủ động trong việc khai thác nguồn thu ở Bệnh viện cũng là điềutài chính cần quan tâm

2.2.2. Phân cấp quản lýởBệnh viện

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao mô hình quản lý của Bệnh viện được phân cấp như sau:

Bảng 2.1. Phân cấp quản lý của các Khoa, Phòng Khoa,

Phòng Chức năng Phân cấp quản lý

Phòng Tổ chức –Hành chính

Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác hành chính quản trị trong Bệnh viện

1. Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong Bệnh viện theo kế hoạch đãđược phê duyệt, đảm bảo đầy đủ, đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.

2. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng để trình Giám đốc Bệnh viện duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả, chống thất thoát lãng phí.

3. Tập hợp Bảng chấm công của tất cả các Khoa, Phòng

Phòng Kế hoạch – Tài chính

Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về:

• Kế hoạch hoạt động của

các Khoa Phòng

• Đôn đốc, kiểm tra thực hiện quy chế bệnh viện

• Tổ chức chỉ đạo công tác

1. Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các Khoa Phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện và các cơ quan có liên quan

2. Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ

sơ bệnh án

3. Tổng hợp và thống kê các phơi Bảo hiểm y tế gửi Phòng Kế toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khoa,

Phòng Chức năng Phân cấp quản lý

nghiệp vụ chuyên môn bệnh viện

4. Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiết bị thông dụng của Bệnh viện.

Phòng Kế toán - Tài vụ

Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc mà trực tiếp là bác sĩ Giám đốc bệnh viện.

1. Lập dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hằng năm, tính toán và phân bổ định mức chi tiêu cho các mặt hoạt động của Bệnh viện.

2. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, kiểm tra tình hình thu – chi tài chính trong Bệnh viện về các hạng mục như mua sắm, sửa chữa …

3. Tính toán và chi trả lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ về BHYT, BHXH cho cán bộ, công nhân viên.

4. Định kỳ thực hiện các báo cáo tài chính như:

Quyết toán kinh phí hoạt động, báo cáo tổng hợp kiểm kê tài sản hằng năm, báo cáo thu nộp tiền mặt, hạn mức kinh phí, tiền gửi ngân hàng, báo cáo thu viện phí và thanh toán BHYT … 5. Tổ chức và quản lý công tác thu viện phí, BHYT, yêu cầu và các nguồn dịch vụ.

Khoa Dược

Chịu sự lãnh đạo của Phó giám đốc chuyên môn

1. Lập kế hoạch, cung ứng và đảm bảo đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế có chất lượng kịp thời phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị, khám chữa bệnh và các yêu cầu chữa bệnh khác 2. Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng các thuốc, hóa chất và y cụ tại khoa dược và tại các khoa cận lâm sàng. Lập báo cáo tình hình sử dụng các loại thuốc, hóa chất và y cụ của từng khoa phòng chuyển phòng tài vụ làm cơ sở quyết toán.

3. Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế sử dụng trong Bệnh viện.

Khoa Chịu sự lãnh đạo của Phó 1. Lập hồ sơ bệnh án cho các bệnh nhân nội,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khoa,

Phòng Chức năng Phân cấp quản lý

Khám bệnh, Nhi,Nội, PHCN…

giám đốc chuyên môn ngoại trú, chuyển các phơi Bệnh nhân BHYT, NSNN, chương trình, dự án về Phòng Kế hoạch –tài chính

2. Dự trù về số lượng thuốc, vật tư y tế cần dùng để Khoa Dược tổng hợp

(Nguồn: Báo cáo phân cấp quảnlý từ phòng Kế hoạch –Tài chính) Giữa các phòng, các khoa có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó, đứng trên góc độ quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có thể thấy, mỗi bộ phận đều có phát sinh các khoản thu, chi đòi hỏi đơn vị phải tổ chức, quản lý và kiểm soát chặt chẽ để không ngừng mở rộng nguồn thu với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thu đó.

Nhìn chung, Ban giám đốc tại Bệnh viện đã có một số nhìn nhận về quản trị nội bộ Bệnh viện trong giai đoạn mới. Sự phân cấp quản lý tại Bệnh viện đã hình thành nên các giới hạn và phạm vi về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ cụ thể mỗi bộ phận. Bệnh viện đã tiến hành phân chia quyền hạn để tổ chức quản lý tại các khoa, phòng, tuy nhiên chưa đề ra các chỉ tiêu để đánh giá việc thực hiện công việc tại các khoa phòng dẫn đến việc đánh giá trách nhiệm là rất khó khăn.

2.3. THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN