• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa

Thứ ba, phải nâng cao được đời sống cho cán bộ công chức viên chức bệnh viện để cán bộ yên tâm công tác, trau dồi nghiệp vụ và y đức chăm sóc, phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.

Thứ tư, phải đưa bệnh viện trở thành đơn vị tự chủ tài chính ở mức trên 80 % kể từ sau năm 2020.

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện

thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng nămcũng nhưquảnlý dựánđầu tư để đẩynhanh tiến độgiảingân.

Bệnh viện có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện khám chữa bệnh để thu hút người bệnh sử dụng các dịch vụ y tế. Cụ thể là:

Giá chi trả theo từng loai dịch vụ:giá cả được hình thành trên cơ sở các chi phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng theo tùng mục (khám bệnh, thuốc, can thiệp).

Giá dịch vụ trọn gói: là việc người sử dụng trả như nhau cho một loại hình khám chữa bệnh nào đó mà không cần quan tâm tới diễn biến của quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Thực chất của việc định giá này là người cung cấp dịch vụ đã xácđịnh tương đối chuẩn chi phí cần thiết và giá này cao hơn giá trị trung bình cần thiết.

Định giá từng ngày: đó là việc định giá cố định cho một ngày nằm viện dựa trên chi phí của một ngày.

Bệnh viện cần xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cư và bệnh nhân thông qua các giải pháp cụ thể sau:

- Thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc khảo sát tình hình bệnh tật còn tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khả năng chi trả tài chính cho dịch vụ ytế.

- Thành lập hội đồng khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng.

- Quảng cáo và mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: KCB tại nhà (mô hình bác sĩ gia đình), KCB theo yêu cầu từng dịchvụ.

Tăng cường nguồn thu từ sự nghiệp

Nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất cùng với đầu tư phát triển cho bệnh viện. Tập trung tăng nguồn thu sự nghiệp tức là bệnhviện đã chủ động trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, mở rộng đa dạng hóa dịch vụ cung cấp. Kết quả là chất lượng dịch vụ cung cấp được nâng cao,người sử dụng dịch vụ được phục vụ tốt hơn và thu hút được nguồn thulớn hơn. Từ đó cần thực hiện giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đối với nguồn thusự nghiệp, bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cáchtăng cường huy động sự đóng góp của người dân đến KCB.

Cụ thể: Đóng góp của bệnh nhân thể hiện dưới hình thức viện phí và BHYT.

Đây là nguồn chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện.

Để nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh, về nguồn thu từ BHYT, Bệnh viện cần nghiêm túc thực hiện theo qui định của cơ quan BHXH nhằm hạn chế phần chi phí bị xuất toán do các khâu thủ tục hành chính hay những lý do chủ quan khác. Về nguồn thu từ viện phí,bệnh viện cần mạnh dạn áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám bệnh theo yêu cầu, để tăng nguồn thu viện phí trong điềukiện chính sách giá viện phí còn thấp so với giá chi phí vật tư tiêu hao thực tế (yêu cầuvề thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa chọn bác sĩ…). Người bệnh có nghĩa vụ chi trả chi phí khám chữa bệnh cho mình,vì vậy bệnh viện cần phải nâng mức thu phí để có thể bù đắp chi phí thường xuyên.

Bệnh viện cần có biện pháp kiểm soát việc thanh toán viện phí, tổng hợp chính xác, thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát trong quá trình tổng hợp chi phí để đảm bảo nguồn thu từ viện phí và BHYT. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế.

Muốn đạt được mục tiêu trên, bệnh viện cần phải:

Thứ nhất, thực hiện thu tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Chẳng hạn: tất cả các bệnh nhân đến KCB (trừ các trường hợp cấp cứu) được tiếp đón tại “Phòng tiếp đón”. Tại đây, các bác sĩ, y tá sẽ tiếp đón bệnh nhân, hỏi về yêu cầu KCB, tình trạng bệnh tật...và tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa chuyên sâu cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho bệnh viện. Đối với bệnh nhân khám dịch vụ cần nhanh chóng, thuận tiện và tránh các KCB không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN.

Thứ hai, có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ... Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại bệnh viện trong ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ ba, để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ,bệnh việncần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến KCB, bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian KCB, lựa chọn bác sĩ, yêu cầu về hình thức KCB...).

Cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế cung cấp để làm tăng uy tín và tăng tính cạnh tranh với các cơ sở y tế tư nhân, từ đó có thể thu hút được nguồn thu cho bệnh viện. Không ngừng đa dạng hóa và mở rộng hơn nữa các loại hình hoạt động cung ứng dịch vụ của bệnh viện, từ đó thu hút nhiều người tham gia, sử dụng các dịch vụ màbệnh viện cung cấp nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo thêm được nguồnthu nhập cho đơn vị trên cơ sở vật chất và nguồn lực hiện có.

Tổ chức việc tham khảo tiếp thu phản hồi từ phía người sử dụng dịch vụ y tế (bệnh nhân), để hạn chế, cải thiện những điểm không phù hợp và tăng cường các dịch vụ tiện ích nhằm đem lại sự hài lòng cho người sử dụng dịch vụ vàphát triển hoạt động chuyên môn cho bệnh viện.

Giải pháp sử dụng nguồn thu

Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ Bệnhviện Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kếtoán. Mỗi ngân sách chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí. Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Thứhai, quy chếchi tiêu nộibộ đượccông khai thảo luậntrong Bệnhviện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiên chi nghiệpvụ để đảmbảo chất lượngchuyên môn.Tăng thu,tiết kiệmchi hành chính và tổ chức, phân công laođộng cho hợplý và có hiệuquả.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện theo một quy trình thống nhất Bước 1: Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựatrên:

+ Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.

+ Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu quả mục tiêu đề ra của Bệnh viện. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.

Bước 2: Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản “không tiên lượng trước”-quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của Nhà nước thay đổi.

Thực hiện khoán tại một sốkhoa trong bệnh viện

Thựchiệnkhoán quảncó nghĩalà Bệnh việnchỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồntài chính vẫn do bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giaocho các Khoa, phòng nhậnkhoán mộtmứckhoán. Nếu vượtquangưỡngkhoánđóthìđơnvịnhậnkhoánđược thưởngtheo mứctrong khung quyđịnhcủaNhànước được thưởng29% tổngsốthu.

Trích lập và sử dụng các quỹ một cách hợp lý

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tiến hành phân bổ các nguồn thu cho các hoạt động của bệnh viện một cách hợp lý và sử dụng có hiêu quả các nguồn thu đó.

Đặc biệt là các nguồn quỹ về phúc lợi nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn bệnh viện.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế toán chuyên trách có phẩm chất tốt, nghiệp vụ chuyên môn vững

Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ làm công tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách, có nghiệp vụ tài chính kế toán và có tính trách nhiệm cao cần được xem như một nhiệm vụ then chốt trong việc hoàn thiện quản lý tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các công việcsau:

- Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính kếtoán của Bệnh viện, trên cơ sở đó tiến hành tuyển dụng, sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính trong bộ máy quản lý bệnh viện theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.

- Đánh giá đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong bộ máy tài chính kế toán của Bệnh viện cả về trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Kết quả phải được thông báo cho các đối tượng và là cơ sở để tiến hành công tác đào tạo, trả lương, thưởng, bố trí, đềbạt.

- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức:

tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về chính trị, phẩm chất đạo đức, trìnhđộ chuyên môn và năng lực thựctiễn.

Tăng cường cơ sở vật chất, hoàn thiện và đưa tiếnbộ công nghệ thông tin vào quản lý tài chính Bệnhviện

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đưa vào ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đềsau:

- Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thaythế.

- Hiện đạihóa trang thiếtbị làm việclà cung cấp đầy đủ trang thiếtbị cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chínhnhư: phươngtiện đilại,máy vi tính theohướngtiếtkiệm,hiệuquả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cườngquản lý tài chính bằng cáchthựchiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việcxây dựng và hoàn thiện hệ thống mạngnộibộquảnlý tổngthểbệnhviện,cảitiếnphầnmềmkếtoánđangdùng.

Giải pháp về quyếttoán

Mục tiêu của giải pháp nhằm cân đối lại bảng thu-chi tài chính của bệnh viện, giữ vững cán cân thu-chi, tăng chi hữu hiệu và tránh lãng phí.

Căn cứ dựa trên các hoạt động tài chính của bệnh viện trong năm thông qua các chứng từ kế toán-những minh chứng bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi số liệu ghi vào sổ kế toán bắt buộc phải được chứng bằng chứng từ kế toán hợp pháp, hợplệ.

Do vậy, sau mỗi kỳ, phòng Tài chính kế toán cần lập bảng cân đối các tài khoản (nợ-có), thu-chi, các báo cáo quyết toán các nguồn tài chính trình Lãnh đạo bệnh viện. Tiếp tục và phát huy các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quyết toán, sử dụng các phần mềm kế toán nhằm đơn giản hóa công việc mà vẫn đạthiệuquả cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ Kết Luận

Nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công là một việc rất cần thiết và tất yếu cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Bệnh viện, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội hiện nay. Bên cạnh việc ban hành các chính sách đổi mới cơ chế, việc ra đời của các chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thì việc sửa đổi và hoàn thiện dần công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ trong các Bệnh viện công lập là một điều không thể tránh khỏi nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính ngày càng tốt hơn.

Qua nghiên cứu lý luậnvà khảo sát thực trạng công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới, luận văn đã hoàn thành được các nội dung chính sau:

Thứ nhất, bổ sung một số lý luận về công tác quản lý tài chính cũng như những đặc điểmvề cơ chế quản lý của các đơn vị SNCLcó thu.

Thứ hai, thực trạngquản lý tài chínhtheo hướng tự chủ tại bệnh viện, đặc biệt là tình hình thu – chi, tình hình tài sản, quyết toán đã được luận văn phân tích và nêu rõ.

Thứ ba, từ nghiên cứu lý thuyết và thực trạng công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện, luận văn đãđề xuất những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý tài chính, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả để đưa bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới hướng tới là một đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn.

Kiến nghị

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, do khả năngvà trình độ có hạn, do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên nội dungluận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn thực sự mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn từ các thầy, cô giáo; Trong những hướng nghiên cứu tiếp theo, tác giả mạnh dạn có nhứng kiến nghị như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiến nghị với Chính phủ

Để việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính trong các đơn vị SNCL đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới Chính phủ cần sớm sửa đổi, bổ sung, ban hành các chế độ chính sách hướng dẫn về việc giao quyền tự chủ để tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện đồng bộ, đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính;

đồng thời có các quy định cụ thể hơn về thực hiện quyền tự chủ trong từng nội dung, từng lĩnh vực để việc thực hiện thuận lợi và hiệu quả.

Để phù hợp với tình hình hiện nay thì cần có quy định, hướng dẫn cụ thể các chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao kết hợp với đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí hàng năm để có cơ sở xem xét giao dự toán thu chi NSNN cho các năm tiếp theo.

Đổi mới chính sách và hình thức đối với nguồn thu sự nghiệp, cụ thể là viện phí.Ban hành Nghị định mới về giá viện phí, sửa đổi chế độ thu viện phí theo hướng tínhđúng, tính đủ các chi phí cung cấp dịch vụ y tế. Giảm viện phíđối với tuyến y tế cơ sở, như vậy, người dân được khám chữa bệnh trong môi trường đảm bảo công bằng, đồng thời làm tăng nguồn thu sự nghiệp cho các BVCL.

Các văn bản, chế độ quy định định mức chi tiêu đối với các BVCL còn nhiều bất cập như: chính sách thu một phần viện phí, các quy định về chi tiêu công tác phí, hội nghị phí... Vấn đề đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nói chung, trong các bệnh viện công lập nói riêng. Cụ thể là xây dựng một “khung định mức chuẩn” (có tính đến yếu tố đặc thù của mỗi ngành) để các bệnh viện căn cứ vào đó để xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp với mình nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý.

Kiến nghị với Bộ Y tế

Đối với các bệnh viện cần phải thực hiện mạnh hơn việc chuyển đổi sự hỗ trợ NSNN từ cơ sở cung ứng dịch vụ sang hỗ trợ cho người sử dụng dịch vụ thông qua quỹ BHYT và quỹ hỗ trợ KCB đối với những người khó khăn đột xuất khi KCB với chi phí cao mà người bệnh không có khả năng chi trả. Như vậy các bệnh việnphải tính đủ giá dịch vụ và thu đủ nhằm phục hồi chi phí đồng thời nâng cao chất lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế